Nhóm giải pháp liên quan tới các điều kiện để nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 137 - 151)

nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay

4.2.3.1. Giải pháp về xây dựng liên kết chặt chẽ hướng đào tạo trong nhà trường với nhu cầu nghệ thuật ngồi xã hội

Nhóm giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo “đầu ra” cho sinh viên nghệ thuật đáp ứng được nhu cầu nghệ thuật ngoài xã hội được 62% giảng viên và 64,4% sinh viên đánh giá là rất cần thiết, có 57% giảng viên và 82,6 sinh viên đánh giá là có tính khả thi (Bảng phụ lục 11,12).

Quyết định số 1243/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa

nghệ thuật giai đoạn 2011 – 2020” đưa ra mục tiêu cụ thể cho các trường nghệ

thuật trên toàn quốc là hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường văn hóa nghệ thuật đảm bảo sự hợp lý về quy mơ đào tạo, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo,

hợp với chủ trương xã hội hóa giáo dục và định hướng chiến lược của việc phát triển hệ thống giáo dục Việt Nam. Mục tiêu quan trọng của đào tạo nghệ thuật là phải tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật từ trung ương tới địa phương, dần xóa bỏ khoảng cách về chất lượng đào tạo giữa các khu vực, phát huy tính năng động và hiệu quả của mạng lưới đào tạo trong nước đồng thời tăng cường liên kết với cơ sở đào tạo về văn hóa nghệ thuật ở nước ngồi.

Để thực hiện giải pháp trên, theo chúng tơi cần phải có những thay đổi tương ứng ngay trong quá trình đào tạo trong các nhà trường nghệ thuật. Đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghệ thuật như Sân khấu, Điện ảnh, Truyền hình khơng phải đào tạo ra những người thợ mà là những người có khả năng sáng tác tác phẩm nghệ thuật đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của xã hội hiện đại. Chương trình đào tạo trong nhà trường cũng phải được đáp ứng những tiêu chí và định hướng của đơn vị sử dụng lao động. Như vậy, muốn xây dựng và đào tạo theo hướng đó, trước hết cần phải xây dựng được chuẩn đầu ra đáp ứng với yêu cầu thực tiễn. Chuẩn đầu ra thể hiện mục tiêu đào tạo trong đó bao gồm các nội dung và mức độ về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức; công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng chương trình và nhà đào tạo. Chuẩn đầu ra được rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hàng năm đảm bảo cam kết của nhà trường đối với yêu cầu của xã hội, của đơn vị sử dụng sinh viên tốt nghiệp.

Các nội dung của chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng được xác định theo các khối kiến thức mô tả trong quy chế đào tạo và khung chương trình của Bộ GD& ĐT quy định. Việc xây dựng chuẩn đầu ra được giao cho các khoa chun mơn chủ trì và thực hiện. Chuẩn đầu ra được sử dụng là cơ sở để thiết kế (hoặc điều chỉnh) chương trình đào tạo, tổ chức thực thi và đánh giá kết quả đào tạo.

trình đào tạo, với các kiến thức chuyên môn nhất quán với các mục tiêu chương trình đào tạo và được phê chuẩn bởi các bên liên quan của chương trình. Chương trình đào tạo cũng nhằm mục đích nâng cao năng lực giảng dậy của giảng viên như năng lực kiến tạo sản phẩm, kỹ năng dạy học dựa trên trải nghiệm thực tế, kỹ năng đánh giá học tập của sinh viên dựa trên chuẩn đầu ra thực tế… Đó là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên đáp ứng được yêu cầu của các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói riêng và nhu cầu nghệ thuật của xã hội nói chung.

4.2.3.2. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập và rèn luyện nghệ thuật của sinh viên

Ngoài những vấn đề trên, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo cịn có rất nhiều vấn đề khác như công tác quản lí điều hành, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập... cần được đổi mới.

Cơ sở vật chất như phòng học chuyên môn, trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy và học tập các bộ môn nghệ thuật như điện ảnh, âm nhạc, hội họa, múa… trong các trường nghệ thuật hiện nay vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu, nhiều thiếu thốn, bất cập. Các hoạt động nghệ thuật của các khoa chuyên ngành như triển lãm nghệ thuật, liên hoan phim, liên hoan sân khấu vẫn chưa được nhà trường quan tâm thỏa đáng; hoạt động nâng cao năng lực chuyên môn của giảng viên như đi học cao học, tiến sỹ được hỗ trợ rất ít kinh phí và thời gian… dẫn tới hoạt động giáo dục đào tạo nhằm nâng cao trình độ năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên chưa đạt được hiệu quả như trong mục tiêu giáo dục mà các nhà trường nghệ thuật đề ra.

Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường nghệ thuật, lãnh đạo Đảng, chính quyền thành phố và các cấp liên quan cần có sự quan tâm đầu tư thỏa đáng và nhanh hơn nữa về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại. Biện pháp này được 100% giảng viên và sinh viên đánh giá ở mức độ rất cần thiết và cần thiết, trong khi đó chỉ có 47% giảng viên và sinh viên cho rằng là có tính khả thi (Bảng phụ lục 11,12)

Để thực hiện giải pháp này, các nhà trường nghệ thuật cần làm tốt các vấn đề sau:

Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường trên cơ sở thực tiễn của hoạt động giảng dạy, đào tạo của nhà trường, xây dựng kế hoạch, đề án xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại trình lên Bộ Giáo dục - Đào tạo, các Bộ, các Vụ có liên quan thẩm định, trình duyệt để các trường nghệ thuật sớm có mơi trường khang trang, sạch đẹp, phù hợp với tiêu chuẩn trường đào tạo nghệ thuật theo chuẩn của đất nước, khu vực và trên quốc tế.

Các trường nghệ thuật cần có kế hoạch cử giảng viên, sinh viên đi đào tạo, bồi dưỡng các năng khiếu, tài năng văn học nghệ thuật ở nước ngoài. Xây dựng tiêu chuẩn đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên nghệ thuật có năng lực, trình độ và phẩm chất đảm đương cơng việc giáo dục nghệ thuật. Rà sốt, sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sách đối với các cơng trình nghiên cứu khoa học của giảng viên, với các giảng viên tự đi học sau đại học để nâng cao năng lực chuyên môn; Trong định hướng về công tác đào tạo, ngồi việc mở rộng qui mơ, phương thức đào tạo, các trường nghệ thuật phải quan tâm đến đào tạo tài năng đỉnh cao để tiếp tục đào tạo ở nước ngoài nhằm xây dựng cho những năm tiếp theo có một đội ngũ giảng viên giỏi về chun mơn, đủ trình độ tiếp nối các thế hệ đi trước và hội nhập với quốc tế. Đội ngũ giảng viên cần được tiếp tục trang bị, nắm bắt nhuần nhuyễn theo hướng chuyên sâu, chuyên ngành. Mục tiêu mỗi nghề sáng tác cần được đào tạo theo trọng tâm tinh thơng nghề nghiệp, đồng thời có xu hướng chun gia, cá nhân có thể độc lập sáng tạo. Mỗi bộ môn cần được xây dựng vừa phổ cập kỹ năng đại học chuyên ngành vừa nâng cao với số ít có thể tiếp cận. Nếu phần lý thuyết và kỹ năng căn bản là do từng giảng viên uy tín phụ trách thì phần nâng cao chủ yếu là do môi trường mà nhà trường tạo dựng thông qua phương tiện sách, kịch, phim, các hội thảo khoa học, nghe chuyên gia thuyết trình và nghệ sỹ nổi tiếng nói chuyện, nghiên cứu khoa học, qua tham quan học tập ở nước ngoài…

Đối với các giảng viên - nghệ sỹ thỉnh giảng cần có chế độ phù hợp để khuyến khích họ tham gia cơng tác đào tạo giảng dạy chuyên môn trong nhà trường.

Đối với các hoạt động nghệ thuật trong nhà trường, Đảng ủy và Ban giám hiệu cần có chính sách, kinh phí thỏa đáng để các phòng, khoa chuyên mơn, Đồn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức nhằm tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên nghệ thuật có thể tham gia hoạt động nghệ thuật, kết hợp học lý thuyết với thực hành, rèn luyện kỹ năng, bản lĩnh nghề nghiệp.

4.2.2.3.Tạo môi trường sư phạm nghệ thuật trong nhà trường để thúc đẩy quá trình tự học, tự rèn luyện của sinh viên

Để xây dựng được mơi trường nghệ thuật có chiều sâu cùng khơng gian trí thức thường xun khơng phải chỉ trong ngày một, ngày hai nhưng rất cần thiết với các trường nghệ thuật. Cuốn hút, tạo niềm hứng khởi cho sinh viên đối với các ngành nghề mình đang theo học không chỉ là trách nhiệm của các giảng viên chuyên ngành, của các khoa mà là trách nhiệm của tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên. Quan hệ của sinh viên nghệ thuật với môi trường nghệ thuật là mối quan hệ rất đặc biệt, trong đó sinh viên (với tư cách chủ thể) khám phá, biểu hiện, định giá mức độ toàn vẹn, hợp lý, hài hịa hồn thiện, biểu cảm của các hoạt động nghệ thuật trong nhà trường bằng năng lực nhận thức chủ động, tích cực, sáng tạo, tự do. Trong mối quan hệ đó, với ý thức nghệ thuật phát triển của mình, sinh viên nghệ thuật khơng chỉ nắm bắt, tiếp nhận, cảm thụ một cách ngày một đầy đủ, tinh tế hơn về các giá trị nghệ thuật biểu hiện trong nhà trường và xã hội, biến nó thành giá trị nghệ thuật thực sự cho mình, làm giàu cho đời sống tinh thần của mình, mà cịn tham gia vào hoạt động sáng tạo các giá trị nghệ thuật, tạo ra cái đẹp trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, tạo ra cái đẹp nghệ thuật. Quan hệ đó vừa mang nội dung xã hội rộng lớn vừa thể hiện tính riêng biệt độc đáo của năng lực sáng tạo nghệ thuật độc đáo của cá nhân.

Xây dựng quan hệ của sinh viên đối với mơi trường văn hóa nghệ thuật trong nhà trường và xã hội là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của tồn xã hội. của các cấp Bộ, ngành có liên quan. Bởi vậy, việc thực hiện cơng tác này ln địi hỏi các giải pháp đồng bộ, phối hợp được mọi nguồn lực, mọi tiềm năng

của xã hội tạo thành một cơ chế chung, thống nhất. Về giải pháp này có 62% giảng viên, 64,4% sinh viên cho là rất cần thiết và 62% giảng viên, 56% sinh viên cho rằng có tính khả thi (bảng phụ lục 11, 12). Theo chúng tơi, tạo khơng gian văn hóa nghệ thuật trong nhà trường nghệ thuật cần được sự quan tâm chỉ đạo của các Bộ, các Vụ có liên quan: về các thiết chế giáo dục đào tạo trong nhà trường đầy đủ, sạch đẹp: như có đủ khơng gian học tập, sinh hoạt chuyên môn, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, đạt chuẩn trường học trọng điểm quốc gia. Trong khn viên nhà trường nên có các bức tượng danh nhân văn hóa nghệ thuật. Tại hành lang các giảng đường nên trưng bày các tác phẩm tranh ảnh kinh điển, chân dung các hiệu trưởng, nghệ sỹ tiêu biểu của nhà trường qua các thế hệ.

Ở những điều kiện cơ sở vật chất cho phép, tất cả các chủ thể đều tạo không gian nghệ thuật ngay từ văn phòng khoa. Các văn phòng làm việc nên trưng bày các tác phẩm, tranh ảnh của chính giảng viên, sinh viên đã đạt giải trong các cuộc liên hoan phim, liên hoan sân khấu, các triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, vừa tạo không gian nghệ thuật, vừa là sự động viên, cổ vũ sự say mê của sinh viên khi thấy các tác phẩm sáng tạo của mình được ngay chính các giảng viên chun ngành trân trọng. Các câu lạc bộ nhiếp ảnh SKĐA, vẽ phong cảnh lưu động, sân khấu truyền thống đã từng xuất hiện, hoạt động theo kỳ cuộc, cần cố gắng khôi phục, hoạt động thường xuyên và mở rộng thành viên với các khoa Điện ảnh, Tại chức, Truyền hình, Mỹ thuật và thu hút được sự tham gia của cả sinh viên và giảng viên các khoa… Các hoạt động của các câu lạc bộ này như là một sân chơi nghệ thuật giành cho các giảng viên và sinh viên chuyên ngành, tạo điều kiện cho họ được rèn luyện thực tế các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành và kết nối sinh viên với các hoạt động thực tiễn ngoài xã hội.

Câu lạc bộ chiếu phim nên duy trì một buổi chiếu phim hàng tuần cố định chung cho tồn trường, việc chiếu phim nên có quy chế về biên tập chương trình để chọn phim chiếu tiêu biểu về các nghiệp vụ đạo diễn, quay phim, mỹ thuật, âm thanh, diễn xuất, phim chuyển thể các tác phẩm văn học, phim lịch sử và giao lưu

trực tiếp với các tác giả của tác phẩm nghệ thuật đang được giới thiệu để sinh viên có cái nhìn thực tế hơn về hoạt động nghệ thuật sau này. Sau mỗi hoạt động của các câu lạc bộ trên, cho sinh viên được phép tự đánh giá, điều này giúp các em biết thế nào là đúng – sai trong chuyên môn, rèn luyện tư duy thẩm mỹ, tự rút kinh nghiệm cho bản thân mình. Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tham gia các cuộc thi, hoạt động nghệ thuật, giúp các em tự tin và biết được trình độ của mình.

Nhà trường cần phối hợp với các tổ chức nghệ thuật ngoài xã hội để tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các dự án nghệ thuật ngoài xã hội như dự án Chúng ta làm phim, dự án Sân khấu học đường… nhằm định hướng cho sinh viên tham gia hoạt động nghệ thuật lành mạnh, bổ ích ngồi xã hội, tăng cường khả năng tham gia hoạt động nghệ thuật ngoài xã hội cho sinh viên từ khi còn học trên ghế nhà trường. Tăng cường liên kết với các đơn vị nghệ thuật ở trong và ngoài nước để sinh viên nghệ thuật có điều kiện thực hành và rèn luyện nghề nghiệp, chuẩn bị cho sinh viên gia nhập vào các hoạt động nghệ thuật của xã hội.

4.2.3.4. Giải pháp về tăng cường giao lưu học tập và đào tạo sinh viên nghệ thuật với các quốc gia trên khu vực và quốc tế.

Trong bối cảnh hiện nay, khi hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu của thời đại trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có văn hóa, Đảng ta khẳng định quan điểm nhất quán: hội nhập quốc tế về văn hóa là một nội dung quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước. Hợp tác quốc tế trong đào tạo nghệ thuật là điều bắt buộc trong thời đại ngày nay, vì tính chất mở và tính quốc tế là nguyên lý đào tạo nghệ thuật, khi nghệ thuật hòa nhập với xã hội và quốc tế. Đối với sinh viên đang theo học trong các trường nghệ thuật, chính việc được học tập và mở rộng kiến thức về nghệ thuật đã hình thành trong các em nhu cầu muốn được đi học chính những nơi văn hóa nghệ thuật lớn trên thế giới để mở mang kiến thức. Nhu cầu đi du học nghệ thuật thể hiện khát vọng chân chính, lý tưởng, hồi bão to lớn muốn trở thành người nghệ sỹ có tài phục vụ cho nhân loại và đất nước của sinh viên nghệ thuật.

Tác động của quá trình hội nhập quốc tế đến đời sống văn hóa nghệ thuật trong nước cũng địi hỏi các trường đại học ngành nghệ thuật phải có những thay đổi trong chương trình giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Hoạt động giao lưu hội nhập quốc tế ở các trường đại học ngành nghệ thuật diễn ra cả trên lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 137 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)