Bản chất nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 38)

Đã có thời kỳ rất dài trong lịch sử, nghệ thuật như một nhu cầu tự thân của đời sống con người, ra đời một cách tất yếu trong q trình lao động. Sau đó, khi phân cơng lao động xã hội hình thành, đời sống tinh thần của con người tương đối phát triển, nghệ thuật dần dần trở thành một hình thức hoạt động độc lập, những tác phẩm nghệ thuật đầu tiên ra đời (các bức vẽ, bài hát…) do những nghệ nhân trong xã hội sáng tác. Từ thời Cổ đại, ở phương Đông và phương Tây, các tác phẩm nghệ thuật đều giữ lại các cảm xúc của con người, thể hiện năng lực và tình cảm của con người. Song khi giải thích bản chất của nghệ thuật thì có sự khác nhau rất lớn. Những nhà thần học và những nhà triết học theo thế giới quan duy tâm giải thích nghệ thuật khác với các nhà triết học theo theo thế giới quan duy vật và duy vật biện chứng.

Chủ nghĩa duy tâm khách quan và các nhà thần học từ thời cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại đều khẳng định rằng, nghệ thuật là sản phẩm của con người lúc thần nhập. Nhà triết học Platon cho rằng: nếu nghệ thuật bắt chước giới tự nhiên là sự bắt chước khơng bản chất, bởi vì giới tự nhiên chỉ là vẻ bề ngoài của thế giới chân thật và người nghệ sĩ khơng có tri thức thật đối với sự vật được miêu tả, sáng tạo nghệ thuật chủ yếu dựa vào linh cảm. Theo Platon, nghệ thuật là sự phản ánh của sự phản ánh, là hình ảnh của hai lần chiết quang, sáng tác nghệ thuật không phải là một thứ kỹ nghệ mà là một thức linh cảm, nó là do thần nhập: những bài thơ hay, thơ đẹp khơng có tính người, khơng phải là tác phẩm của con người, chúng có tính thần thánh và do thần làm ra. Nhà triết học Heghen cho rằng nghệ thuật là sự cụ thể hóa ý niệm bằng hình tượng. Q trình

cụ thể hóa càng đầy đủ bao nhiêu thì nghệ thuật càng đẹp bấy nhiêu, cái đẹp trong nghệ thuật là cái có trước, cơ sở của nó nằm trong ý niệm, ở tinh thần tuyệt đối. Sự phong phú của toàn bộ thế giới nghệ thuật là do ý niệm tạo thành. Về thực chất, ý niệm hay tinh thần tuyệt đối đều là sản phẩm của đầu óc con người, đều do con người tạo ra. Quan niệm về nghệ thuật và khả năng sáng tạo nghệ thuật như vậy chỉ là sự giải thốt tâm linh chứ khơng phải là sự tìm kiếm khoa học. Bản chất của cái đẹp – đối tượng sáng tạo nghệ thuật nằm trong đời sống xã hội, là một giá trị xã hội tồn tại thực tế chứ không phải là một giá trị hư ảo. Người nghệ sĩ tham gia hoạt động sáng tạo nghệ thuật là hoạt động tích cực để cải biến tự nhiên, hồn thiện xã hội và nâng cao năng lực xúc cảm cho con người.

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan mà đại diện là nhà triết học người Đức Cantơ giải thích rằng: nghệ thuật có nguồn gốc từ các trò chơi tưởng tượng của con người. Nghệ thuật là sản phẩm của các trị chơi cá nhân, nó khơng liên quan gì đến đời sống xã hội. Nghệ thuật thuần túy là cái khơng có quan hệ gì với đạo đức, chính trị. Nghệ thuật lao động là để kiếm sống, còn nghệ thuật trò chơi là nghệ thuật thuần túy. Sáng tạo nghệ thuật là hoạt động tự do của trí tưởng tượng, của giác tính. Cantơ đã quá nhấn mạnh đến năng khiếu tự nhiên mà chưa nhận thấy ảnh hưởng của mơi trường xã hội đối với q trình sáng tạo của nghệ sĩ, cái mà lịch sử nghệ thuật đã chứng minh là cái chủ yếu trong sự kích thích khả năng sáng tạo nghệ thuật.

Các nhà triết học duy vật từ thời cổ đại đến hiện đại đều cho rằng, nghệ thuật là sản phẩm của con người do hoạt động lao động mà có. Nghệ thuật là hình thức bắt chước hoặc tái hiện cuộc sống của con người. Thế kỷ V trước Công nguyên, Đêmôcrit đã nêu ra thuyết “bắt chước” trong nghệ thuật để giải

thích về năng lực sáng tạo nghệ thuật. Ơng cho rằng, con người lúc đầu sống lệ thuộc vào tự nhiên, nhưng rồi thông qua hoạt động lao động, con người dần dần từng bước thay đổi cuộc sống và cách sinh hoạt của mình. Đêmơcrít đã nhìn thấy nguồn gốc xã hội của năng lực sáng tạo nghệ thuật, sự phát huy sức mạnh về trí

tuệ, tình cảm bắt nguồn từ “dư thừa sinh lực”, khi con người được tự do, không bị ràng buộc vào việc lao động chỉ để thỏa mãn những nhu cầu vật chất của cơ thể. Nhà triết học thời Cổ đại Aritxtốt coi nghệ thuật là một hoạt động bắt chước. Trong Nghệ thuật thơ ca, ông cho rằng: “ Sử thi, bi kịch cũng như hài

kịch và thơ ca ca tụng tửu thần, đại bộ phận nhạc sáo, nhạc đàn lục huyền – tất cả những cái đó nói chung là nghệ thuật bắt chước. Bắt chước, dường như có hai nguyên nhân, hơn nữa là hai nguyên nhân tự nhiên làm nảy sinh ra nghệ thuật thơ ca. Thứ nhất, sự bắt chước vốn sẵn có ở con người từ thuở nhỏ và con người khác với động vật ở chỗ họ có tài bắt chước” [3, tr. 54 -55]. Tư tưởng đó của Aritxtốt khẳng định rằng, sự thích thú thẩm mỹ khơng phải là một cái gì mơ hồ ở thế giới các ý niệm hay ở thế giới siêu nghiệm, mà là sự quan tâm rất thực tế của con người mong muốn đạt tới sự nhận thức, tức nghệ thuật là một trong những hoạt động nhận thức của con người.

Trong thời kỳ Phục hưng, lý thuyết bắt chước đã trở thành nguyên lý phân tích nghệ thuật phổ biến, và sự hưng thịnh của hình thức hội họa trong thời kỳ này là sự biểu hiện đầy đủ nhất tính thuyết phục của nguyên lý bắt chước. Chính nguyên lý này đã làm cơ sở của chủ nghĩa duy vật của mỹ học. Tư tưởng coi nghệ thuật như là một sự tái hiện thế giới hiện thực của chủ nghĩa duy vật thời kỳ này đã góp phần xây dựng nên quan niệm đúng đắn về đặc trưng của phản ánh nghệ thuật sau này. Đến thế kỷ thứ XIX, sự quan tâm đặc biệt đối với vấn đề này gắn liền với sự hình thành của chủ nghĩa hiện thực trong đó tiêu biểu là tư tưởng mỹ học của Tsécnưsépxki. Cũng như các nhà mỹ học nhân bản khác, ông coi cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ trong hiện thực. Chỉ có cái đẹp phong phú trong tự nhiên mới tạo ra sự phong phú của cái đẹp trong nghệ thuật. Để bảo vệ cho cái đẹp của hiện thực, nguồn gốc cái đẹp trong hiện thực, Tsécnưsépxki đã coi cái đẹp của hiện thực hơn hẳn cái đẹp trong nghệ thuật. Xuất phát từ quan điểm này, ông nêu lên mục đích đầu tiên của nghệ thuật là miêu tả hiện thực. Người nghệ sỹ không được quay lưng lại hiện thực để đi tìm cái đẹp trong tưởng

tượng mà phải tìm cái đẹp ngay trong cuộc sống. Ông cho rằng, nghệ thuật không chỉ là những sản phẩm tạo ra thế giới của những khối cảm thẩm mỹ, nó cịn là một phương tiện quan trọng đối với nhận thức cuộc sống.

Như vậy, các nhà triết học có khuynh hướng duy vật đều cho rằng nghệ thuật có nguồn gốc từ hiện thực khách quan, và người nghệ sĩ giỏi là người có khả năng bắt chước giống như trong tự nhiên. Cái đẹp trong tự nhiên tồn tại vô cùng phong phú và sinh động nên dù người nghệ sĩ có khả năng của đôi bàn tay, của các giác quan thính nhạy trong việc bắt chước tự nhiên, có tâm hồn nhạy cảm với cái thật, cái tốt, song nghệ thuật vẫn không thể mô tả cho thật giống với tự nhiên được.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng nhìn nhận nghệ thuật là một hình thái ý thức phản ánh xã hội đặc thù. Nghệ thuật không phải là trị chơi du hí tự do, không phải là các hành vi của thánh thần, không phải là biểu hiện của ý niệm tuyệt đối, mà là một hoạt động có ý thức do chính cuộc sống lao động của con người tạo ra. Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng chứa đựng nội dung xã hội – lịch sử cụ thể, thấm nhuần những quan điểm đạo đức, chính trị, thẩm mỹ, triết học của thời đại. Về phía người tiếp nhận, đọc sách, xem phim, xem diễn kịch…là con người đang hịa nhập vào thế giới của tình cảm, tư tưởng, hịa nhập vào cảm xúc của nhịp điệu, màu sắc, âm thanh… của chủ thể sáng tạo đem lại và từ đó, tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, đạo đức, quan niệm của họ cũng biến đổi theo “khuynh hướng” của chủ thể sáng tạo. Chỉ với mục đích tác động vào tình cảm, tư tưởng của con người, nhằm truyền đạt cho con người những kiến thức, sự đánh giá các hiện tượng xã hội đưa vào trong các hình tượng nghệ thuật độc đáo, chỉ khi ấy mới hình thành tác phẩm nghệ thuật, và hoạt động nghệ thuật khi ấy mới là một “ý thức xã hội” (Mác). Ý thức xã hội này được xác định như là tồn tại xã hội được nhận thức bằng nghệ thuật. Tính đặc thù của sự phản ánh hiện thực trong nghệ thuật được thể hiện thơng qua q trình con người đồng hóa thế giới bằng phương thức thẩm mỹ và được tập trung nhất trong hoạt động nghệ

thuật. Bản chất của hoạt động nhận thức nghệ thuật với tư cách là sự tái hiện thế giới hiện thực một cách đặc thù có thể xem như là một loại phản ánh – một loại hoạt động bằng cách mơ hình hóa ý tưởng thành những sự vật, nhân vật. Thực chất mơ hình hóa nghệ thuật được thể hiện như là sự xây dựng lại (tái tạo) một cách sinh động, tạo ra những cái tương tự, những hình ảnh, những con người về hiện thực, nhưng những cái đó sống theo lý tưởng mà lồi người mong muốn – sự hoàn thiện về Chân – Thiện - Mỹ.

Như vậy, là phương tiện nhận thức và biến đổi hiện thực, là hình thái ý thức xã hội với đặc tính nhận thức và phản ánh hiện thực bằng hình tượng, nghệ thuật mang những chức năng cao quý, tác động vào nhận thức và tình cảm con người một cách đặc biệt. Nghệ thuật – là hình thái cao nhất của quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực, là lĩnh vực hoạt động tinh thần đặc biệt được xã hội tạo nên để thể hiện và để hình thành các quan điểm, các lý tưởng thẩm mỹ xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)