Nhịp điệu trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 103 - 107)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Kết cấu văn bản văn xuôi mới nửa đầu thế kỷ XX

3.2.5. Nhịp điệu trần thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “Trong văn học, nhịp điệu là sự lặp lại cách quãng đều đặn và có thay đổi của các hiện tượng ngơn ngữ, hình ảnh, mơtip… nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mĩ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật” [32, tr.205]. Trong văn học, không chỉ thơ trữ tình mới coi trọng nhịp điệu của ngôn ngữ đối với văn xuôi tự sự, nhịp điệu không phải không tác động tới hiệu quả của tác phẩm. Cũng theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “Trong văn xi, nhịp điệu của tổ chức lời văn được hình thành trên cơ sở phân tách văn bản thành chương, hồi, đoạn. Câu văn dài ngắn, khúc khuỷu được lặp lại cũng tạo nên nhịp điệu cảm nhận đời sống” [32, tr.206]. Ở tác phẩm tự sự thì có hai thành phần tạo ra nhịp điệu đó là ngơn ngữ của người trần thuật và ngôn ngữ của nhân vật. Tuy nhiên, ngôn ngữ của người trần thuật (ngôn ngữ trần thuật) là yếu tố quan trọng hơn và được gọi là nhịp điệu trần thuật. Nhịp điệu trần thuật chủ yếu được xác định qua sự tiến triển nhanh hoặc chậm của các sự

kiện, tình tiết, biến cố của cốt truyện. Thông qua nhịp điệu, nhà văn thể hiện được cảm nhận thẩm mỹ của mình về thế giới, tạo ra sự vận động của sự sống.

Nhịp điệu trần thuật ở từng nhà văn, từng thể loại có đặc trưng riêng. Nhịp điệu trần thuật trong truyện ngắn khác nhịp điệu trong trần thuật trong tiểu thuyết. Thậm chí, ngay nhịp điệu trần thuật của nhà văn trong từng loại tiểu thuyết và truyện ngắn cũng khác nhau rõ rệt. Nhịp điệu trần thuật trong tiểu thuyết phóng sự nhanh dần, cịn trong tiểu thuyết tâm lý thì lúc nhanh lúc chậm phản ảnh sự gấp khúc trong tâm lý của nhân vật là đặc điểm chung thường thấy ở tất cả các nhà văn giai đoạn này. Tuy nhiên, trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng thì những tiểu thuyết phóng sự có nhịp điệu chậm hơn so với tiểu thuyết tâm lý.

Nhịp điệu trần thuật trong tiểu thuyết và truyện ngắn chữ quốc ngữ trước 1930 thường chậm và chùng. Bởi các tác giả giai đoạn này thường cố định một kiểu trần thuật vừa kể vừa tả, trong đó phần miêu tả bao gồm tả phong cảnh, mơi trường, đặc điểm con người với hình dáng, diện mạo, trang phục…thường rất tỉ mỉ. Thêm vào đó, sự xuất hiện thường xuyên của nhân vật người dẫn truyện với những lời giới thiệu, chỉ dẫn, giải thích, bình luận…cũng làm gián đoạn câu chuyện như Nghiêm Toản đã nhận xét về truyện ngắn của Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá Học như sau: “truyện hay pha những đoạn giảng giải về luân lý, động tác vì thế chậm lại, câu chuyện thành buồn tẻ, tỏ ra soạn giả chưa giàu kinh nghiệm về loại văn này” [103, tr.135].

Đến giai đoạn 1930 - 1945 thì nhịp điệu kể chuyện đã có nhiều cách tân so với trước. Ngoài sự chi phối của cốt truyện, đối tượng phản ánh thì điểm nhìn của người kể chuyện, ngôi trần thuật, cú pháp, từ ngữ… đã góp phần khơng nhỏ trong sự thay đổi nhịp điệu trần thuật. Ở giai đoạn này, điểm nhìn khơng cố định một vị trí mà tự do di chuyển từ hiện tại trở về quá khứ, từ quá

khứ trở về hiện tại và lại hướng đến tương lai… Ngồi ra, thay vì những câu văn dài, đoạn văn dài, các nhà văn đã sử dụng nhiều câu văn ngắn, đoạn văn ngắn xen kẽ những câu dài, đoạn văn dàn trải tạo cho nhịp điệu trần thuật có lúc chậm, lúc nhanh, lúc gấp và những biến hóa bất ngờ. Chẳng hạn, trong truyện ngắn Thằng ăn cắp của Nguyễn Công Hoan, nhịp điệu của đoạn văn tả cảnh thằng ăn cắp ở chợ lúc đầu chậm sau đó nhanh:

“Ai cũng yên bụng. Khơng ai để ý đến nó nữa. Họ nghênh xe đạp. Họ nhìn ơ tơ. Họ pha trị. Họ cười ha hả.

Nó vẫn ăn. Ngon quá. Năm phút…

Mười phút… Bỗng chốc:

- Ối ông đội sếp ơi! Thằng ăn cắp! Ai đuổi hộ tôi!

Bọn bán hàng nhốn nháo. Chạy tứ tung. Quang gánh vướng. Người ngã. Hàng đổ. Bát vỡ” [41, tr.113-114].

Nhịp điệu trong Giông tố của Vũ Trọng Phụng như một “làn sóng”: rất chậm - nhanh dần - rất nhanh - chậm dần - cực nhanh. Trong mười chương đầu với 100 trang và thời gian sự kiện diễn ra hơn 20 ngày thì nhịp điệu kể chuyện chậm và tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ về mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp thống trị và bị trị. Đến 5 chương tiếp theo, nhịp điệu kể nhanh dần khi diễn tả những giằng xé nội tâm của Mịch, ông đồ và Long. Từ chương 16 đến chương 20, tốc độ kể chuyện nhanh nhất để cho thấy “sự đời y như một giấc

mộng”. Từ chương 21 đến chương 30 thì nhịp điệu kể lại chậm dần cho từng

sự kiện, biến cố như một chiếc ngòi nổ chậm của trái bom đang tiềm ẩn trong nhà Nghị Hách. Tốc độ chậm này phản ánh tính chất dồn nén, căng thẳng trong nhịp điệu trần thuật. Và cuối cùng nhịp điệu kể cực nhanh để diễn tả một sự kiện bất ngờ sắp xảy ra, đó là cuộc ăn chơi thác loạn của Long trước khi tự kết liễu đời mình một cách bi thảm và rùng rợn.

Sáng tác của Nam Cao ít có những sự kiện lớn, ít có những đột biến, qng cách các sự kiện thưa và hay sử dụng thủ pháp miêu tả quá khứ qua hồi tưởng, dòng tâm trạng. Thời gian bên ngoài được rút ngắn và thời gian trong tâm hồn được kéo dài nên nhịp điệu trần thuật chung thường gặp là dàn trải, ngưng đọng. Sống mòn là một tiểu thuyết như thế. Ngay cái tên tác phẩm đã

phần nào khiến người đọc hình dung ra được nội dung bên trong của nó. Chỉ chưa đầy 300 trang và thời gian truyện chỉ gom lại trong hai cuộc chuyển nhà. Một là từ chỗ ở cũ ngoài phố về trường được xen vào hồi ức và bây giờ là từ trường chuyển sang nhà ông Học. Giữa hai cuộc chuyển nhà: một trong hồi ức và một ở hiện tại, kéo dài từ giữa năm học cho đến nghỉ hè là một dung lượng sống rất rộng lớn. Đó là tồn bộ tuổi trẻ và tuổi thanh niên của Thứ, là mọi ao ước, suy nghĩ, hy vọng, thất vọng của Thứ và qua nhân vật Thứ, toàn bộ quá khứ, hiện tại và tương lai gần của hầu hết các nhân vật trong tiểu thuyết (San, Đích, Oanh, Mơ, Hà, ơng Học và những người cho thuê nhà) đều được kể lại. Như vậy, thời gian trong Sống mòn như là sự dồn nén, càng lúc

càng thu nhỏ lại nhưng lại chứa chất hết mọi cử động, hành động, suy nghĩ, suy tư. Nhịp điệu trần thuật chậm dần như cuộc sống của các nhân vật đang “chết mịn”.

Nhịp điệu trần thuật trong tiểu thuyết của Ngơ Tất Tố thường hối hả, dồn dập và căng thẳng tạo nên sự dồn nén thời gian trong đó chồng chất sựu kiện diễn ra (Tắt đèn). Thời gian cốt truyện Tắt đèn chỉ có 7 ngày và sự kiện

chính diễn ra trong ngày ngày đầu và dồn dập nhất trong ngày đầu tiên. Tắt đèn có 26 chương nhưng ngày đầu tiên của cốt truyện đã chiếm 16 chương và rất nhiều sự kiện diễn ra.

Như vậy, ở mỗi nhà văn, nhịp điệu trần thuật ít hay nhiều và nhanh hay chậm phụ thuộc vào chủ đề, đối tượng phản ánh, quan điểm thẩm mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)