Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2. Kết cấu văn bản văn xuôi mới nửa đầu thế kỷ XX
3.2.2. Phương thức triển khai tạo ra kịch tính
Kịch tính là một khái niệm được thốt thai từ kịch có đặc trưng: được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc những xung đột mn thuở mang tính tồn nhân loại (giữa thiện và ác, cao cả và thấp hèn, ước mơ và hiện thực). Tính chất kịch phản ánh một cách tập trung nhất những mâu thuẫn, xung đột trong sự vận động của đời sống xã hội. Kịch tính chủ yếu được thể hiện thơng qua tình huống truyện, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ. Hành động thể hiện cá tính của con người làm nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột gay gắt giữa cá nhân và xã hội, thúc đẩy sự vận động của hệ thống sự kiện, biến cố trong cốt truyện, mang lại kịch tính cho tác phẩm. Do vậy, các nhà văn thường bắt đầu câu chuyện của mình bằng tình huống cao trào để từ đó mà xốy sâu vào phản ảnh một số hình tượng nhất định.
So với thế giới thì kịch ở Việt Nam ra đời muộn hơn, trong khoảng thập niên 20 của thế kỷ XX, ảnh hưởng từ sự giao thoa văn hóa Đơng – Tây,
trong mối tương quan giữa nghệ thuật truyền thống và nghệ thuật hiện đại. Trong những năm đầu (1920-1930) kịch cũng giống như tiểu thuyết tập trung chủ yếu vào những vấn đề đạo đức, xã hội đang diễn ra theo chiều hướng tư sản hóa. Dưới chiều hướng này thì mọi bất ổn trong trong đời sống tinh thần và vật chất của mỗi cá nhân và mỗi gia đình được thể hiện vào trong kịch, tiểu thuyết và truyện ngắn. Truyện ngắn Vi hành của Bác là một điển hình. Trước đó phương thức triển khai tạo ra kịch tính này đã xuất hiện như Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. Mở đầu truyện là cảnh đối lập mang tính cao
trào: hình ảnh hàng ngàn sinh linh đang náo loạn trước nguy cơ vỡ đê - một sự kiện có tính đe dọa đến sự sống của nhiều người và cảnh nhân vật quan phụ mẫu vẫn uy nghi, chễm chệ ngồi chơi bài. Kịch tính cứ được đẩy lên mãi, để rồi kết thúc truyện, người đọc thực sự phẫn nộ trước sự vô lương tâm, vô trách nhiệm và mất hết lương tri của tên quan phụ mẫu đối với mạng sống của bao người dân nghèo khổ.
Giai đoạn 1930-1945 là một giai đoạn đầy biến động, tính chất Âu hóa trong xã hội trở nên xơ bồ, gấp gáp. Có lẽ đây là giai đoạn lịch sử mang nhiều sắc thái kịch tính nhất. Xét từ nhân tố xã hội- lịch sử, có thể nói hiện thực xã hội trong những giai đoạn giao thời tiềm tàng trong nó yếu tố kịch, đã ẩn chứa trong đó những kịch tính cần được bùng ra. Kịch hóa trong văn xi là một phương thức phổ biến trong giai đoạn văn học 1930-1945. Các nhà văn giai đoạn này hầu hết vận dụng phương thức triển khai tạo ra kịch tính (bi kịch, hài kịch) trong sáng tác của mình và cơng việc này làm tốt sẽ mang đến cho tác phẩm của mình một ấn tượng mạnh mẽ, hấp dẫn độc giả. Để tạo ra những tác phẩm có kịch tính, nhà văn thường hướng đến việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột. Xung đột xã hội chính là cơ sở và động lực thúc đẩy cho hành động, nó quy định các giai đoạn chính cho sự phát triển của cốt truyện. Thơng qua kịch tính, nhiệm vụ của cốt truyện không chỉ đơn giản là phản ánh hiện thực mà còn phát hiện ý nghĩa bản chất của hiện thực đằng sau xung đột.
Sự đa dạng của xung đột chính là phản ánh sự đa dạng của đời sống tinh thần và vật chất của con người. Có những mâu thuẫn tạo ra tiếng cười (hài kịch), có những mâu thuẫn lại tạo ra cái bi. Truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một trong những truyện tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán, chứa đựng nhiều xung đột trong xã hội. Đọc văn của Vũ Trọng Phụng, độc giả có thể thấy rất nhiều cú vấp và cú sốc. Lời văn kể chuyện của ơng khơng bằng phẳng mà đầy góc cạnh, trồi lên những mâu thuẫn. Điểm nổi bật của tính kịch trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là các xung đột kịch của ông luôn ở dạng bền vững, cho nên tiếng cười ông tạo ra dường như không bao giờ tắt. Trong
Giông tố của Vũ Trọng Phụng, mâu thuẫn có kịch tính đầu tiên từ việc Nghị
Hách cưỡng hiếp Thị Mịch. Đây không chỉ đơn thuần là mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân mà là mâu thuẫn giữa một tên bạo chúa khét tiếng với người dân Quỳnh Thôn, mâu thuẫn giữa cha con Nghị Hách. Những mâu thuẫn, xung đột đan xen, chồng chéo tạo nên khơng khí căng thẳng, sơi sục, các nhân vật được cọ xát trong mơi trường đầy kịch tính như thế buộc phải bộc lộ rõ bản chất của mình. Nguyễn Cơng Hoan là một tác giả tiêu biểu sử dụng rất nhiều yếu tố kịch trong các sáng tác của mình. Ở truyện Răng con chó của
nhà tư sản của Nguyễn Cơng Hoan, tình huống kịch tính của truyện lại đặt
vào cuối tác phẩm sau việc người ăn mày vì giành đĩa thức ăn của con chó mà đấm gãy hai chiếc răng của nó và vì thương con chó gãy hai cái răng mà ơng chủ của nó “nghiến răng, nhảy tót lên ơ tơ nổ máy xình xịch, bật đèn pha lên”, với quyết tâm “ơng kẹp cho mày chết tươi rồi ông đền mạng. Bất quá ba chục
bạc là cùng!” [41, tr.24]. Khơng cần phải nhiều lời bình luận, bản thân hành
động ấy đã cho thấy nhà tư sản kia hoàn toàn là một con ác thú, phi nhân tính. Hay từ một mâu thuẫn, xung đột lại nảy sinh hàng loạt mâu thuẫn và xung đột khác nhau.
Bên cạnh đó, kịch tính ở đây biểu hiện ở việc xây dựng tình huống có vấn đề. Trong văn xi chữ quốc ngữ ln thấy xuất hiện những tình huống
căng thẳng, ngặt nghèo, quyết liệt giữa thời khắc làm bùng nổ với va chạm quyết liệt giữa con người đang phải đối đầu với những điều kiện sống khắc nghiệt phi nhân tính dồn đẩy họ vào bước đường cùng hoặc sự đụng độ dẫn đến mối xung đột một mất một còn giữa những con người đối lập nhau về địa vị xã hội, về lợi ích kinh tế hoặc những cạnh tranh tình cảm khơng khoan nhượng. Nhiều nhân vật trong nhiều tác phẩm văn xuôi của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố, …thường được đặt vào những tình thế khủng hoảng, khi thì là một cơn đói về thể chất hành hạ, lúc thì phải đương đầu đấu tranh với sinh tử… Chẳng hạn, Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao đã trải qua nhiều tình thế lựa chọn và cuối cùng ông đã chọn cách ăn bả chó để kết thúc cuộc đời mình. Chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố sau nhiều biến cố của cuộc sống, chị đã phải quyết định bán con. Bi kịch cuộc sống khơng dừng lại ở đó. Chị lại tiếp tục phải đi làm vú ni. Nhân vật bà lão lịa trong truyện Bà lão lòa của Vũ Trọng Phụng trở thành gánh nặng của gia đình bác đánh giậm với cảnh ăn gửi nằm nhờ. Tình thế bắt buộc khiến bà lão bị lòa, già yếu phải ra đầu đê ngồi ăn xin và cuối cùng cũng chết do đói rét.
Ngồi ra, kịch tính ở đây cịn được tạo ra bởi kết cấu đối lập. Hầu hết
trong sáng tác giai đoạn 1930 - 1945, các nhà văn thường đối lập giữa hạng người giàu có quyền thế với hạng người nghèo khổ thấp hèn, giữa người già với người trẻ, nam với nữ… Trong sự đối lập đó thì tác giả ln ln bảo vệ và đứng về phía những người nghèo khổ và lên tiếng đả kích kịch liệt những bọn giàu có quyền thế. Chẳng hạn, trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan có 53/73 (chiếm 72 %) truyện ngắn miêu tả nhân vật dựa trên kết cấu đối lập như ở môi trường cửa quan, phủ huyện, đối lập quan lại, lính tráng với những người nơng dân nghèo và ở môi trường thành thị, đối lập giữa bọn tư sản hãnh tiến với nghèo thành thị, gái điếm, lưu manh. Kép Tư Bền là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Cơng Hoan có tính huống giàu kịch tính nhất. Nhân vật Kép Tư Bền rơi vào tình thế cực kỳ oái ăm nghiệt ngã mà
không được quyền lựa chọn: trong lúc người cha yêu quý của anh đang ở vào phút lâm chung thì anh phải ra sân khấu là trị cười cho thiên hạ. Đó là xung đột giữa nghèo túng nhưng hiếu thảo với giàu có nhưng vơ cùng nhẫn tâm.Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… cũng xây dựng kiểu kết cấu đối lập về nhân vật. Không những đối lập về kiểu loại nhân vật (kèm tính cách, ngoại hình, ngơn ngữ…) mà cịn đối lập ngay trong chính bản thân từng nhân vật. Kiểu đối lập này chúng ta bắt gặp nhiều trong sáng tác của Nam Cao như Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên, Hộ trong Đời thừa, Điền trong Trăng sáng… Điều đó tạo
nên sự mâu thuẫn, giằng xé nội tâm của nhân vật.
Như vậy, phương thức triển khai tạo ra kịch tính là phương thức được dùng khá phổ biến trong những sáng tác giai đoạn 1930-1945, chủ yếu ở trào lưu hiện thực phê phán. Kịch tính có thể coi là bí quyết để tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm văn xuôi giai đoạn này.