Các trường nghệ thuật và đặc thù của sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 59)

nghệ thuật cho sinh viên các trƣờng nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay

2.3.1. Các trường nghệ thuật và đặc thù của sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay Việt Nam hiện nay

2.3.1.1. Các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam hiện nay, theo báo cáo của Vụ Đào tạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong cả nước có 56 cơ sở đào tạo chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực Văn hoá nghệ thuật, bao gồm: Các cơ sở đào tạo văn hoá nghệ thuật trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (gọi tắt là trường Trung ương): có 16 cơ sở đào tạo Văn hóa nghệ thuật, trong đó có 9 trường đại học, 4 trường cao đẳng, 2 trường

trung cấp chuyên nghiệp, 1 viện nghiên cứu có đào tạo tiến sĩ. Đây là các cơ sở đào tạo thuộc các nhóm ngành: Âm nhạc, Văn hoá, Sân khấu - Điện ảnh, Mỹ thuật, Múa, Xiếc… với các trình độ đào tạo: tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Trong số các trường trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có 7 cơ sở đào tạo thạc sĩ (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội), 4 cơ sở đào tạo được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ thuộc lĩnh vực Âm nhạc, Mỹ thuật, Sân khấu, Điện ảnh, Văn hóa học và Quản lý văn hố (Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Đại học Văn hóa Hà Nội và Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội).

Các trường văn hoá nghệ thuật thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là trường địa phương): Có 36 trường do các tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý, trong đó có 01 trường đại học, 8 trường cao đẳng, 27 trường trung cấp chuyên nghiệp. Đây là các cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, nhằm cung cấp nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển văn hoá và nghệ thuật của địa phương, đồng thời làm nhiệm vụ tạo nguồn cho các trường văn hóa nghệ thuật ở Trung ương.

Hệ thống các trường văn hoá nghệ thuật những năm qua đã được củng cố và phát triển về mọi mặt, cơ sở vật chất một số nơi đã được đầu tư xây dựng mới, các trường địa phương phân bố tập trung ở các tỉnh, thành phố có nhu cầu phát triển lớn về văn hố nghệ thuật, các trường ở trung ương phân bố ở hai khu vực chính là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Các trường Sân khấu Điện ảnh Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là những trường nghệ thuật có bề dày truyền thống đào tạo cán bộ sáng tác, biểu diễn, kỹ thuật, kinh tế, đào tạo có trình độ đại học, trên đại học, các trình độ cao đẳng, trung cấp (dài hạn và ngắn hạn) cho các ngành sân khấu, điện ảnh, nhiếp

ảnh, truyền hình,… những ngành nghệ thuật đang đóng vai trị quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần và tư tưởng hiện nay của xã hội. Là các cơ sở đào tạo công lập, các trường nghệ thuật có sứ mạng phát hiện năng khiếu, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực sáng tạo tốt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng về số lượng và chất lượng của các ngành văn hóa nghệ thuật, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xứng đáng với vị thế là các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực hoạt động nghệ thuật hàng đầu của cả nước.

Là những cơ sở đào tạo nghệ thuật đa ngành, mỗi chuyên ngành có đặc thù riêng từ cơng tác tuyển sinh đến đội ngũ sinh viên, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo cũng như việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu của các trường nghệ thuật cũng có những điểm khác so với các trường đại học khác.

2.3.1.2. Đặc thù của sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam sinh viên là một bộ phận thanh niên tuổi đời chủ yếu từ 18 đến 25 tuổi, được tuyển chọn qua các kỳ thi quốc gia và được đào tạo trong các trường đại học và cao đẳng. Hoạt động chính của sinh viên là học tập và rèn luyện để trở thành những người lao động vừa có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và cơng nghệ tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp như Luật giáo dục Đại học (năm 2012) đề ra.

Sinh viên nghệ thuật là những sinh viên đang học tập và rèn luyện ở một lĩnh vực hoạt động nghệ thuật dưới mái trường đại học, cao đẳng nghệ thuật.

Sinh viên các trường nghệ thuật là tầng lớp thanh niên ưu tú, trí thức xã hội, họ hiểu biết về nghệ thuật tương đối cao, họ có thể nhận thức được những vấn đề lý luận xã hội, nghệ thuật phức tạp; có thể đi sâu vào các khoa học cơ bản cũng như những ứng dụng kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực nghệ thuật mới nhất. Với óc tưởng tượng và tư duy sáng tạo, sinh viên ln khao khát tìm hiểu

cái mới trong nghệ thuật và có năng lực nhạy cảm tiếp thu cái mới.

Phương thức hoạt động cơ bản của sinh viên nghệ thuật là học tập lý thuyết và thực hành sự điều khiển của giáo viên và các nghệ sỹ, nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có liên quan đến chuyên ngành nghệ thuật tương lai của mình. Hệ thống tri thức mà sinh viên nghệ thuật tiếp nhận ở nhà trường bao gồm: tri thức cơ bản, tri thức cơ sở của chuyên ngành, tri thức chuyên ngành, cùng với hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng về một lĩnh vực nghệ thuật nhất định nào đó.

Tuy nhiên, do đặc trưng của các ngành khác nhau nên nhận thức của sinh viên rất khác nhau. Đối với sinh viên theo học các chuyên ngành diễn viên, do đặc thù biểu diễn nên sinh viên được tuyển chọn rất kỹ càng về hình thể và khả năng diễn xuất. Đối với sinh viên các chuyên ngành sáng tác kịch bản, văn học hoặc lý luận, phê bình văn học thì cần có trình độ hiểu biết về tri thức xã hội và rất nhạy cảm với các vấn đề nghệ thuật. Đối với khối sinh viên sư phạm nghệ thuật, ngoài khả năng nhận thức và sáng tác nghệ thuật, họ cịn có khả năng sư phạm, truyền đạt kiến thức nghệ thuật cho nhiều đối tượng khác nhau. Do đó mặt bằng chung về nhận thức, trình độ văn hố xã hội của sinh viên rất khác nhau.

Tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của các loại tình cảm như: tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ. Những tình cảm này được biểu hiện phong phú trong các hoạt động của họ mang tính chất hệ thống và bền vững.

Sinh viên nghệ thuật có đời sống tình cảm phong phú, sơi nổi, u vẻ đẹp thể hiện ở hành vi, đạo đức, hoạt động nghệ thuật. Cá biệt có người đã xây dựng cho mình triết lý về cái đẹp theo lý tưởng thẩm mỹ khá ổn định. Họ rất tự tin vào bản thân, tự trọng và mong muốn hồn thiện mình. Bên cạnh tính nhạy cảm, sơi nổi, sinh viên nghệ thuật cịn có đặc điểm là nhiều ham muốn, tham vọng, bồng bột, tình cảm vẫn cịn ít nhiều cảm tính, chưa thật sâu sắc. Trong nhiều trường hợp, sinh viên vẫn còn dừng lại ở những hiện tượng bề ngoài. Suy nghĩ và hành động của họ vẫn cịn dễ bị kích động bởi những điều nhỏ nhặt. Trong điều kiện

hội nhập tồn cầu về kinh tế - văn hóa, có một số bộ phận sinh viên chạy theo thị hiếu nghệ thuật tầm thường, lối sống thực dụng của phương Tây, quay lưng lại với những giá trị văn hóa truyền thống, đạo đức tinh thần mà bấy lâu nay dân tộc ta trân trọng, vun đắp.

Sinh viên nghệ thuật rất giàu cảm xúc nghệ thuật, nhìn nhận sự kiện xã hội theo lăng kính cảm xúc của mình. Họ rất say mê hoạt động và thích sáng tạo, có nhiều ước vọng về tương lai và rất yêu đời. Tuy nhiên, họ thường quan tâm đến bản thân và nhân cách của mình. Nhưng do chưa tự đánh giá đúng bản thân nên họ có khuynh hướng đề cao mình q mức đối với chung quanh, muốn nổi bật trước mắt mọi người.

Khả năng tư duy hình ảnh của sinh viên nghệ thuật phát triển mạnh. Với óc tưởng tượng và tư duy sáng tạo hình ảnh, sinh viên nghệ thuật ln khao khát tìm hiểu cái mới trong nghệ thuật và có năng lực nhạy cảm tiếp thu cái mới.

Sinh viên nghệ thuật ra trường phải biết làm được nghề đã theo học. Trường phải dạy cho họ những kỹ năng và thói quen nghề nghiệp, phát huy khả năng sáng tạo ngay trong thời gian học, thông qua những bài tập thực hành sáng tạo do chính họ thực hiện, để qua đó rút ra những bài học thiết thực về nghề nghiệp. Do đó khơng thể chấp nhận tình trạng dạy chay, học chay. Điều khác biệt là trường nghệ thuật dạy nghề sáng tạo chứ không phải dạy nghề theo kiểu thủ công, bắt người học phải làm theo cơng thức và quy trình như đã định sẵn. Để có thể đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của các hoạt động ngoài xã hội, sinh viên các nghệ thuật phải hình thành được năng lực sáng tạo nghệ thuật ở một trình độ cao.

Với cách phân tích về bản chất nghệ thuật, các đặc trưng cơ bản của hoạt động nghệ thuật, cấu trúc của năng lực sáng tạo nghệ thuật ở các phần trên, tác giả luận án quan niệm rằng: Năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên các trường nghệ thuật là tổng hợp những phẩm chất như năng khiếu, sự say mê hoạt động nghệ thuật, trình độ văn hóa chung, trình độ kiến thức chuyên ngành nghệ thuật...giúp cho sinh viên có khả năng sáng tạo ra những giá trị nghệ thuật cao trong đời sống.

Từ khái niệm trên cho thấy, xét về cấu trúc, năng lực sáng tạo nghệ thuật của sinh viên nghệ thuật gồm các yếu tố thuộc về năng khiếu: Sự nhạy cảm của các giác quan, trí nhớ hình ảnh, tư duy và tưởng tượng sáng tạo, sự say mê nghệ thuật; Các yếu tố đầu vào: trình độ văn hóa chung, trình độ kiến thức chuyên ngành và các yếu tố đầu ra là sự khả năng kết hợp tất cả tri thức vốn có để sáng tạo ra những giá trị nghệ thuật cao trong đời sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)