Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2. Kết cấu văn bản văn xuôi mới nửa đầu thế kỷ XX
4.1.2.4. Lời nửa trực tiếp
Lời nửa trực tiếp là lời nói của người trần thuật nhưng mượn giọng điệu và phong cách của nhân vật để thể hiện quan điểm cá nhân vừa hiểu được phần nào thế giới nội tâm của nhân vật. Trong lời nửa trực tiếp có sự kết hợp, đan xen nhuần nhuyễn và tinh tế giữa ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ người kể chuyện và ngơn ngữ nhân vật. Từ đó, người đọc có thể tiếp cận sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật và bày tỏ nội tâm của nhân vật một cách rõ nhất. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “phương thức tu từ này được sử dụng phổ biến trong văn xuôi nghệ thuật, gây ấn tượng về sự “hiện diện” của ý thức nhân vật cho người đọc và cho phép người đọc thâm nhập vào ý nghĩ thầm kín của nhân vật” [32, tr.160]. Trong hầu hết các tác phẩm văn xi thì lời nửa trực tiếp này ít được sử dụng.
Ở các nhà văn hiện thực thì kiểu lời nửa trực tiếp này được sử dụng nhiều hơn ở các nhà văn lãng mạn trong Tự lực văn đoàn. Trong Tự lực văn đồn thì Khái Hưng có sử dụng lời nửa trực tiếp khi bày tỏ nội tâm của nhân
vật bà ba trong Thừa tự hay Thoa trong Gia đình…
Lời nửa trực tiếp là phương thức trần thuật ưu trội ở Nam Cao. Điều đó tạo ra dấu ấn rất riêng và rất Nam Cao trong sáng tác của mình. Ở các sáng tác của Nam Cao, khi sử dụng lời nửa trực tiếp thì ngơn ngữ tác giả dường
như khơng kiểm sốt được ngôn ngữ nhân vật, ý thức tác giả không thống trị ý thức của nhân vật mà đan xen, hịa nhập thành tiếng nói chung (đồng tình hay phản đối, thơng cảm hay giễu nhại…). Lúc đó, nhân vật trở thành loa phát ngôn của nhà văn, của thời đại. Bên cạnh đó, thơng qua những lời nửa
trực tiếp mà Nam Cao sử dụng, người đọc có thể hiểu hơn về nhân vật của ông và thế giới nội tâm của nhân vật như ông giáo trong Lão Hạc, Hộ trong Đời thừa, Điền trong Trăng sáng… “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là người đáng thương, không bao giờ ta thương” (Lão Hạc).
Chúng ta có thể thấy rất nhiều kiểu đan kết tự nhiên, hiệu quả giữa mạch kể - tả - bình luận trong tác phẩm của nhà văn Thạch Lam, Nhất Linh, Khái Hưng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố. Đây có thể coi là điểm chung có thể gặp ở nhiều tác phẩm văn học của nhiều nhà văn. Tuy nhiên, bình luận và trữ tình ngoại đề chen lấn đơi khi át cả mạch kể tả là một đặc trưng nghệ thuật rất riêng của các nhà văn hiện thực. Điển hình là Nam Cao - nhà văn đã kết hợp các lời trần thuật trong diễn ngôn trần thuật, đặc biệt lời bình luận, nửa trực tiếp trong sáng tác của ơng có chức năng tổng kết, nâng cao vấn đề lên một ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, thấm thía.
4.2. Ngơn ngữ hội thoại