về nội dung, phương thức nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở nước ta hiện nay
Hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục những mơn nghệ thuật chuyên ngành trong nhà trường nghệ thuật có nhiều bất cập. Thể hiện ở các mặt sau đây:
Nội dung chương trình đào tạo :
Từ trước đến nay, chương trình đào tạo ở các nhà trường nghệ thuật được xây dựng như sau: dựa trên cơ sở các chương trình khung của Bộ GD&ĐT ban hành cho các trường nghệ thuật, nhà trường thành lập Hội đồng khoa học – đào
tạo cấp trường và các khoa chuyên môn. Hội đồng khoa học – đào tạo thực hiện các bước xây dựng và phát triển chương trình đào tạo như: phân tích tình hình, xác định mục tiêu, thiết kế chương trình, tổ chức biên soạn và đánh giá nghiệm thu. Tham gia xây dựng chương trình đào tạo là những cán bộ, giảng viên của nhà trường có trình độ lâu năm trong nghề nghiệp. Bên cạnh đó cịn có tư vấn tích cực của các nghệ sỹ, nhà quản lý, nhà khoa học… là những chuyên gia đầu ngành đang công tác ở các hội nghề nghiệp như Hội nghệ sỹ sân khấu, Hội Điện ảnh, Hội nghệ sỹ Nhiếp ảnh… hoặc ở các hãng phim, nhà hát, truyền hình… Tuy nhiên, vấn đề tồn tại lớn nhất hiện nay ở các trường nghệ thuật là chưa chú trọng đến việc mời các nhà tuyển dụng lao động tham gia xây dựng chương trình. Chính vì thế có tới 58% giảng viên nghệ thuật được khảo sát cho biết nội dung đào tạo trong nhà trường còn nhiều điểm chưa phù hợp để đáp ứng được yêu cầu nâng cao hơn nữa năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên trong thời đại mới hiện nay (bảng phụ lục 9). Trên thực tế, mặc dù có sự đổi mới trong chương trình đào tạo song chương trình đó vẫn chưa được cập nhật, có nhiều môn mà kiến thức khơng cịn phù hợp với u cầu mới, hoặc có một số bộ mơn rất cần thiết cho sự phát triển năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên nghệ thuật thì chỉ được giảng dạy với một số tiết rất khiêm tốn.
Yêu cầu cần phải tăng cường các môn học về các kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên nói chung, sinh viên nghệ thuật nói riêng là u cầu rất chính đáng, bởi vì sinh viên nghệ thuật học để chuẩn bị một nghề cho tương lai, rất cần phải học và nắm bắt các kiến thức để chuẩn bị cho cuộc sống sau khi ra trường, đối diện và giải quyết các vấn đề mà thực tế nghề nghiệp sẽ đặt ra, tìm cách xây dựng một cuộc sống thực sự xứng đáng với mong muốn của mình. Tuy nhiên, có rất nhiều những kỹ năng nghề nghiệp sinh viên không được giảng dạy khi đang theo học trong trường. Ví dụ như những cách thức, kỹ năng cần thiết đối với một đạo diễn như đi tìm nguồn đầu tư cho dự án phim, thuyết trình về dự án phim của mình trước các nhà đầu tư... Thiếu thực tế trong đào tạo không chỉ là vấn đề riêng của
các cơ sở đào tạo điện ảnh, mà các chuyên ngành nghệ thuật khác cũng ở tình trạng tương tự. Trong chuyên ngành biên kịch sân khấu, sinh viên được học rất kỹ về những mơ-típ kịch bản có sẵn và các bài tập phải làm là những kịch bản tóm tắt mà kết cấu của nó càng giống các mơ-típ sẵn có bao nhiêu thì càng được thầy cơ đánh giá cao bấy nhiêu. Các diễn viên tương lai cũng không khác là bao khi phải báo cáo tốt nghiệp bằng những vai diễn theo đúng những khuôn phép đã được học. Bản chất của việc sáng tác là phải làm ra những tác phẩm của riêng mình. Vậy mà hoạt động đào tạo lại yêu cầu các sinh viên sáng tác những tác phẩm theo cách mà người khác đã làm. Muốn sinh viên trở thành những nghệ sĩ sáng tạo thì phải để cho họ làm ra cái mới, cái của riêng họ. Yêu cầu sinh viên làm ra những tác phẩm theo khn sẵn có thì chính các nhà giáo dục nghệ thuật biến họ thành những người thợ lành nghề, giỏi bắt chước. Như vậy, để các tài năng trẻ có thể thỏa sức sáng tạo thì nhà trường và người thầy cần phải thay đổi tư duy và có cái nhìn rộng mở hơn, chấp nhận và tôn trọng sự đa dạng trong nghệ thuật, ngay cả khi đó là những cái đối lập với chính người thầy.
Phương pháp giảng dạy trong nhà trường:
Nội dung giáo dục nghệ thuật ngày nay mang tính hiện đại và phát triển, phương pháp giáo dục coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho sinh viên nghệ thuật phát triển tư duy sáng tạo và tạo tiền đề để sinh viên có khả năng tự học, tự sáng tạo suốt đời.
Tuy nhiên, sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy cũng vẫn chưa đồng bộ ở các bộ mơn. Bảng phụ lục 10 cho thấy, có tới 48% giảng viên chuyên ngành và 46,6% sinh viên cho rằng phương pháp giảng dạy trong nhà trường còn mang nặng tính truyền thống, ở tất cả các lĩnh vực các môn khoa học cơ bản đến các môn nghệ thuật chuyên ngành.
Đối với các môn khoa học cơ bản, giảng viên vẫn sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống là thuyết trình. Đối với các mơn nghệ thuật truyền thống, vẫn sử dụng phương pháp truyền nghề là chính. Các mơn nghệ thuật cần được
có được phương tiện, phương pháp giảng dạy theo đúng yêu cầu của lĩnh vực nghệ thuật đó.
Phương pháp học tập và rèn luyện của sinh viên
Trước yêu cầu về việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường nghệ thuật thì sinh viên nghệ thuật cũng phải thay đổi cách học theo hướng: học cách thức đi tới sự hiểu biết nghệ thuật, tiến tới sáng tạo nghệ thuật. Coi trọng sự khám phá và khai phá; học kỹ năng thực hành và thái độ thực tiễn trong nghề nghiệp, học phong cách độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức và hành động. Biết sử dụng các thiết bị nghe nhìn hiện đại như vi tính, internet,…để hỗ trợ học tập.
Tuy nhiên, thực tế thực trạng học tập của sinh viên nghệ thuật tồn tại rất nhiều vấn đề về thái độ học tập, phương pháp học tập, phương pháp rèn luyện nghề nghiệp…(bảng phụ lục 10 cho thấy có tới 67% giảng viên và 77,8% sinh viên đánh giá năng lực học tập và rèn luyện các mơn nghệ thuật của sinh viên cịn hạn chế).
Đối với phương pháp học đại học, sinh viên nghệ thuật còn tồn tại nhiều vấn đề. Số sinh viên tìm được phương pháp học tích cực, chủ động chiếm tỷ lệ ít, cịn đa phần biểu lộ phong cách học thụ động: ngại nêu thắc mắc, ngại nói ra ý tưởng riêng của mình trong các buổi thảo luận trên lớp; chỉ thích giảng viên giảng cho nghe hơn là chủ động hỏi, và tranh luận. Do tuổi đời còn trẻ, thời gian rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghệ thuật ít, việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, vốn sống… của sinh viên chưa nhiều, vì thế năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên còn hạn chế hơn so với yêu cầu của lĩnh vực nghệ thuật đó.
Đội ngũ giảng viên
Cùng với số lượng học sinh, đội ngũ cán bộ, giảng viên của các nhà trường nghệ thuật ở nước ta hiện nay những năm qua cũng không ngừng phát triển về số lượng cũng như chất lượng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân (khách quan có, chủ quan có) mà hiện tại lực lượng giảng viên chuyên môn nghệ thuật chưa thể đáp ứng
yêu cầu phát triển của nhà trường nhiệm vụ đào tạo mà xã hội yêu cầu. Bảng phụ lục 10 cho biết có đến 75% các giảng viên chuyên ngành và 71,2% sinh viên cho rằng, ở các trường SKĐA Hà Nội và Hồ Chí Minh hiện nay đội ngũ giảng viên nghệ thuật có kinh nghiệm là cịn thiếu hụt.
Giảng viên giảng dạy các môn chuyên ngành trong các trường nghệ thuật phải vừa là nhà sư phạm, đồng thời cũng phải là người nghệ sỹ, là nhà khoa học. Một trong những tiêu chí quan trọng đối với giảng viên nghệ thuật là phải có tác phẩm (phim, ảnh, vở diễn, múa, tranh vẽ ...) được xã hội công nhận. Chỉ khi giảng viên đã có tác phẩm, khẳng định được tài năng bản thân thì mới đủ tự tin đứng trên bục giảng và truyền đạt có sức thuyết phục đối với sinh viên. Phong cách nghệ thuật của người thầy có sức ảnh hưởng khá lớn đến khả năng tư duy, sáng tạo của sinh viên. Trong tất cả các ngành nghệ thuật của các lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, truyền hình, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng để làm tăng hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm, hình thành những xu hướng sáng tạo mới. Đặc biệt trong lĩnh vực điện ảnh – truyền hình, kỹ thuật và cơng nghệ mới được ứng dụng trong tất cả các khâu từ quá trình sản xuất đến quá trình phổ biến phim, tạo ra sự phát triển vượt bậc, làm thay đổi về chất diện mạo của từng ngành. Do vậy, phương pháp giảng dậy của giảng viên phải bắt nhịp kịp với thực tế đó của đời sống nghệ thuật để góp phần nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên.
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục, đi đơi với việc hiện đại hóa chương trình, giáo trình cũng như phương tiện đào tạo, cần có đội ngũ giảng viên vừa có trình độ chun mơn vững vàng, vừa nắm vững phương pháp giảng dạy tích cực, giúp cho sinh viên hào hứng, chủ động sáng tạo trong học tập và sáng tạo. Tuy nhiên, giảng viên có trình độ chun ngành cao đồng thời có khả năng sư phạm chiếm tỷ lệ rất thấp (giảng viên cơ hữu), đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, kiêm nhiệm có tỷ lệ cao. Trong các nhà trường nghệ thuật, phương pháp đào tạo giảng
viên chuyên ngành vẫn chưa thực sự có hiệu quả, thể hiện những bất cập, cho dù có tính đến đặc thù của ngành đào tạo. Nhiều giảng viên trẻ còn thụ động, chưa thực sự tự làm việc, tự học, sáng tạo trong quá trình đào tạo và tự đào tạo mình, năng lực làm việc độc lập và kỹ năng tìm tịi tài liệu phục vụ cho chun mơn của họ là rất hạn chế. Từ lâu nay, hoạt động đào tạo của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào các nghệ sỹ bên ngoài mời làm giảng viên thỉnh giảng. Sự phụ thuộc này dẫn đến những bất cập trong việc quản lý chương trình, giáo án, thực hiện chương trình, cũng như quản lý người học…Để có được đội ngũ giảng viên đồng thời vừa là nghệ sỹ tham gia giảng dạy trong các nhà trường, đáp ứng đầy đủ công việc đào tạo là công việc rất lâu dài và rất phức tạp.
Đội ngũ giảng viên kịch hát dân tộc cũng có nhiều điều cần thay đổi. Các giảng viên gặp phải vấn đề nếu giỏi nghề thì thiếu trình độ sư phạm, do đó tất yếu đòi hỏi họ phải qua những giờ đào tạo về nghiệp vụ giảng dạy. Đã có nhiều giải pháp được đưa ra nhằm chuẩn hóa đội ngũ giảng viên này. Nhưng chuẩn hóa trong giảng dạy diễn viên kịch hát là cực khó khăn khi mà phương pháp chủ yếu vẫn là truyền nghề theo cách bắt tay chỉ ngón. Vấn đề giáo trình, giáo án vẫn chỉ là cái khung rất chung chung, để trên cơ sở đó, các giảng viên vận dụng cũng thiên hình vạn trạng. Thực tế đó cho thấy rằng, cơng tác đào tạo diễn viên ngành kịch hát thật không dễ chút nào mặc cho cố gắng không mệt mỏi của các đơn vị đào tạo.
Đối với lĩnh vực nghệ thuật mới mở ra như đạo diễn sự kiện lễ hội thì vẫn chưa hình thành đội ngũ giảng viên chuyên ngành này mà nhà trường chủ yếu là huy động những đạo diễn sân khấu để tham gia giảng dạy. Bản thân những đạo diễn sân khấu đó cũng là người khơng chun nghiệp trong lĩnh vực này, chỉ có kinh nghiệm từng đạo diễn lễ hội lớn nhỏ khác nhau, thậm chí vốn chỉ được đào tạo cho sân khấu, nay họ mang những kiến thức đó ra trao truyền, ít nhiều đã gây khó dễ với người tiếp nhận. Và cũng là quá mới mẻ, nên giáo trình, giáo án vẫn chưa hề có…dẫn tới tình trạng người học q non kém trong việc tham gia hoạt động này ngồi xã hội, chưa nói đến việc có khả năng sáng tạo.