Nhân tố chính trị, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 45 - 50)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Nhân tố chính trị, xã hội

2.1.1. Thực dân Pháp đơ hộ trên tồn xứ Đông Dương, đưa Việt Nam vào quỹ đạo Âu hóa

Xã hội phong kiến lạc hậu và điêu tàn không đủ sức để chống lại trước cuộc xâm lăng của Pháp. Với hòa ước Giáp Thân, còn gọi Hòa ước Pa - tơ - nôt (1884), chủ nghĩa thực dân Pháp đặt nền đô hộ trên cả đất nước ta và nắm

quyền lực trên mọi lĩnh vực đời sống. Thực dân Pháp đã cai trị và thi hành đủ chính sách nhằm nhanh chóng tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa đại quy mơ “Bán hàng hóa, khai thác ngun liệu, cho vay lãi. Công nghiệp chỉ được phát triển trong giới hạn không hại đến cơng nghiệp chính quốc” [49, tr.7]. Trên danh nghĩa, Việt Nam vẫn là nước có chủ quyền cịn Pháp chỉ là “mẫu quốc bảo hộ”, thực dân Pháp tìm đủ cách để cơ lập chính quyền phong kiến, kiểm sốt mọi vấn đề của cuộc sống, đưa nước ta vào quỹ đạo Âu hóa, đồng thời thực hiện chính sách nơ dịch và áp đặt về văn hóa. Thực dân Pháp tích cực mở các trường học dạy cho người bản xứ nhằm đào tạo lớp người thừa hành chính sách của Pháp để cai trị, khai thác thuộc địa và truyền bá tư tưởng Pháp, lịng biết ơn sự khai hóa của Pháp và sự trung thành với Pháp và mị dân để người dân Việt Nam tin rằng hệ thống giáo dục của Pháp là văn minh, tiến bộ. Đồng thời, bọn chúng ra sức mua chuộc, uy hiếp tầng lớp hương lý, kỳ hào, nho sĩ ở nông thôn, đồng thời sẵn sàng đàn áp, chém giết thảm khốc những người nổi dậy nhằm đe dọa, khuất phục ý chí chiến đấu của nhân dân ta.

Như vậy, về bản chất thì thực dân Pháp đang dần thâu tóm tồn bộ chính quyền Việt Nam, biến Việt Nam thành thuộc địa mới của mình.Tuy nhiên, việc thực dân Pháp sang xâm lược Việt Nam đã tạo ra nhiều bước tiến quan trọng cho Việt Nam:

Thứ nhất, chính sách khai thác thuộc địa của Pháp đã dẫn đến giao thương phát triển và làm cho khu vực nông thôn dần được thu hẹp lại, biến các đơ thị vốn có từ trước với quy mơ vừa và nhỏ như Hà Nội, Nam Định, Gia Định…thành những thành phố lớn, sầm uất. Có thể nói, từ một đất nước nông nghiệp lạc hậu tự cung tự cấp, thực dân Pháp đã biến Việt Nam dần dần hình thành nhiều đơ thị tư bản chủ nghĩa, giao thông hiện đại, kinh tế hàng hóa phát triển, nếp sống của thời phong kiến đang dần biến mất và chính sách “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn bị phá vỡ, sự giao lưu tiếp xúc với thế giới được mở rộng.

Thứ hai, vấn đề thông thương cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông là điều kiện thuận lợi tạo nên nhiều đô thị tư bản trên đất nước ta. Những đơ thị kiểu phương Tây này chính là bước tiến vượt bậc so với mẫu hình đơ thị cổ truyền thống phương Đông vốn đã tồn tại lâu đời ở Việt Nam. Việc xuất hiện đô thị mới, sự tiếp xúc văn hóa phương Tây có thể coi là nhân tố rất mới có tác dụng tích cực đến sự phát triển nước nhà. Người dân Việt Nam bắt đầu làm quen với lối sống Âu hóa, đồng nghĩa với sự “nhố nhăng hóa” trong xã hội như Vũ Trọng Phụng đã phản ảnh điều này rất đầy đủ trong tác phẩm Số đỏ.

Tóm lại, sự thay đổi lớn nhất của xã hội Việt Nam thời kỳ này là sự xâm lược của thực dân Pháp và chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ thực dân nửa phong kiến. Việc thực dân Pháp đô hộ Việt Nam, với tất cả những mặt ưu và nhược của nó, đã biến xã hội Việt Nam dần dần trở nên hiện đại hóa với sự hình thành và phát triển của đơ thị Việt Nam theo mơ hình phương Tây và xuất hiện nhiều tầng lớp xã hội mới.

2.1.2. Sự hình thành và phát triển của đơ thị Việt Nam theo mơ hình phương Tây

Cùng với q trình hiện đại hóa xã hội Việt Nam là sự xuất hiện của các đơ thị theo mơ hình phương Tây. Trước đó, ở Việt Nam cũng đã từng có những đơ thị, thậm chí là đơ thị lớn sầm uất như phố Hiến, Hội An, Huế hay Thăng Long. Tuy nhiên, những đơ thị này khơng giữ vai trị là những “trung tâm kinh tế” tư bản chủ nghĩa như đô thị phương Tây. Ở châu Âu, đô thị ra đời cuối thời kỳ phong kiến phân quyền và trên cơ sở đơ thị đó đã xuất hiện tầng lớp “thị dân”. Cũng trong môi trường đó chủ nghĩa tư bản hình thành, phát triển và tầng lớp thị dân, dưới lá cờ “dân chủ tư sản” đã đào mồ chôn chế độ phong kiến. So với mẫu hình đơ thị phương Tây thì đơ thị phương Đơng có những sự khác biệt, chẳng hạn nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp “trọng

nông ức thương” được duy trì bởi đơn vị làng xã cực kỳ ổn định không cho phép sản sinh ra chủ nghĩa Tư bản; các đô thị phương Đơng khơng hình thành trên cơ sở “những mảnh đất tự do” mà là nơi tập trung một số lớn quan lại và thương bn “bạo vì tiền” cùng số ít các chủ xưởng thủ cơng nghiệp nhỏ, đặc biệt lại chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi một bộ máy cai trị vững chắc. Chính vì vậy ở đó, cái cần có nhất là “tự do” theo nghĩa “quyền cá nhân dân chủ” lại hồn tồn khơng có. Quyền lực đáng lẽ phải nằm trong tay kẻ có tiền thì lại luôn bị chế độ phong kiến phong tỏa. Điều đó giải thích vì sao ở phương Đơng vẫn có đơ thị nhưng khơng thể hình thành chủ nghĩa Tư bản, cũng khơng có khoa học, triết học với những tư tưởng “dân chủ”, “dân quyền”.

Nhìn vào quá trình hình thành và phát triển đầu thế kỷ XX, có thể thấy được hai đặc điểm quan trọng của đô thị hiện đại Việt Nam: thứ nhất, đó là sự “xếp chồng” một mẫu hình đơ thị phương Tây lên trên một nền tảng phương Đơng có từ hàng ngàn năm. Tính chất nửa cũ nửa mới, dở Đông dở Tây của đơ thị Việt Nam chính bắt nguồn từ đây. Thứ hai, do hoàn cảnh đặc biệt của dân tộc, các đô thị Việt Nam thời kỳ này là các “đơ thị thực dân hóa”. Chúng chỉ đội lốt phương Tây chứ khơng hồn toàn mang bản chất của đô thị phương Tây, không phải là những trung tâm kinh tế của nền sản xuất đại công nghiệp. Chúng tồn tại dựa hoàn toàn vào giới tư bản và nền kinh tế “mẫu quốc thực dân”, thuần túy hưởng thụ, làm thuê chứ khơng có nội lực và cịn chịu một sự kiểm sốt gắt gao của chính quyền thực dân. Đây là đặc điểm rất quan trọng, trực tiếp dẫn tới hai hệ quả: một là lối sống, tâm lý lai căng, nhược tiểu của dân cư sống trong những đô thị này, hai là thái độ phản kháng thường

trực trong họ (tuy chưa bao giờ dám công khai một cách mạnh mẽ). Hai mặt tưởng chừng đối lập trong cùng một tâm lý, ý thức của người dân nhưng lại khơng hề mâu thuẫn và nó đã phản ánh một cách rõ nét vào trong văn học. Khơng ngạc nhiên vì văn chương Tự Lực văn đoàn, rộng hơn, toàn bộ văn

chương thời kỳ 1900 - 1945 (nổi bật vẫn là giai đoạn 1930 - 1945) mang đầy đủ cả hai tính chất này.

Các đơ thị mọc lên đã làm thay đổi hẳn cơ cấu giai cấp, những tầng lớp mới hình thành đã tạo nên sự đa dạng và phức tạp cho đời sống chính trị, xã hội của đất nước. Nếu như trước kia trong xã hội có bốn hạng người cơ bản: Sĩ - Nơng - Công - Thương được quy gọn vào hai giai cấp nơng dân và địa chủ phong kiến thì thời kỳ này có sự hình thành giai cấp tư sản, giai cấp công nhân cùng một lớp công chúng tiểu tư sản trí thức thành thị đã tiếp thu ít nhiều văn hóa phương Tây. Tại đây có thể gặp được đủ hạng người: Từ lưu manh, thất nghiệp đến tầng lớp bình dân nghèo, tầng lớp trung lưu và cả giới thượng lưu tư sản đua nhau “học đòi” lối sống phương Tây. Họ phải quen với một cuộc sống khác xưa: “Chúng ta ở nhà Tây, đội mũ Tây, đi giày Tây, mặc áo Tây. Chúng ta dùng đèn điện, đồng hồ, ơ tơ, xe lửa, xe đạp (…). Nói làm sao cho xiết những điều thay đổi về vật chất phương Tây đã đưa tới giữa chúng ta. Cho đến những nơi hang cùng ngõ hẻm, cuộc sống cũng khơng cịn giữ nguyên hình ngày trước. Nào dầu Tây, diêm Tây, nào vải Tây, chỉ Tây, kim Tây, đinh Tây” [93, tr.16].

Bên cạnh đó, đơ thị cũng là nơi tập trung một số lượng tầng lớp dân cư đông đúc với đủ các thành phần giai cấp như cơng nhân, trí thức, tư sản, tiểu thương, dân nghèo thành thị với đủ các ngành nghề khác nhau đã hình thành một lối sinh hoạt và nhu cầu giải trí khác với con người của xã hội nông thôn cổ truyền với nếp sống sinh hoạt làng xã trước đây. Ngồi giờ đi làm thì họ lại có nhu cầu được thưởng thức văn nghệ như đến rạp hát xem phim, diễn kịch, đọc báo, xem truyện… Như vậy, thị hiếu của một bộ phận công chúng trở thành nhân tố định hướng trực tiếp cho hoạt động sáng tác của nhà văn.

Tóm lại, việc đơ thị hiện đại ra đời, kéo theo đó là sự hình thành các tầng lớp mới trong xã hội đã đặt nền tảng cho q trình hiện đại hóa Việt

Nam, trong đó tư tưởng, ý thức cá nhân và hiện đại hóa văn học chỉ là những hệ quả tất yếu tiếp theo. Có thể nói, một trong những đặc điểm bản chất của xã hội Việt Nam từ đầu thế kỷ đến 1945 là sự phân hóa xã hội sâu sắc, dẫn đến sự hình thành các lực lượng, các giai cấp, các tầng lớp có lý tưởng chính trị, đạo đức thẩm mỹ khác nhau. Sự phân hóa đó khơng chỉ diễn ra ở thành thị mà còn ở cả nơng thơn, khơng chỉ ở tầng lớp trí thức mà ở tất cả các tầng lớp, khơng chỉ ở mỗi cá nhân, gia đình mà bao trùm lên toàn bộ xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)