Nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở nước ta hiện nay phải phát huy dân chủ, tôn trọng cá tính sáng tạo, đề

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 124 - 125)

thuật ở nước ta hiện nay phải phát huy dân chủ, tơn trọng cá tính sáng tạo, đề cao trách nhiệm xã hội của sinh viên

Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một nền văn hóa thể hiện tinh thần dân chủ; Tinh thần dân chủ là đặc trưng của nền văn hóa tiên tiến. Dân chủ là nguồn lực ni dưỡng văn hóa, càng dân chủ càng có điều kiện cho văn hóa phát triển. Mục tiêu phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 được xác định trong Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020 có nêu rõ: Giải phóng mạnh mẽ năng lực và tiềm năng sáng tạo của mọi người, phát huy cao độ tính sáng tạo của trí thức, văn nghệ sỹ; đào tạo tài năng văn hóa, nghệ thuật; tạo cơ chế, chính sách và cơ sở vật chất để có nhiều sản phẩm văn hóa, nghệ thuật chất lượng cao xứng tầm với dân tộc và thời đại [37, tr.401].

Sáng tạo nghệ thuật luôn đi liền với tự do sáng tác. Tự do sáng tác, trước hết là tự do sáng tạo của nghệ sỹ, của nhà phê bình lý luận và của cả cơng chúng thưởng thức tác phẩm nghệ thuật. Đó là cảm hứng tìm tịi, khám phá cái mới của nhà nghệ sỹ; là sự cảm nhận những cảm xúc thẩm mỹ chân thực khi nhận định, đánh giá nghệ thuật của nhà lý luận phê bình nghệ thuật; là sự lựa chọn tiếp nhận thưởng thức của công chúng đối với tác phẩm nghệ thuật. Tự do vốn là điều kiện khởi điểm của sáng tạo. Khi yêu cầu về phát huy dân chủ và tơn trọng cá tính

sáng tạo được đặt ra thì sự đa dạng trong suy nghĩ và sự tìm kiếm về tư tưởng trong nghệ thuật như là một nhu cầu khách quan của sự phát triển nghệ thuật. Việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, ngồi những kiến thức cần thiết cịn phải đặc biệt quan tâm, trân trọng năng lực tìm tịi, khám phá của người nghệ sỹ thơng qua cá tính và thiên hướng nghệ thuật của họ. Trong mọi trường hợp, giáo dục và đào tạo mới chỉ là một khâu, một mắt xích trong tồn bộ sự chuẩn bị cho hoạt động và phát triển của các tài năng. Việc tạo nguồn nhân lực cho tài năng cần có sự kết hợp và sự thống nhất giữa gia đình, nhà trường và xã hội, giữa việc đào tạo và việc sử dụng tài năng. Nhà trường có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tài năng, nhưng nếu xã hội không dùng đến hoặc dùng không đúng hoặc chưa phát huy hết khả năng vốn có của nhân tài cũng dẫn đến sự mai một các tài năng. Việc phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài là một hệ thống nhất qn, cần phải có chính sách đúng đắn và có kế hoạch quản lý cụ thể của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)