Hoạt động nghệ thuật trong nhà trường với thực tiễn hoạt động nghệ thuật ngồi xã hội chưa có mối liên hệ chặt chẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 114 - 115)

thuật ngồi xã hội chưa có mối liên hệ chặt chẽ

Đối với sinh viên nghệ thuật, việc tham gia các hoạt động nghệ thuật lành mạnh trong nhà trường và xã hội là rất cần thiết. Khi được tham gia những hoạt động nghệ thuật đó, sinh viên được thực hành những vấn đề lý thuyết được học tập trong

nhà trường, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn, bước đầu được tham gia sáng tạo nghệ thuật. Bảng phụ lục 10 cho biết, có tới 89% giảng viên và 73,4% sinh viên đánh giá hoạt động nghệ thuật trong nhà trường với thực tiễn hoạt động nghệ thuật ngồi xã hội chưa có mối liên hệ chặt chẽ.

Có một thực trạng mà công tác đào tạo nghệ thuật hiện nay đang có, như tình hình chung trong tất cả các cơ sở đào tạo đại học ở Việt Nam, chính là khoảng cách khá xa giữa kiến thức nghề nghiệp mà các em được học khi ngồi trên ghế nhà trường với thực tế hoạt động nghệ thuật ngoài xã hội. Theo sự chia sẻ của các nghệ sỹ đang hoạt động trong các cơ sở nghệ thuật ngoài xã hội: các hãng phim, các nhà hát, có khoảng cách khá sâu và khá dài giữa việc học và việc đáp ứng nhu cầu thực tiễn ở các đơn vị nghệ thuật. Sinh viên đang học, đi thực tế ở các nhà hát, thậm chí cả sinh viên đã tốt nghiệp, có chất giọng tốt, có năng khiếu hát, ca, đáp ứng yêu cầu về luồng hơi, nhưng như vậy mới chỉ là ca được. Còn để trở thành một nghệ sỹ biểu diễn thì cần rất nhiều yếu tố về ca: phải rất nhuần nhuyễn trong kỹ thuật lấy hơi, nhả chữ, biết rung, ngân, luyến láy…, phải nắm được nhịp ca, chắc về trường độ, nhịp độ…Chưa kể, nếu ca tốt mà lại không biết lồng cảm xúc nhân vật vào ca thì cũng khơng thể diễn tốt được, chưa thể nói đến việc xây dựng được hình tượng nhân vật có tính sáng tạo. Thêm vào đó, do trình độ kiến thức nền về văn hóa nói chung, hiểu biết về nghệ thuật cịn non yếu nên có em khơng nắm nổi ý của bài ca, dẫn tới ngắt nghỉ không đúng câu, sai hẳn ý của bài ca.... Một nhược điểm nữa của sinh viên là do các em khơng nắm chắc kỹ thuật phân tích nhân vật, lập hồ sơ nhân vật… nên các em lại càng có ít kiến thức nhập vai. Từ một nền tảng yếu như vậy, thật khó để vươn tới tạo dựng một phong cách diễn, tính chất của một diễn viên chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)