Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Giới thuyết về một số khái niệm
1.2.4. Ngôn ngữ hội thoại
Hội thoại là gì?
Hội thoại là hoạt động giao tiếp phổ biến và cơ bản nhất của con người,
trong đó, nhân vật tự nói với mình (đơn thoại hoặc độc thoại nội tâm), đối thoại giữa từng cặp nhân vật và đối thoại giữa nhiều nhân vật với nhau.
Hội thoại thường dựa trên cơ sở tương tác qua lại giữa một bên là người nói và một bên là người nghe, kết hợp với sự luân phiên lượt lời, thay đổi vai trị trong suốt q trình giao tiếp. Hội thoại khi được thực hiện bởi hai bên gọi là song thoại, khi được thực hiện bởi ba bên gọi là tam thoại và hội
thoại gồm rất nhiều vai giao tiếp gọi là đa thoại. Trong văn học, song thoại
vẫn là hình thức phổ biến và mang những đặc trưng cơ bản của một hội thoại,
đa thoại chiếm một tỉ lệ thấp, thường xuất hiện trong cuộc trị chuyện đám
đơng, trong gia đình, hay khơng gian đàm thoại cơng cộng.
Khi phân tích một diễn ngơn hội thoại, chúng ta khơng thể bỏ qua thuật ngữ cuộc thoại, lời thoại. Để tham gia một cuộc thoại thì người tham gia giao
tiếp phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc luân phiên lượt lời và nguyên tắc liên kết. Điều đó có nghĩa người này nói thì người kia phản hồi trở
lại và luân phiên nói một cách nhịp nhàng, uyển chuyển để hội thoại không bị “đứt mạch”.
Bên cạnh đó, một cuộc hội thoại phải có tính mục đích và hướng đến một hay nhiều chủ đề khác nhau. Mỗi bên tham gia giao tiếp có thể nhằm tới mục đích khác nhau hoặc cùng hướng về một đích chung.
Ngồi ra, để cuộc thoại diễn ra thành cơng thì người tham gia giao tiếp phải tôn trọng các nguyên lý hội thoại: Nguyên lý cộng tác và nguyên lý lịch sự.
Nguyên lý cộng tác được cụ thể hóa bằng bốn phương châm cơ bản: - Phương châm về lượng: hãy làm cho phần đóng góp của mình có
lượng tin đúng như nó được địi hỏi cho mục đích của cuộc thoại và đừng đóng góp lượng tin của mình nhiều hơn nó được địi hỏi
- Phương châm về chất: đừng nói điều mà mình tin là sai và đừng nói
điều mà mình khơng có bằng chứng chính xác.
- Phương châm về quan hệ: hãy đóng góp những điều có liên quan. - Phương châm về cách thức: hãy nói cho rõ ràng, đặc biệt là tránh tối
nghĩa, tránh mơ hồ ngắn gọn, mạch lạc.
Nguyên lý lịch sự, theo Lakoff thì lịch sự được xem như những quy tắc
đối với quan hệ liên cá nhân. Ông đã nêu lên ba loại quy tắc lịch sự: không được áp đặt (có tính phi cá nhân), dành cho người đối thoại sự lựa chọn (áp dụng trong những ngữ cảnh mà các bên tham gia cuộc thoại có cương vị xã hội và quyền lực gần như tương đương) và khuyến khích tình cảm bạn bè (áp dụng trong trường hợp người tham gia có quan hệ thân tình, gần gũi như bạn bè, vợ chồng…).
Lời thoại là lời nói của nhân vật (ngơn ngữ nhân vật) trong hội thoại.
thoại, tam thoại hoặc đa thoại), hay ngắn hoặc dài phụ thuộc vào lời đáp, lời kể, lời tả, lời bình luận của nhân vật. Thơng qua lời thoại, chúng ta sẽ biết
được gần hết mọi thứ về nhân vật như: tính cách, phẩm chất, trình độ văn hóa, quyền lực, quan hệ với người đối thoại, thái độ…
“Ngôn ngữ hội thoại là ngôn ngữ trao lời của các nhân vật trong tác phẩm” [24, tr.204]. Nó là kết quả trực tiếp của các hành vi ngơn ngữ, gắn với các tình huống giao tiếp mà nhân vật đang trải qua. Nét đặc sắc nhất của ngôn ngữ hội thoại là mục đích phát ngơn của các câu mà nhân vật nói ra. Lực ngơn trung tại lời của các nhân vật được tăng cường nhờ ngữ điệu và các phương tiện tình thái. Chẳng hạn: “Nói dễ nghe nhỉ. Tao thương mày thì ai thương tao?..., “Quân ngu như lợn, muốn được việc lại không muốn mất tiền…” (Nguyễn Công Hoan), “Cái thằng Mới, láo thật” (Ngô Tất Tố).
Như vậy, nhiệm vụ của các nhà phân tích diễn ngơn hội thoại là phải quan tâm đến việc miêu tả các hình thức ngơn ngữ, cấu trúc và sự tổ chức ở mọi cấp độ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng.
Tiểu kết
1. Ở trong nước, các nhà nghiên cứu đi trước đã có nhiều đóng góp trong việc dựng lại diện mạo văn học nửa đầu thế kỷ XX và cho ta một cái nhìn tương đối đầy đủ và khái quát nhưng chủ yếu mang tính định hướng. Điều đáng nói là, khi bàn về văn học giai đoạn này, các nhà nghiên cứu chưa bàn sâu về văn xuôi chữ quốc ngữ giai đoạn 1930 - 1945 để chỉ rõ tác nhân ảnh hưởng, kết cấu tổ chức diễn ngơn văn xi và những đóng góp cụ thể của nó về mặt ngơn ngữ cho tiến trình hiện đại hóa văn xi Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
2. Ở nước ngồi, rất ít các cơng trình nghiên cứu về Nhất Linh, Khái Hưng và Thạch Lam, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Cơng
Hoan và nếu có, cũng chỉ giới thiệu sơ lược và đánh giá rất chung chung những đóng góp của họ trong q trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.
3. Luận án của chúng tơi sẽ góp thêm một tư liệu về nghiên cứu ngôn ngữ văn xuôi mới giai đoạn 1930 - 1945 thông qua các tác phẩm của các tác giả tiêu biểu như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố và Nam Cao.
Chƣơng 2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VĂN XUÔI MỚI
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
Nửa đầu thế kỷ XX là giai đoạn gắn với nhiều đau thương nhưng cũng nhiều chiến công hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đồng thời, giai đoạn này cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến văn hóa, trong đó có văn học nước nhà và ngôn ngữ văn học Việt Nam. Văn hóa Việt Nam đã tìm được nguồn lực để phát triển, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của dân tộc ta. Đầu thế kỷ XX văn hóa Việt Nam nói chung, văn học Việt Nam nói riêng đã rẽ sang một chặng đường mới. Hầu như toàn bộ những tác phẩm văn học thế kỷ này đều được viết bằng chữ Quốc ngữ, thay vì viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nơm như ở các thế kỷ trước. Ngoài ra, so với các thế kỷ trước thì văn chương đầu thế kỷ XX có nhiều thành tựu rất nổi bật. Nền quốc văn mới hình thành ở cuối thế kỷ XIX và nhất là đầu thế kỷ XX là một sự kiện hết sức quan trọng, một dấu mốc trong sự hình thành ngơn ngữ văn học hiện đại tiếng Việt có nhiều nhân tố tác tác động đến sự hình thành nền quốc văn mới và ngôn ngữ học tiếng Việt hiện đại, mà hai nhân tố quan trọng đã được khẳng định, đó là sự ra đời và phát triển của báo chí tiếng Việt và hoạt động dịch thuật của các tác phẩm văn học, văn hóa, tư tưởng của phương Tây, Tân thư của Trung Hoa.