Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2. Kết cấu văn bản văn xuôi mới nửa đầu thế kỷ XX
3.2.1. Hình thái cốt truyện chịu ảnh hưởng của phương Tây
Trong quá trình phát triển, do nhu cầu đổi mới và hiện đại hóa nền văn học dân tộc, các nhà văn nước ta, bên cạnh việc phát huy, giữ gìn bản sắc và truyền thống văn hóa dân tộc cịn tiếp thu văn học nước ngoài ở cả hai phương diện: nội dung và hình thức. Văn học Việt Nam đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ văn học Pháp trên nhiều phương diện, đặc biệt là hình thái cốt truyện. Mơ hình của những dạng cốt truyện phương Tây hầu hết được sử dụng trong tác phẩm của các nhà văn trong giai đoạn sơ khai của thời hiện đại: Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu) (Giấc mộng con), Đặng Trần Phất (Cành lê điểm
tuyết, Cuộc tang thương), Trọng Khiêm (Kim Anh lệ sử), Nguyễn Trọng
Thuật (Quả dưa đỏ)… “Nhiều sơ đồ cốt truyện được sử dụng gần như nguyên vẹn dưới dạng phóng tác, một hành vi thực chất là sử dụng công cụ nghệ thuật từ những nền văn hóa ngoại lai để phục vụ ý đồ nghệ thuật của chủ thể sáng tạo. Ngay trong cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của người Việt, Tố Tâm
(Hoàng Ngọc Phách), dấu vết ảnh hưởng của tiểu thuyết phương Tây thế kỷ XVIII - XIX cũng là khá đậm nét” [88].
Cốt truyện là trung tâm của tác phẩm, là một hệ thống cụ thể những sự
kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hồn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm “cốt truyện là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm” [21, tr.137]. G.N.Pôxpêlôp đã dẫn lời của B.V.Tômasepsk về cốt truyện: “Tổng thể các sự kiện trong mối liên hệ qua lại nội tại của chúng, ta sẽ gọi là cốt truyện” [82, tr.232] và chính ơng cũng cho rằng “Các tác phẩm tự sự (…) miêu tả các sự kiện, hành động trong đời sống nhân vật diễn ra trong không gian và thời gian. Phương diện này của sáng tác nghệ thuật (tiến trình sự kiện thường hình thành từ các hành vi của nhân vật, tức sự vận động không - thời gian của cái được miêu tả) được gọi bằng thuật ngữ cốt truyện” [82, tr.229]. Như vậy, khái niệm cốt truyện theo truyền thống và theo nghĩa khái quát nhất hiện nay, sự kiện và hành động giữ vai trị quan trọng, sự kiện ln gắn liền với hành động.
Cốt truyện được xây dựng trên những câu chuyện có thực ngồi đời và qua ngòi bút của các nhà văn, nó được hiện thực hóa thành nhiều loại. Dostoiepxki nhấn mạnh vai trò của cuộc sống trong việc xây dựng cốt truyện:
“Anh hãy nhớ lấy lời tôi: Đừng bao giờ bịa ra các cốt truyện, anh hãy lấy những cái do bản thân cuộc sống cung cấp. Khơng một trí tưởng tượng nào nghĩ ra được những điều mà đôi khi cuộc sống bình thường quen thuộc nhất đưa lại. Hãy tơn trọng cuộc sống”. Chúng ta khơng tuyệt đối hóa ý kiến của Dostoiepxki nhưng rõ ràng trong đời sống văn học, nhất là trong văn học của các trào lưu hiện thực, nhiều cốt truyện đã được xây dựng từ chính những câu chuyện ngoài cuộc đời như Đào kép mới (Nguyễn Công Hoan), Chí Phèo
(Nam Cao), Tắt đèn (Ngơ Tất Tố)…
Cốt truyện trong văn học trung đại Việt Nam gắn bó chặt chẽ với sự kiện, hành động và diễn biến theo trình tự thời gian “cốt truyện có một quá trình diễn biến: trình bày, khai đoan, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc” [75, tr.209] và cốt truyện được coi là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc sáng tạo nên một tác phẩm “cốt truyện là xương sống của tiểu thuyết truyền thống tới mức nó đã được định hình về mặt cấu trúc” [14, tr.63]. Cốt truyện quyết định và chi phối tính cách nhân vật. Các nhà văn trung đại thường còn dè dặt trong việc đổi mới cốt truyện mà thường chỉ thuật lại hoặc biến đổi một chút những tích truyện có sẵn như kiểu cốt truyện điển hình trong Truyện Kiều, Sơ kính tân trang, Lục Vân Tiên…: Gặp gỡ - tai biến - lưu lạc - đoàn viên. Cốt truyện
thường được lấp đầy bằng các sự kiện và hành động. Cốt truyện của Truyện Kiều là diễn biến các sự kiện và hành động của nhân vật Kiều: Kiều thăm mộ đạm Tiên, Kiều gặp Kim Trọng, Kiều bán mình chuộc cha, Kiều rơi vào tay Mã Giám Sinh và Tú bà, Kiều mắc lừa Sở Khanh, Kiều gặp thúc sinh, Kiều và Hoạn Thư, Kiều gặp Từ Hải, Kiều báo ân trả oán, Kiều tự vẫn, Kim Trọng đi tìm Kiều, Đồn tụ.
Bước sang giai đoạn văn học đầu thế kỷ XX thì hành động bên trong có một ý nghĩa rất lớn. Nó khơng phải là các sự kiện đột biến như văn học trung đại mà là những cơn thăng trầm trong cảm xúc của của nhân vật và là sự cảm
thụ, lý giải các hiện tượng và thực tế khách quan ngày càng mới. Một số tiểu thuyết đầu thế kỷ XX đã bắt đầu chú ý hơn tới những sự kiện như Mảnh tình
chung của Đinh Gia Thuyết, Cuộc tang thương của Đặng Trần Phất, Cay đắng mùi đời của Hồ Biểu Chánh đã bắt đầu chú ý hơn tới những sự kiện bên
trong và nằm ngoài hành động. Đặc biệt, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách ra
đời, đã làm thay đổi lối viết truyền thống thì cốt truyện kiểu liên kết chuỗi các sự kiện, hành động khơng cịn giữ vị trí độc tơn mà nhường chỗ cho việc miêu tả những điều khó nói nằm sâu trong thế giới nội tâm của con người. Xung đột xã hội được khúc xạ qua xung đột nội tâm, giữa các nguyên tắc luân lý đạo đức và tình cảm tự nhiên của con người, giữa lý trí và tình cảm…Trong
Tố Tâm, Hồng Ngọc Phách chú ý đến tình cảm được nảy sinh trong một tình
huống cụ thể nào đó, quan tâm theo dõi những chuyển biến tinh vi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Để chân dung nhân vật trọn vẹn nhà văn đã sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: tả nội tâm qua mơi trường thiên nhiên rộng lớn như: góc bể, chân mây, cánh đồng, bãi biển mênh mông; qua môi trường hẹp trong ngơi nhà số 58; qua ngoại hình, hành động, qua đối thoại, độc thoại… Đơi khi, tác giả cịn xen vào đó những lời bình luận ngoại đề. Như vậy, cốt truyện chỉ là phương tiện để bộc lộ tính cách của nhân vật.
Những năm ba mươi đầu thế kỷ XX, cốt truyện trong tác phẩm văn xuôi mới, tuy đã giảm đi rất nhiều sự kiện, hành động nhưng vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của lối kết cấu chương hồi, câu chuyện vẫn diễn biến theo trình tự thời gian. Một số tác giả vẫn còn sử dụng cốt truyện văn học dân gian (Quả dưa đỏ - Nguyễn Trọng Thuật), tiểu thuyết chương hồi của văn học Trung Quốc (Điểu Thám kỳ án - Trương Văn Chi) hoặc văn học phương Tây như tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh… Cốt truyện trong các sáng tác của Hồ Biểu Chánh có sự xuất hiện hệ thống mơtíp quen thuộc của truyện thơ Nôm, truyện nghĩa hiệp…Trong U tình lục, người đọc có thể thấy ảnh hưởng nổi
trội của cốt truyện thơ Nôm, đặc biệt Truyện Kiều hay trong Ai làm được ảnh hưởng cốt truyện nghĩa hiệp và một số tác phẩm Chúa tàu kim quy, Cay đắng
mùi đời, Ngọn cỏ gió đùa…ảnh hưởng mơ típ phiêu lưu, trượng nghĩa của
phương Tây (Bá tước Monto - Cristo của Alecxandre Dumas, Khơng gia đình của Hector Malot, Những người khốn khổ của Victor Hugo). Tuy nhiên, kinh
nghiệm nghệ thuật, vốn sống mà Hồ Biểu Chánh tích lũy được bị chi phối nặng nề bởi quan niệm đạo đức nên nó ảnh hưởng sâu đậm trong sáng tác của ông. Phần lớn, các sáng tác ảnh hưởng nhiều mơtíp truyện dân gian: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo…Nhân vật thiện trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh thường xuất thân từ tầng lớp bị trị, con nhà nghèo, thấp cổ bé họng, trải qua nhiều thử thách để dần khẳng định được phẩm chất, đạo đức, tài năng, trí tuệ của mình. Kết thúc truyện ln có hậu, những nhân vật chính được hưởng hạnh phúc tốt lành như trong Cay đắng mùi đời, Cha con nghĩa nặng…Theo
hướng đó, cốt truyện được xem là tổng hợp các mơtíp theo sự kế tục thời gian và theo quy luật nhân quả.
Từ năm 1930 trở đi, cốt truyện chương hồi đã dần dần mất hẳn và thay vào đó là ảnh hưởng cốt truyện của phương Tây: kiểu cốt truyện tâm lí (kiểu cốt truyện đầy kịch tính, bất ngờ góp phần bộc lộ tính cách nhân vật một cách rõ nét) hay kiểu truyện khơng có cốt truyện (truyện của Thạch Lam), truyện của Nguyễn Công Hoan (Hai cái bụng), đó là truyện khơng có cốt truyện, hành động mà chỉ gồm hai mẩu chuyện ghép cạnh nhau, tạo nên một sự đối lập so sánh.
Phần lớn các tiểu thuyết và truyện ngắn của Tự lực văn đoàn đều có cốt truyện kiểu như vậy. Sử dụng cốt truyện theo diễn biến tâm lý của nhân vật, các nhà văn có thể đặt nhân vật vào những khơng gian, thời gian nghệ thuật khác nhau nhờ những ký ức, liên tưởng, hồi tưởng…Ngay cả Nhất Linh - một cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn cũng thể hiện những bước đổi mới đáng
kể. Vốn là một cây bút có sở trường với loại hình tiểu thuyết luận đề nhưng với Lạnh lùng, Nhất Linh đã hướng ngòi bút khám phá sâu hơn vào cõi lòng, vào thế giới tình cảm của con người với những khát khao và nuối tiếc trước ranh giới giữa tình yêu và phẩm hạnh, của tình yêu và bổn phận. Đến Bướm trắng, nhà văn đã có đổi mới rõ nét về cốt truyện. Nhà nghiên cứu Đỗ Đức
Hiểu đã đánh giá Bướm trắng của Nhất Linh “Bướm trắng với cốt truyện đơn giản là thế giới bên trong con người vô cùng biến động, cái ý thức và cái tiềm thức, cái vô lý và cái phi lý, giấc mơ, mê sảng, linh cảm (…) được Nhất Linh miêu tả, phân tích một cách tinh vi” [36, tr.237]. Trước đó, Tố Tâm của
Hồng Ngọc Phách miêu tả nhân vật có chiều sâu song mới chỉ dừng lại ở tâm lý trên mặt phẳng thì Bướm trắng của Nhất Linh lại là hành trình bên
trong đầy bí ẩn của con người. Truyện của Thạch Lam không nặng về cốt truyện, thậm chí khơng có cốt truyện. Nắng trong vườn, Hai đứa trẻ, Đứa con
đầu lịng, Dưới bóng hồng lan…là những truyện như thế. Truyện của Thạch
Lam đằm thắm chất trữ tình và tâm hồn dân tộc nên kết cấu, cốt truyện tự nhiên tạo nên một phong cách rất riêng trong Tự lực văn đoàn: phong cách
Thạch Lam.
Như vậy, đối với văn học truyền thống thì cốt truyện rất quan trọng. Nhiều sáng tác văn xi được viết theo cấu trúc tuyến tính nên cốt truyện rất được quan tâm và hầu hết ở các truyện ngắn đều diễn ra như sau: giới thiệu, phức tạp hóa các hành động, cao trào giải quyết và kết thúc. Nhà văn miêu tả sự việc theo một trật tự thời gian diễn biến bình thường như trong thực tại. Chẳng hạn như truyện của các tác giả Tản Đà, Nguyễn Bá Học… Đối với truyện ngắn hiện đại, nếu đi theo cấu trúc này thì đến giai đoạn cao trào của cốt truyện thì tác giả sẽ đặt vào đó một ẩn dụ và một điều dễ nhận thấy nữa là điểm nhìn của người kể chuyện trong cấu trúc tuyến tính thường đứng ở một nơi nào đó quan sát, miêu tả và điểm nhìn khơng thay đổi từ đầu đến cuối.
Nếu viết theo cấu trúc phân mảng thì vai trị cốt truyện trở nên mờ nhạt. Tuy nhiên, các văn bản truyện được lắp ghép bởi những mảng trần thuật khác nhau mà nhìn bề ngồi có thể thấy những khối rời nhau, ít hoặc khơng có liên hệ nhưng thực ra là có mối liên hệ ngầm do chủ đề gắn kết lại. Nhà văn có thể di chuyển ngược xuôi, đảo ngược về thời gian và người kể chuyện có thể thay đổi điểm nhìn.
Như vậy, khi xem xét văn xi mới đầu thế kỉ XX, có thể nhận thấy đặc điểm lớn của nó là sự đan xen cũ - mới, một mặt vẫn cịn khơng ít truyện nặng về kể sự, lí sự với hình thức tự sự kiểu chương đoạn, kết cấu theo thời gian tuyến tính khá đơn điệu, mặt khác, văn xi đầu thế kỷ XX đã có nhiều dấu hiệu hiện đại, thể hiện ảnh hưởng của cốt truyện phương Tây, tạo nên sự đổi mới trong nghệ thuật trần thuật. Với những đổi mới đó, văn xi chữ quốc ngữ đã góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hố văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.