Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Nhân tố văn hóa, văn học và tƣ tƣởng
2.2.3. thức cá nhân trong quan hệ: nhà văn cuộc sống tác phẩm
- công chúng và trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
Sự xuất hiện của các đô thị hiện đại đầu thế kỷ XX kéo theo sự xuất hiện nhiều tầng lớp xã hội mới như đã nói ở trên là bước tiến vượt bậc đáng ghi nhận đối với xã hội Việt Nam, hiện đại hóa của văn học và ngơn ngữ văn học. Điểm đáng nói đầu tiên và cũng là quan trọng nhất chính là sự tách rời hay loại bỏ quyền kiểm sốt của đế quyền và những cơng dân - thị dân mới đã ý thức được giờ đây họ khơng cịn là một bộ phận, một phần tử của nước nhà bị lệ thuộc vào vua, vào cha và bị ràng buộc bởi “tam cương, ngũ thường”, “tam tòng tứ đức”. Ý thức cá nhân “phát huy cái bản ngã”, cái tơi “tự do” bắt đầu hình thành.
Nói đến ý thức cá nhân là nói đến tồn bộ sự tồn tại của con người trong những mối quan hệ cụ thể, gắn với những nhu cầu vật chất, tinh thần, tình cảm, thẩm mỹ của đối tượng. Trong thời kỳ trung đại, vì những lý do lịch sử xã hội nhất định, con người cá nhân khơng có được những quyền tồn tại gắn với nhu cầu chính đáng của con người. Điều đó đã tạo nên tính chất “phi ngã” và quan điểm “văn dĩ tải đạo” trong văn học trung đại (Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát…). Cũng chính điều này đã hủy hoại cá tính sáng tạo của nhà văn, và khi nhà văn vượt qua được giới hạn của thời đại thì ý thức con người cá nhân được bộc lộ và văn chương thực sự tiếp cận được đến giá trị chân - thiện - mỹ. Sự xuất hiện ý thức về “cái tôi” cá
nhân là một bước tiến quan trọng trong hành trình tư tưởng và nghệ thuật của nhân loại bởi sáng tạo nghệ thuật mang tính đặc thù, đó là sự sáng tạo của cá nhân: “Sự sáng tạo nghệ thuật là của một cá nhân. Do đó, sự giải phóng cái Tơi của chủ thể sáng tạo đã làm nở rộ một thời kỳ văn học có những bơng hoa giàu hương sắc” [57, tr.233].
Sự xuất hiện của con người cá nhân trong văn học ở từng thời kỳ có những đặc điểm khác nhau. Ở thời kỳ trung đại, việc xuất hiện con người cá nhân trong văn học như một sự “nổi loạn” bởi con người lúc đó là cơng cụ, phương tiện thể hiện những giá trị trừu tượng. Bước vào thời kỳ hiện đại, sự tồn tại con người cá nhân trong văn học là một sự tất yếu, tự nhiên bởi xã hội đã xuất hiện những tiền đề cần thiết (như ở phần 1.1 và 1.2 đã phân tích) cho sự tồn tại của con người cá nhân, đó là việc thực dân Pháp đơ hộ và khai thác thuộc địa dẫn tới sự thay đổi cơ cấu kinh tế xã hội, sự hình thành các đơ thị mới, sự xuất hiện các tầng lớp xã hội mới, sự thay đổi tư tưởng thẩm mỹ…Do vậy, khơng phải ngẫu nhiên mà tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc lại gắn liền với từng giai đoạn mà thực dân Pháp thống trị trên đất nước ta. Khi đó văn hóa dân tộc thốt ra khỏi ảnh hưởng của khu vực, hội nhập với văn hóa thế giới mà cụ thể là văn hóa phương Tây, văn hóa Pháp. Truyện thầy Lazaro
Phiền (1887) là dự báo của sự ảnh hưởng và ảnh hưởng tiếp theo ở những tác
giả miền Nam như Trương Duy Toản, Trần Chánh Chiếu, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt, Hồ Biểu Chánh…, đỉnh cao ở miền Bắc như Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Nam Xương… từ những năm 20 đầu thế kỷ XX và hoàn thiện là giai đoạn 1930 - 1945 và ở cả chủ nghĩa lãng mạn (Tự lực văn
đoàn) và chủ nghĩa hiện thực (Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất
Tố, Nam Cao…). Lúc này ý thức cá nhân của người nghệ sĩ cũng được phát triển đầy đủ. Nhìn chung, con đường hiện đại hóa văn học dân tộc dưới một góc độ nào đó là sự tiếp tục của truyền thống nói trên, nó vừa thể hiện sự dân chủ hóa trong văn học vừa biểu hiện tư tưởng nhân đạo.
Nói tới vai trị con người cá nhân trong q trình hiện đại hóa văn học dân tộc, trong đó có ngơn ngữ thì phải nói tới sự thay đổi lý tưởng thẩm mỹ. Ở văn học trung đại, cái đẹp của con người được phản ánh trong văn học là cái đẹp chung của nhiều người theo hệ thống quy phạm như “khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”, “vai năm tấc rộng, thân mười thước cao” (Truyện
Kiều - Nguyễn Du). Cái đẹp trong văn học hiện đại gắn với từng cá nhân cụ
thể, tùy theo quan điểm từng người như Lưu Trọng Lư đã viết: “Các cụ ta ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh nhạt…các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya; ta nao nao vì tiếng gà lúc đứng ngọ. Nhìn một cơ gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi; ta thì cho là mát mẻ như đứng trước cánh đồng xanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hơn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình, mn trạng: các tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xơi…cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu…” [93, tr.11].
Thêm vào đó, vai trị của ý thức cá nhân cũng được biểu hiện sâu sắc qua chủ thể sáng tạo, đối tượng phản ánh và công chúng. Chủ thể sáng tạo là cá tính sáng tạo của nghệ sĩ được thể hiện như quan điểm, nhận thức, thói quen, sở thích, gu thẩm mỹ… Ý thức “cái tơi” cá nhân sẽ phát huy khả năng sáng tạo của nghệ sĩ, làm xuất hiện nhiều phong cách cá nhân. Ý thức cá nhân của chủ thể sáng tạo được giải phóng sẽ dẫn đến một cách nhìn cá thể hóa, độc đáo, hấp dẫn. Chẳng hạn, Nhất Linh có khát vọng về một sự nghiệp văn chương hơn người, ông không muốn sống cuộc đời của một công chức nhà nước bảo hộ sáng vác ô đi, tối vác về “Tơi khơng có ý trở thành ông
tham, ông đốc… như ai. Nguyện vọng tha thiết của tôi là được viết văn, làm báo, sống bằng ngịi bút của mình, sống bằng nghề tự do ngồi vịng kiềm tỏa” [63, tr.522].
Đối tượng phản ánh chính là hiện thực cuộc sống được chủ thể sáng tạo đưa vào văn học như một bức tranh lớn về cuộc sống với nhiều màu sắc, đường nét khác nhau. Mỗi một con người trong xã hội đều có thể tìm thấy mình ở đâu đó trong những bức tranh ấy. Chẳng hạn, cuộc đấu tranh đòi quyền sống cho cá nhân, địi giải phóng cá nhân khỏi những ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến được phản ánh cả trong những tác phẩm lãng mạn và hiện thực (Nửa chừng xuân - Khái Hưng, Đôi bạn, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng - Nhất Linh…).
Công chúng của văn học là các thành viên trong xã hội quan tâm đến văn học (vô sản, tư sản, tiểu tư sản, tiểu thị dân…). Sự xuất hiện của những đô thị kiểu phương Tây kéo theo sự xuất hiện của những tầng lớp xã hội mới. Những con người trong các tầng lớp xã hội mới đó là cơng chúng của văn học. Tất cả họ đều mang trong mình “cái tôi” tự do của con người và được đặt trong những mối quan hệ cụ thể gắn liền với những nhu cầu cụ thể. Họ tìm đến văn học như một sự giải trí hoặc để chia sẻ nỗi niềm, tìm kiếm tri kỉ…và nền văn học mới phải cố gắng thay đổi nội dung (đối tượng phản ánh) để thỏa mãn nhu cần chính đáng đó của họ - nhu cầu khẳng định ý thức cá nhân trong đời sống của mỗi con người. Như vậy, ý thức cá nhân được thể hiện qua đối tượng phản ánh, chủ thể sáng tạo và công chúng độc giả: nhà văn - cuộc sống - tác phẩm - cơng chúng. Chính điều này đã góp phần trong q trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc và ngơn ngữ văn học.
Đặc biệt cần nói thêm ở đây, nền kinh tế phong kiến chuyển sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng đã làm xuất hiện cái tôi cá nhân. Lối sống coi trọng vật chất, hàng hóa, tiền bạc đã phá vỡ các quan hệ luân thường, đạo lý “Tình nghĩa lép vế trước lợi nhuận” [18, tr.24]. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các đô thị mới mọc lên đã biến con người trở thành những cá nhân mà “trong xã hội cá nhân trở thành thực tế thì luân thường - những quan hệ đạo lý
bất biến - quá đơn giản, chật hẹp, không thể chứa đựng nổi sự phức tạp đa dạng, sự biến động của thực tế cuộc sống. Ân tình khơng thể giải quyết hết các quan hệ. Người ta phải tìm thế giới xã hội cách khác, có thái độ khác và chờ đợi văn học đưa lại cho mình những cái khác trước” [44, tr.24].
Lối sống thay đổi đã tạo nên sự thay đổi trong tư tưởng, tình cảm, tâm lý của con người thời đại. Điều đó địi hỏi văn học cũng phải thay đổi từ tư tưởng, quan niệm thẩm mỹ đến hình thức thể hiện. Quan niệm “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngơn chí” của văn học trung đại khơng cịn phù hợp với nhu cầu thưởng thức của tầng lớp công chúng (tầng lớp thị dân). Trong cuộc sống mới, thế lực đồng tiền lên ngôi, con người cá nhân cần được khẳng định. Người ta chờ đợi và mong muốn một nền văn học sát với cuộc sống hiện thực đang diễn ra hàng ngày: “Người ta cần hiểu rõ, hiểu kĩ cuộc sống với tất cả những chi tiết đầy đủ, những chi tiết cụ thể trong cuộc sống bình thường thế tục. Người ta muốn nếm trải cái có thật (hay có thể có thật), chứ khơng phải được khích lệ bằng những tấm gương trung hiếu, minh họa bằng đạo nghĩa…Người ta cũng muốn xúc cảm, muốn mở mang như những con người cá nhân, chứ không phải xúc động như khi chiêm ngưỡng tấm gương cao cả của các vị thánh xuất chúng” [44, tr.24-25].
Khát vọng chính đáng đó của tầng lớp cơng chúng đã trở thành nhu cầu, thành thị hiếu văn học, địi hỏi nền văn học mới đáp ứng. Điều đó cũng góp phần lý giải tại sao những đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật giai đoạn 1930 - 1945 lại gắn bó với tầng lớp cơng chúng đơng đảo này “Q trình hiện đại hóa văn học là q trình xóa bỏ quan niệm xã hội ln thường, với con người đạo đức và chức năng, hình thành quan niệm xã hội, quan niệm con người, quan niệm cuộc sống, chi phối việc thay đổi đề tài văn học. Người sáng tác phải chú ý đến người, đến việc và phải quan tâm đến cốt truyện, đến nhân vật, phải quan tâm đến nhận thức, phản ánh. Đó là q trình biến dạng, tha hóa ba
mẫu nhân vật nho gia: người hành đạo, người ẩn sĩ và người tài tử tồn tại mấy trăm năm trong văn học bác học. Đó là sự cụ thể hóa, đa dạng hóa các nhân vật của xã hội cũ: vua, quan tuần, quan huyện, quan nghè, thầy đồ, ông lý, người nơng dân…Đó là q trình xuất hiện ngày càng nhiều những nhân vật thành thị: thầy thông, thầy ký, ơng thầu khốn, cậu hoc trò, người dân lao động, người công nhân, cô tiểu thư và cô gái mới…Cuộc sống trong văn học cũng dần dần phức tạp, đa dạng nhiều màu sắc như cuộc sống thực. Và để thể hiện nó, thể loại, phương pháp sáng tác, tiêu chuẩn thẩm mỹ phải kịp thời thay đổi theo” [18, tr.25-26].
2.2.4. Báo chí tiếng Việt đầu thế kỷ XX với sự hình thành và phát triển của ngơn ngữ văn xi mới
Sự hình thành và phát triển ngôn ngữ văn xuôi ở nước ta đầu thế kỷ XX có sự đóng góp tích cực của báo chí. Trong Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm cũng cho rằng thời kỳ thành lập nền quốc văn mới “các báo chí kế tiếp xuất bản, trong đó có các nhà viết báo có giá trị, hoặc về phái cựu học, hoặc về phái tân học, soạn ra các bài xã thuyết, nghị luận và biên dịch các bài khảo cứu về học thuật Đơng Tây, nhờ đó mà quốc văn mới thành lập và có cơ sở vững vàng” [31, tr.369] và “văn xuôi mới của ta sở dĩ thành lập được, một phần lớn là nhờ các báo chí” [31, tr.371]. Nhà nghiên cứu Đinh Văn Đức cũng đưa ra nhận định tương tự: “Ở nước ta (…), ngôn ngữ văn học, nhất là văn xuôi đầu thế thế kỷ XX, lại thừa hưởng thành tựu ngơn ngữ báo chí mà trưởng thành nhiều. Nhiều nhà văn đã trưởng thành từ nhà báo, những áng văn xuôi mới hay nhất đã từng xuất hiện trên báo chí trước khi được in thành sách. Lối văn trọng sự thật, gãy gọn vốn là đặc trưng của ngôn ngữ thông tấn đã là tiền đề cho ngôn ngữ trong các sáng tác văn xuôi mới với các thể loại khác nhau” [17, tr.820]. Gắn liền với hoạt động báo chí và có vai trị to lớn trong sự hình thành ngơn ngữ văn học văn xuôi ở thời kỳ đầu khơng thể
khơng nói đến các nhà văn kiêm nhà văn hóa thuộc thế hệ Tây học đầu tiên với các cơng trình của họ từ dịch thuật, khảo cứu, viết báo đến sáng tác truyện ký. Đó là những tên tuổi như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của ở Nam Bộ, Phạm Quỳnh với tờ Nam Phong tạp chí, Nguyễn Văn Vĩnh với Đơng Dương
tạp chí rồi tiếp đến là Phan Khơi, Phan Kế Bính, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim…
Những năm đầu thế kỷ XX là thời kỳ dựng nghiệp của báo chí Việt Nam, nhất là báo chí Quốc ngữ. Rất nhiều tờ báo được ra đời nhưng chỉ đưa tin liên quan đến nhà nước, chưa đưa hoạt động văn nghệ vào như Nông cổ
mín đàm (1900) ở Nam kỳ, Nhật báo tỉnh (1905), Đại Việt Tân báo ở Bắc kỳ
(1905), Đại Nam đồng văn Nhật báo (1907)...Từ năm 1910 trở đi thì phạm vi hoạt động của báo chí đã được mở rộng do tình hình xã hội, nhu cầu xã hội và sự tiến bộ của kỹ năng nghiệp vụ. Ngồi nhiệm vụ thơng tấn, báo chí (Đơng
Dương tạp chí (1913), Nam Phong tạp chí (1917), Đại Việt tạp chí (1918), An Nam tạp chí (1926)...) còn mở thêm các mục học thuật, chuyên khảo. Lúc
này, báo chí đã thiên về văn chương, có lối diễn đạt của ngôn ngữ văn chương, trong báo chí đã có những chun mục văn nghệ và đăng nhiều tác phẩm nước ngoài qua dịch thuật và cả phụ trương về văn học nữa. Tạp chí Nam Phong xuất bản năm 1917 và đình bản năm 1934 (17 năm hoạt động với 210 số). Đây là một trong số các tạp chí được xuất bản liên tiếp và tồn tại lâu nhất ở nước ta lúc đó. Thời kỳ tạp chí Nam Phong ra đời, trừ các bản dịch tiểu thuyết tiếng Tàu ra tiếng ta, chưa hề có sách quốc văn xuất hiện. Tạp chí Nam Phong ra đời có ảnh hưởng lớn đến nền quốc văn mới: đã đem tư tưởng Âu – Á diễn dịch ra tiếng ta cho những người khơng biết chữ Pháp hoặc chữ Hán có thể lĩnh hội và luyện tập quốc văn cho nền văn ấy có thể thành lập được.
Sau đó, sự xuất hiện của báo chí cách mạng vào năm 1925 là một nhân tố rất quan trọng. Báo chí cách mạng lúc này bị cấm, nhưng nó vẫn tiếp tục len lỏi trong quần chúng, nhen nhóm ngọn lửa yêu nước và cách mạng. Ngơn
ngữ báo chí cách mạng, do mục tiêu vận động quần chúng, là ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, có sức cảm hóa, có nhiều đóng góp cho một ngữ vựng mới. Nó là một bộ phận quan trọng, tiền thân của ngơn ngữ báo chí ngày nay. Mở đầu của dịng báo chí này là tờ Thanh niên (21/6/1925) do Nguyễn Ái Quốc sáng
lập, có chủ kiến về ngơn ngữ “Chúng tơi xin báo với độc giả của mình rằng chúng tơi bất chấp sử dụng những từ mỹ miều, văn phong lịch lãm, câu chữ đong đưa, nhịp câu đăng đối song hành, những sự tô vẽ văn chương mà các nhà nho ham chuộng. Nhưng ngược lại, chúng tơi cố gắng hết sức vì lợi ích của tất cả mọi người, dùng một văn phong sáng sủa, dễ hiểu” (Thanh niên, số 28, 17/1/1926). Đây là tun ngơn thể hiện ý chí thay đổi lối viết xưa, kiến