Chữ Quốc ngữ và sự hình thành một nền quốc văn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 54 - 58)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Nhân tố văn hóa, văn học và tƣ tƣởng

2.2.2. Chữ Quốc ngữ và sự hình thành một nền quốc văn mới

Sự xuất hiện chữ Quốc ngữ là một cuộc cách mạng trong hệ thống ngôn ngữ - văn tự của dân tộc ta. Thời kỳ phong kiến, chữ Hán là văn tự chính thống, được điển phạm hóa và hành chính hóa. Với tư cách là văn tự vay mượn, lại được coi là “chữ thánh hiền”, chỉ phổ biến trong phạm vi hạn hẹp của tầng lớp Nho sĩ theo địi “cửa Khổng, sân Trình”, nên nó khơng thể trực tiếp dựa trên cơ sở ngơn ngữ (lời ăn tiếng nói) dân tộc, cũng khơng thể phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Chữ Nôm tuy là sáng tạo của nhân dân ta nhưng lại lấy cơ sở Hán tự mà cải biến đi, dùng ghi âm Việt nên cũng khơng thực thích hợp, mặt khác lại bị rẻ rúng, coi là thứ chữ “con địi”. Chính điều đó đã tạo nên tính chất bó hẹp của văn học cổ điển trong sáng tạo và thưởng thức.

Chữ Nơm có được dùng để sáng tác văn chương Nôm hoặc để ngâm vịnh nhưng chưa bao giờ được chính thức giảng dạy trong trường học. Sang chữ Quốc ngữ, tình hình lại khác hẳn. Với ưu điểm dễ đọc, dễ nhớ, dễ đánh vần, dễ viết và dễ ghi âm, chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Bất cứ người dân bình thường nào cũng có thể học và tự ghi chép lại lời ăn tiếng nói hàng ngày. Nhiệm vụ “văn - ngữ nhất thể” mà văn học Việt Nam đã thực hiện trong q trình hiện đại hóa đầu thế kỷ XX quả thực không thể thực hiện thành cơng nếu khơng có sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ. Bởi nền quốc văn mới được sáng tác bằng chữ Quốc ngữ có thể ghi lại mọi cung bậc tình cảm bình thường nhất của con người một cách tự nhiên. Hơn nữa, để chống văn hóa ngu dân, phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ được phát động rộng rãi, nhất là trong các tầng lớp nhân dân lao động. Mở đầu là việc thành lập Hội truyền bá chữ Quốc ngữ của cụ Nguyễn Văn Tố. Hội truyền bá chữ Quốc ngữ xuất hiện chính là sự thức tỉnh của tầng lớp trí thức phong kiến, nhận ra những giá trị tốt đẹp của hình thức văn tự này, để rồi thừa nhận và quảng bá chữ Quốc ngữ rộng rãi trong nhân dân, hy vọng nâng cao dân trí, dân sinh cho người Việt, tìm cách chống lại giặc ngoại xâm. Sau đó là các nơi mở lớp dạy chữ Quốc ngữ, chống thất học và giúp cho quần chúng hiểu biết nhận thức thời cuộc. Việc phổ biến chữ Quốc ngữ như trên có thể coi là một chuyển biến lớn trong việc mở rộng chức năng xã hội của tiếng Việt. Như vậy, cuộc cách mạng trong văn tự cũng chính là cuộc cách mạng trong văn học sáng tác bằng chữ Quốc ngữ.

Chữ Quốc ngữ theo chân các nhà truyền giáo phương Tây vào Việt Nam từ thế kỷ XVII và thoạt đầu chỉ được sử dụng trong giao dịch của giáo hội Thiên chúa. Chữ Quốc ngữ lúc đầu cũng bị nhà nước phong kiến cấm đốn vì liên quan đến việc truyền đạo, khơng đúng với chính sách văn hóa nên nó chưa bao giờ có được cương vị chính danh trong đời sống văn hóa xã

hội. Trong thời gian này, chữ Quốc ngữ chưa có được cương vị chính danh trong mọi hoạt động trên phương diện quốc gia và vẫn còn đứng trước ba áp lực về văn tự: chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Trong lúc này, chủ trương của thực dân Pháp là khai thác thuộc địa, tìm mọi cách đẩy lùi, tiến tới gạt bỏ ảnh hưởng của chữ Hán ra khỏi Việt Nam nhằm đưa tiếng Pháp vào làm ngơn ngữ chính thống như mở rộng, tăng cường truyền bá văn hóa Pháp và giảm dần chữ Hán trong mọi lĩnh vực đời sống. Thêm vào đó, chữ Hán ngày càng lạc hậu và không hợp thời trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đơng – Tây. Vì thế, Chữ Hán được dần dần xóa bỏ trong mọi hoạt động đời sống và cùng với cơng dụng tích cực của chữ Quốc ngữ, tư duy mới của những người yêu nước thì chữ Quốc ngữ đã được truyền bá rộng rãi trong xã hội và trở thành chữ viết chính thống của nhà nước ta. Tờ báo đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ là Gia Định báo xuất hiện vào năm 1865 và chữ Quốc ngữ đã được đưa vào trường học. Như vậy, việc phổ biến chữ Quốc ngữ và gạt bỏ chữ Hán và chữ Nơm là một chính sách quan trọng của chính quyền thực dân Pháp cả về chính trị và văn hóa “tơi coi việc bãi bỏ chữ Hán và thay thế trước tiên bằng chữ Quốc ngữ, sau bằng chữ Pháp, là một phương pháp rất chính trị, rất thực tế và rất hữu hiệu để lập ra ở Bắc Kì một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đơng…” [105, tr.22]. Thời điểm chính thức thực hiện chính sách này là ngày ban hành nghị định ngày 22/2/1869 của Thống đốc Nam Kì. Việc học chữ quốc ngữ được mở rộng dần với kế hoạch cải cách giáo dục của Tồn quyền Bơ năm 1906. Nghị định ngày 16/5/1906 thiết lập ở mỗi xứ Đông Dương một Hội đồng giáo dục bản xứ. Hệ thống Pháp - Việt bắt đầu được xây dựng ở các tỉnh và được kiện toàn ở Nam Bộ. Phải đến tận năm 1910 mới được thực thi tại Bắc Kì với thơng tư ra ngày 1/6 về việc phổ biến chữ Quốc ngữ. Năm 1919 Pháp ký ban bố bộ “Quy tắc chung về học chính” làm cơ sở cho hệ thống giáo dục mới ở Đơng Dương trong đó có việc dạy tiếng An Nam hạn

chế ở các trường Pháp Việt. Đây có thể coi là một chuyển biến lớn trong việc mở rộng chức năng xã hội của tiếng Việt.

Trong gần một nửa thế kỷ đó, chính quyền thuộc địa đã ban hành khá nhiều thơng tư, nghị định nhằm mau chóng đồng hóa người Việt, thậm chí sẵn sàng trọng thưởng hoặc bổ dụng những ai giỏi tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Song thực tế không diễn ra thuận lợi như hình dung ban đầu của người Pháp như Legrand de la Liraye - một quan chức của chính quyền thực dân đương thời đã thừa nhận vào ngày 5/1/1873: “Sau 10 năm thí nghiệm, việc dùng những mẫu tự Latin không bắt rễ được vào dân chúng trong 6 tỉnh của chúng ta…” [105, tr.109]. Trương Vĩnh Ký là một trong những người Việt Nam đầu tiên cộng tác với Pháp với nhiều vị trí khác nhau. Lúc đầu là nhà thơng ngơn, sau đó là giáo sư Pháp văn, Chánh tổng tài Gia Định báo, giám đốc trường Sư phạm thuộc địa… Ở những vị trí đó, Trương Vĩnh Kí có cơ hội thể hiện sự kết hợp văn hóa phương Tây - phương Đông trong đời sống văn học, đặc biệt truyền bá chữ Quốc ngữ qua kênh thông tin báo chí và các hoạt động dịch thuật, biên khảo.

Ngoài ra, phải kể đến công lao to lớn của các nhà Nho yêu nước cùng các trí thức Tây học đã phổ biến rộng rãi chữ Quốc ngữ đầu thế kỷ XX, qua đó hình thành nền quốc văn mới như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp…

Có thể nói, tất cả họ - những nhà làm cách mạng văn tự mới đầu thế kỷ XX đã tạo ra những ảnh hưởng cực kỳ to lớn cho hậu thế và cho chính ngay thời kỳ đó: Một là đã mở đầu cho một ngành mới là báo chí. Hai là mở đầu cho một nghề mới là in ấn - nghề trọng yếu cho xã hội hiện đại. Ba là khởi nguồn cho các loại hình văn học khác nhau. Với tất cả những lý do trên, sự xuất hiện và phổ biến của chữ quốc ngữ đã tạo nền tảng quan trọng, là tiền đề

trực tiếp cho nền quốc văn mới hình thành “Xưa kia, văn nôm tuy vẫn có, nhưng chỉ là phần phụ đối với văn chữ Nho là phần chính. Từ khi người Việt nước ta tiếp xúc với văn hóa Âu tây, mới biết trọng quốc văn và luyện tập cho nền văn ấy thành lập” [31, tr. 369]. Văn học hiện đại Việt Nam chính thức bắt đầu từ đây và phát triển cực kỳ phồn thịnh, đạt tới đỉnh cao trong giai đoạn 1930 - 1945.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)