thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay
4.2.1.1. Tạo sự chuyển biến về nhận thức của các chủ thể tham gia vào quá trình nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay
Đây là giải pháp tiên quyết đối với việc nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay. Bởi vì, nhận thức khơng những giữ vai trị quan trọng trong định hướng thái độ mà còn chỉ đạo hoạt động của chủ thể. Nhận thức đúng là cơ sở để có thái độ đúng đắn, động cơ đúng đắn, xây dựng ý chí quyết tâm, trách nhiệm lớn trong quá trình nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên nghệ thuật. Để làm chuyển biến nhận thức của các chủ thể tham gia vào quá trình nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay, theo chúng tôi, cần thực hiện một số những biện pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, Đảng ủy và Ban Giám hiệu các nhà trường quán triệt và triển
khai, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về đổi mới, căn bản toàn diện về giáo dục và đào tạo: Luật Giáo dục ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 4 tháng 12 năm 2009 về phát triển giáo dục (điều 9) và đầu tư cho giáo dục (điều 13); Kết
luận tại Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI ban hành theo văn bản số 51/KL-TW ngày 29 tháng 10 năm 2012 chỉ rõ phương hướng đổi mới giáo dục trong những năm tới, trong đó cần phải: đánh giá và có giải pháp phù
hợp để khai thác bảo đảm có hiệu quả, khách quan trong việc xây dựng các trường đại học trọng điểm, trường đại học và dạy nghề đạt trình độ khu vực và quốc tế; Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2005 về đổi mới
cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, Chính phủ đã khẳng định: Đổi mới giáo dục đại học phải đảm bảo tính thực tiễn, hiệu quả và đồng bộ; lựa chọn khâu đột phá, lĩnh vực ưu tiên và cơ sở trọng điểm để tập trung nguồn lực tạo bước chuyển biến rõ rệt; Nghị quyết số 23 –NQ/TW,
ngày 16/6 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới; Quyết định số 258/QĐ – TTg ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020; Quyết định số 1243/ QĐ –TTG của
Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 7 năm 2011 về việc phê duyệt Đề án Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật. Theo đó, một trong những mục tiêu cụ thể của đề án là “Hình thành mạng lưới 07 cơ sở đào
tạo trọng điểm chất lượng cao, bảo đảm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp văn hóa trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Lựa chọn và đầu tư toàn diện để đến năm 2020 có 06 cơ sở đào tạo ngang tầm các trường tiên tiến trong khu vực”; Nghị quyết số 33 –NQ/TW ngày 9/6/ 2014 Hội nghị Trung ương 9
khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững… Đây là những nội dung định hướng lớn trực tiếp tác động, chi
phối đến quá trình nâng cao năng lực sáng tạo cho sinh viên các trường nghệ thuật, nơi cũng cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đáp ứng nhu cầu của thời đại mới.
Thứ hai, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục giúp cho các chủ thể tham
gia nhận rõ vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên trong các trường nghệ thuật, cần có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa Ban Giám hiệu, các phịng ban, các khoa chun mơn, đội ngũ giảng viên và chính bản thân sinh viên nghệ thuật. Để làm được việc đó, cần phải xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các chủ thể thống nhất, chặt chẽ, quy định rõ trách nhiệm, quyền lợi của các chủ thể tham gia. Cơ chế này cần được tiếp tục bổ sung và hoàn thiện hơn trong hoạt động thực tiễn.
Thứ ba, thông qua hoạt động thực tiễn học tập và rèn luyện của sinh viên
nghệ thuật, nhà trường, các khoa chuyên môn và nhất là đội ngũ giảng viên chuyên ngành đánh giá khả năng nhận thức, rèn luyện đúng hướng để phát triển năng khiếu bẩm sinh sẵn có của sinh viên, thơng qua đó kịp thời phát hiện, uốn nắn những sai lầm, lệch lạc trong nhận thức và có những biện pháp định hướng cụ thể cho phù hợp với nội dung, yêu cầu nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên đáp ứng với nhu cầu của xã hội.
4.2.1.2. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình nâng cao năng lực sáng tạo cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay
Công tác giáo dục nhằm nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường đại học nghệ thuật trong thời gian qua chưa có cơ chế đồng bộ; trong hoạt động đào tạo có nhiều bất cập trong việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy; sự phối hợp giữa các phịng ban chức năng chưa có tính linh hoạt: đội ngũ giảng viên cơ hữu giảng dạy các môn kiến thức cơ bản và nghệ thuật còn thiếu và yếu về số lượng và chất lượng… Vì vậy, hiệu quả cơng tác giáo dục cho sinh viên nghệ thuật còn nhiều hạn chế và chưa đạt mục tiêu đề ra, thực trạng một số bộ phận sinh viên nghệ thuật ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động hoạt động nghệ thuật ngoài xã hội. Nhiệm vụ giáo dục để nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên trong các trường nghệ thuật chỉ có thể đạt kết quả tốt khi có sự phối hợp đồng bộ hoạt động các khoa, phịng ban chức năng, đồn thanh niên, hội sinh viên trong nhà trường dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường. Đây là giải pháp có ý nghĩa quyết định tới việc nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên. Bởi vì, nếu như có sự tác động của các giải pháp tạo ra cơ sở, điều kiện khách quan thuận lợi cho việc nâng cao năng lực sáng tạo cho sinh viên mà khơng có sự tham gia tích cực, chủ động, tự giác của các chủ thể với vai trò là các nhân tố chủ quan thì khơng thể tạo ra sự chuyển biến về chất năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên.
Để thực hiện tốt giải pháp này, theo chúng tôi cần quán triệt các nội dung sau:
Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường cần tiếp tục nâng cao năng lực lãnh
đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất trong thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của nhà trường – đây là yếu tố quan trọng nhất để tạo ra môi trường hoạt động thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chất lượng đội ngũ giảng viên, chất lượng quản lý học sinh sinh viên trong nhà trường. Sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường sẽ tạo nên sự thống nhất về nhận thức,
phát huy cao độ vai trò, trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng học tập của sinh viên được thể hiện cụ thể qua sự nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên.
Các cơ quan chức năng làm tốt công tác tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám
hiệu nhà trường về cơng tác chun mơn. Phịng Đào tạo chủ động xây dựng kế hoạch, tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo, hồn thiện hệ thống đề cương các môn học ở các chuyên ngành đào tạo mới. Điều chỉnh hệ thống chương trình giáo trình đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên các khoa chuyên ngành trong nhà trường. Phòng đào tạo tiếp tục nghiên cứu đề xuất với Ban Giám hiệu nhà trường về tính cân đối trong thời gian học tập các môn học kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành, với thời gian để sinh viên rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nhằm nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên. Phòng Quản lý HSSV tiếp tục nghiên cứu đổi mới các biện pháp nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý HSSV. Khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, có nhiều sáng tạo trong hoạt động thực tiễn của nghề đang theo học.
Các tổ chức quần chúng, đặc biệt là Đoàn thanh niên, các Hội, các Câu lạc
bộ nghệ thuật hoạt động theo chức năng nhiệm vụ, cần tỏ rõ vai trò, trách nhiệm trong tập hợp, lôi cuốn đông đảo sinh viên tham gia, và tổ chức tốt các hoạt động nghệ thuật, tạo sân chơi lành mạnh để sinh viên có dịp được rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo chuyên ngành. Nhanh chóng đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách trong cơng tác tư tưởng - văn hóa, cơng tác Đồn có đủ phẩm chất và năng lực để giữ vai trị chủ chốt trong các cơng tác tổ chức, hướng dẫn các hoạt động tư tưởng - văn hóa, văn nghệ; thường xuyên bồi dưỡng, chuẩn hóa, cập nhật kiến thức để họ có đủ năng lực chun mơn thẩm định, thiết kế nhiều chương trình có hiệu quả.
Đối với khoa chuyên ngành, là đơn vị trực tiếp quản lý, giáo dục, bồi dưỡng,
nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên. Đây là mơi trường gần nhất, có tác động trực tiếp tới q trình nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho sinh viên. Vậy nên các khoa chun mơn phải quản lý tồn diện hoạt động học tập, rèn luyện trên giảng đường, hoạt động thực tập, thực tế của sinh viên.
Đội ngũ giảng viên nghệ thuật trong các khoa chuyên ngành có một vai trị
vơ cùng quan trọng để nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên. Giảng viên giảng dạy những bộ môn nghệ thuật chuyên ngành là người mà bên cạnh khả năng và kỹ năng sư phạm trong giảng dạy đại học còn phải nắm vững lý luận chuyên môn và đặc biệt là trải qua hoạt động sáng tác, có tác phẩm nghệ thuật được cơng nhận là điều hết sức quan trọng. Chỉ có những người có lý luận chun mơn, trải qua hoạt động sáng tác thì mới có thể tự tin và vững vàng trên bục giảng, mới có thể làm cho sinh viên tin vào những điều mà giảng viên giảng trên lớp. Muốn vậy, người giảng viên phải tự chứng minh bản thân rất say mê bộ mơn mình đang truyền đạt, phải tỏa ra bầu nhiệt huyết cho sinh viên noi theo, có cảm hứng theo. Người giảng viên cần phải có cách tiếp cận, truyền đạt chuyên môn phù hợp theo năng lực của từng sinh viên, tránh tình trạng sinh viên khơng hiểu cách thức sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật mà họ đang theo học. Sinh viên giỏi thì có cách gợi mở, định hướng để các em đi xa hơn, sâu hơn trong sự sáng tạo, có sự quan tâm, động viên kịp thời giành cho những sinh viên nghiêm túc, sáng tạo trong học tập. Giảng viên phải chủ động nghiên cứu chuyên mơn, biên soạn chương trình chi tiết phù hợp với đối tượng, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, cho hợp lý với sự vận động của thời đại.…trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản, kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp trong hoạt động nghệ thuật vững vàng, hình thành cho sinh viên tư duy khoa học, sáng tạo độc lập.
Để phát triển đội ngũ giảng viên, nhà trường cần phải đảm bảo cơ sở vật chất đến mức cần và đủ cho hoạt động chuyên môn của mỗi giảng viên. Đó là phịng làm việc, phương tiện làm việc chuyên ngành, không gian nghệ thuật đảm bảo cho giảng viên tiến hành các hoạt động giảng dạy, các hoạt động chuyên môn, nghiên cứu và tự học, tự rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy và biểu diễn. Trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học và cơng nghệ hiện đại, địi hỏi các trường đại học SKĐA phải thường xuyên bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên chuyên ngành thích ứng với các phương tiện, cơng nghệ mới.
Do tính đặc thù của ngành nghệ thuật nên cần có những cơ chế, biện pháp và cả chính sách đặc thù để thu hút, tuyển mộ, sử dụng hợp lý để nuôi dưỡng bền vững đội ngũ sư phạm chuyên ngành này. Chính vì vậy mỗi nhà trường nghệ thuật cần xây dựng đề án đào tạo giảng viên chuyên ngành phù hợp với nội dung, chương trình đào tạo của từng trường. Phương án này cần được bắt đầu từ công tác tuyển chọn. Nguồn tuyển chọn tốt nhất là những sinh viên đã học tập trong nhà trường có đủ các điều kiện sau: Có năng lực chuyên ngành: được thể hiện thông qua bảng điểm học tập và điểm tốt nghiệp, ngoài ra, các năng lực nghề nghiệp khác như: thành tích trong các bài tập hay các kỳ thi nghệ thuật do trường hoặc các hiệp hội nghề nghiệp tổ chức (phim, tiết mục biểu diễn, vai diễn…) . Việc đào tạo được giảng viên chuyên ngành nghệ thuật là việc làm rất cần thiết nhưng rất nhiều khó khăn cần phải có sự đồng thuận và tổ chức thật tốt của Bộ chủ quản, Bộ Giáo dục, Bộ Tài chính, Ban giám hiệu nhà trường, các bộ phận chức năng. Nhà trường cần xây dựng dự án để trình với các Bộ chức năng để tìm nguồn kinh phí đào tạo, xây dựng Quỹ đào tạo giảng viên trẻ một cách hợp lý và hiệu quả.
4.2.1.3. Chú trọng công tác phát hiện, lựa chọn đối tượng năng khiếu
Giải pháp quan trọng này 100% giảng viên và 82% sinh viên được điều tra nhận định ở mức độ rất cần thiết và cần thiết, 100% giảng viên và sinh viên đánh giá là biện pháp này có tính khả thi để thực hiện (bảng phụ lục 11,12). Sau rất nhiều năm phân tích những bất cập trong khâu cơng tác tuyển sinh và căn cứ vào tình hình thực tiễn đào tạo nghệ thuật trong các trường nghệ thuật và nhu cầu của xã hội, đề án “Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030” được chính phủ phê duyệt đưa ra mục tiêu
là phấn đấu hàng năm có 4-5 tài năng thuộc mỗi lĩnh vực, ngành đào tạo được cử tham dự và đoạt giải thưởng các cuộc thi, hội diễn, triển lãm nghệ thuật trong nước và quốc tế hoặc được Hội đồng chuyên môn đánh giá cao, được cơng chúng đón nhận. Đề án cũng đặt ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025, tuyển sinh
và đào tạo được khoảng 1.800 sinh viên đại học; trên 200 sinh viên cao đẳng và khoảng 1.500 học sinh trung cấp theo học các lớp tài năng thuộc các lĩnh vực, ngành đào tạo của đề án. Nhiều hội thảo đã được tổ chức, thảo luận về vấn đề tuyển sinh năng khiếu vừa đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh, thực hiện nhiệm vụ đào tạo của các trường nghệ thuật, vừa rà soát, phát hiện, tuyển chọn được năng khiếu trong các lĩnh vực nghệ thuật. Để bảo đảm chất lượng “đầu vào” cho các ngành nghệ thuật nói chung thì cần phải tiến hành tuyển chọn cho được những tài năng từ khi cịn nhỏ, thơng qua sự kết nối giữa các cấp học, các trung tâm văn hóa từ cơ sở đến trung ương.
Đối với những lĩnh vực nghệ thuật truyền thống, đây là những ngành học có yêu cầu rất cao về năng khiếu nghệ thuật nên không phải ai cũng có thể dự thi được. Thế nên tình trạng ít người dự tuyển ở ngành này đã tồn tại trong nhiều