Ngôn ngữ người trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 117 - 118)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Kết cấu văn bản văn xuôi mới nửa đầu thế kỷ XX

4.1.1. Ngôn ngữ người trần thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì ngơn ngữ người trần thuật là “phần lời độc thoại thể hiện quan điểm tác giả hay quan điểm người kể chuyện (sản phẩm sáng tạo của tác giả) đối với cuộc sống được miêu tả, có những nguyên tắc thống nhất trong việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện tạo hình và biểu hiện ngôn ngữ” [32, tr.184]. Chẳng hạn, ngôn ngữ người trần thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nam Cao được xây dựng theo nguyên tắc riêng không giống các nhà văn hiện thực khác. Sự trùng điệp (lặp lại) chồng chất các hiện tượng của đối tượng trong từng câu văn của Nam Cao đã thể hiện cảm giác ghê tởm, khủng khiếp trước tình trạng cuộc sống quá mức tồi tệ, quá mức chịu đựng của con người. Nam Cao đã sử dụng hệ thống từ ngừ, phương thức cú pháp chỉ sự quá mức như: “đã thế…mà lại…”, “lại còn…, lại còn…”, “rất”, “suốt đời”, “suốt ngày”, “càng ngày càng”, “toàn những”, “biết bao”…đã thể hiện quan điểm, cảm xúc của nhà văn.

Ngôn ngữ người trần thuật là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả “Ngơn ngữ người trần thuật có thể có một giọng (chỉ nhằm gọi ra sự vật) hoặc có hai giọng (như lời nhại, mỉa mai, lời nửa trực tiếp) thể hiện sự đối thoại với ý thức khác về cùng một đối tượng miêu tả” [32, tr.185]

Ngơn ngữ người trần thuật dưới hình thức lời người kể chuyện ngồi đặc điểm như trên cịn mang thêm sắc thái, quan điểm bổ sung do lập trường, đặc điểm tâm lý, cá tính của nhân vật - người kể chuyện mang lại.

Người kể chuyện là nhân vật không thể thiếu trong một tác phẩm văn

xi tự sự. Nhân vật này có thể xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm hoặc có thể giấu mặt. Người kể chuyện mang chức năng dẫn chuyện, xâu chuỗi các sự kiện, thúc đẩy cốt truyện phát triển…qua đó có thể bộc lộ quan điểm, tư

tưởng, thái độ, cảm xúc…của mình. Người kể chuyện đơi khi cịn tham gia kể chuyện “có thể là hình tượng của chính tác giả (v.d: “tơi” trong Đơi mắt), dĩ

nhiên khơng nên đồng nhất hồn toàn với tác giả ngồi đời; có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra (v.d người điên trong Nhật ký người

điên của Lỗ Tấn); có thể là một người biết một câu chuyện nào đó. Một tác

phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện” [32, tr.191]. “Ngôn ngữ người kể chuyện giữ vai trò quyết định đối với tồn bộ cấu trúc ngơn ngữ của tác phẩm” [32, tr.186].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)