Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2. Kết cấu văn bản văn xuôi mới nửa đầu thế kỷ XX
3.2.3. Thoát ra khỏi kiểu kết cấu truyền thống, có hậu
Kết cấu là cách xây dựng các nhân vật, các sự kiện, các hành động, các
cảm xúc, các yếu tố trong tác phẩm thành một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất theo ý đồ nghệ thuật và đặc trưng nghệ thuật làm cho tác phẩm đạt giá trị nghệ thuật cao nhất. Kết cấu là cách tổ chức các phương thức trần thuật nhằm diễn đạt chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Chẳng hạn, trong tác phẩm Tắt đèn,
Ngô Tất Tố đã dành 2/3 tác phẩm để diễn tả hàng loạt sự việc diễn ra trong một ngày. Tác giả đã cố gắng dồn nén tất cả mâu thuẫn vào trong một thời gian thật ngắn nhằm thể hiện một cách tập trung nhất bản chất của bọn địa chủ, quan lại và nỗi điêu đứng, cơ cực và đau xót của người nông dân trước sưu cao, thuế nặng.
Kết cấu cịn có nhiệm vụ tổ chức hệ thống các tính cách nhân vật, sự kiện, biến cố, hình ảnh, cảm xúc…gắn bó với nhau một cách chặt chẽ, tác động qua lại tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật trọn vẹn, đầy đủ và không thể
chia tách. Chẳng hạn, chi tiết “suất sưu của người chết (Hợi)” để nó xuất hiện ngay từ đầu truyện và chị Dậu cùng một lúc chạy vạy cho đủ tiền nộp hai suất sưu thì ý nghĩa tố cáo của nó sẽ khơng cao. Sự xuất hiện đúng lúc đúng chỗ của các sự kiện sẽ mang lại giá trị nghệ thuật cho tác phẩm. Mỗi tác phẩm văn học có một kết cấu riêng tùy thuộc vào đặc trưng thể loại, quan điểm nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật mà nhà văn tự đặt ra cho mình (viết cho ai? viết để làm gì? và viết như thế nào?). Các kiểu kết cấu đã từng xuất hiện trong lịch sử văn học: kết cấu theo trình tự thời gian, kết cấu theo hai tuyến nhân vật đối lập, kết cấu đa tuyến, kết cấu tâm lý, kết cấu trong tác phẩm trữ tình… Trong bối cảnh giao thời của xã hội và văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, văn xuôi quốc ngữ đứng trước ba nguồn ảnh hưởng: Trung Quốc, truyền thống và phương Tây. Những sáng tác trong giai đoạn 1900 - 1930 chủ yếu sử dụng các kiểu kết cấu Trung Quốc và kết cấu truyền thống như kết cấu chương hồi, kết cấu truyện Nôm và hơi hướng của kết cấu hiện đại. Mãi đến giai đoạn 1930 - 1945 thì văn xi đã vượt ra khỏi kiểu kết cấu truyền thống và Trung Quốc. Hầu hết các sáng tác giai đoạn này sử dụng kết cấu hiện đại ảnh hưởng của kết cấu phương Tây.
Văn xuôi mới giai đoạn những năm ba mươi đầu thế kỷ XX chưa thoát khỏi kiểu kết cấu truyền thống nhưng đã có sự chuyển biến rõ rệt so với trước đó, đặc biệt là trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Kiểu kết cấu truyền thống có đặc điểm: mạch thời gian đơn tuyến, người kể chuyện ở ngôi thứ ba, ngôn ngữ theo lối biền ngẫu, kết thúc có hậu… Nhân vật chính trong những tác phẩm đó là những nhân vật lịch sử có thật, sống động cụ thể, đầy đủ những tính cách và tình cảm của con người bình thường với những băn khoăn, những nỗi vui buồn, kể cả những khát vọng cá nhân rất nhân bản của con người. Con người cịn được nhìn nhận từ nhiều phạm trù đối lập nhân cách: lòng yêu nước và sự phản bội, độc ác và lương thiện, cao thượng và thấp hèn
(Tiếng Sấm đêm đông, Lê Đại Hành (Nguyễn Tử Siêu), Chút phận linh đinh,
Nặng gánh cang thường (Hồ Biểu Chánh)…
Tất cả các dấu hiệu của kết cấu truyền thống như trên đều có mặt trong văn xi chữ quốc ngữ giai đoạn 1900 - 1930 bởi sáng tác giai đoạn này phần lớn viết về đề tài lịch sử, hơn nữa những cuốn tiểu thuyết Trung Quốc “khn vàng thước ngọc” như Tam quốc chí, Tây du ký, Hồng lâu mộng… được dịch sang chữ quốc ngữ. Chẳng hạn, so với tiểu thuyết truyền thống, vai trò của sự kiện, biến cố bên ngoài ở Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách) bị giảm bớt để
nhường chỗ cho sự kiện, biến cố bên trong. Tác phẩm khơng hồn tồn dựa trên xung đột xã hội mà chủ yếu xung đột nội tâm giữa lý trí và tình cảm nên trật tự thời gian bị đảo lộn, mơ hình kết cấu truyền thống (hội ngộ - tai biến - đoàn viên) bị phá vỡ, lối kết thúc có hậu bị phá bỏ. Tuy nhiên, do giải quyết xung đột này trong tư tưởng chủ quan của tác giả và trong đời sống tinh thần con người thời đại còn chưa ngã ngũ nên kết cấu tác phẩm vừa theo dòng hồi tưởng của nhân vật, vừa khơng thốt ly được trình tự thời gian diễn biến của sự kiện.
Đến giai đoạn 1930 - 1945 thì kết cấu truyền thống đã mất dần. Mặc dù kết cấu truyền thống cũng có nhiều ưu điểm như cấu trúc chặt chẽ, mạch lạc, lôi cuốn, hấp dẫn độc giả nhưng trong xu hướng phát triển của xã hội nói chung và văn học nói riêng theo hướng hiện đại và để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của một tầng lớp công chúng mới, các nhà văn giai đoạn 1930 - 1945 đã từng bước tiếp thu kiểu kết cấu phương Tây, thoát khỏi kiểu kết cấu chương hồi cổ điển.
Kết cấu truyền thống đầy ắp những sự kiện được kể theo lối viết sử biên niên. Tác phẩm chủ yếu ghi chép, minh họa lại các sự kiện, biến cố lịch sử. Nội dung được triển khai theo trình tự thời gian, ít có sự xáo trộn, vì vậy khi xung đột được giải quyết thì truyện cũng kết thúc. Câu chuyện được kể
theo dòng sự kiện, đi theo những cái đã biết và ít thấy yếu tố bất ngờ và sáng tạo của nhà văn. Thi pháp đầy tính quy phạm lại quy định chặt chẽ cách dàn dựng cốt truyện theo mơtip: gặp gỡ - chia ly - đồn tụ. Truyện vì thế thường kết thúc có hậu với hạnh phúc viên mãn. Theo đó, kết cấu truyền thống dựa vào sự kiện, hành động là chính và thường theo lối kết cấu đơn tuyến được kể bằng một câu chuyện hoặc kết cấu chương hồi có phân cảnh. Hình thức kết cấu biên niên có ưu điểm là sáng rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm, người đọc dễ nắm bắt nội dung, phù hợp với lối tư duy của người Việt Nam.
Kết cấu của phương Tây lại đòi hỏi phải xử lý mối quan hệ giữa tuyến sự kiện và tuyến nhân vật, phải tổ chức các yếu tố tự sự xen lẫn với miêu tả sinh động, với những lời bình luận trữ tình ngoại đề, với những đối thoại, độc thoại nội tâm, phải tổ chức các hình thức bề ngồi tác phẩm (tức bố cục) một cách hợp lý để đảm bảo sự thống nhất chặt chẽ trong một chỉnh thể nghệ thuật.
Phần lớn, tiểu thuyết và truyện ngắn Tự lực văn đoàn và các nhà văn
hiện thực (Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngơ Tất Tố…) đã đáp ứng được địi hỏi ấy, đánh dấu một sự đổi mới rõ rệt về tổ chức kết cấu. Sự cách tân triệt để về kết cấu và cốt truyện chỉ xuất hiện ở tiểu thuyết và truyện ngắn của Tự lực
văn đoàn (Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam). Bởi các nhà văn này do tiếp
thu những tư tưởng nhân quyền tiến bộ của phương Tây và học tập học cách tiếp cận hiện thực, kết cấu tác phẩm và cách dựng cảnh dựng người đến cả cách diễn đạt sao cho rõ ràng mạch lạc mà mở đầu là Hồn bướm mơ tiên của
Khái Hưng. Sự cách tân này thể hiện ở chỗ các nhà văn từ bỏ lối kết cấu đơn tuyến sang kết cấu đa tuyến, từ bỏ lối kết cấu chương hồi chuyển sang kết cấu tâm lý và lối kết cấu này khơng địi hỏi phải có hậu.
Các nhà văn hiện thực, trong đó có Nam Cao cũng sử dụng kiểu kết cấu tâm lý. Phần lớn các truyện của Nam Cao đều dùng kết cấu tâm lý như các tác phẩm viết về đề tài tiểu tư sản (Cái mặt không chơi được, Những truyện
không muốn viết, Trăng sáng, Đời thừa, Mua nhà, Nhỏ nhen…) và những
truyện viết về người nông dân (Chí phèo, Lão Hạc…). Ở những truyện này, cốt truyện rất sơ lược, sự kiện, biến cố rất ít, số trang khơng nhiều nhưng đời sống tâm hồn của nhân vật được Nam Cao thể hiện rất tinh tế và sâu sắc. Trong truyện ngắn Đời thừa, câu chuyện chỉ xoay quanh những va chạm
“cơm áo gạo tiền” của cuộc sống hai vợ chồng nhà văn nghèo. Thế nhưng, từ những suy nghĩ, trăn trở và day dứt của Hộ, tác giả đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội: cá nhân và xã hội, lý tưởng và hiện thực, nghệ thuật và tình thương.
Khác với kiểu kết cấu chương hồi thì kết cấu theo dịng chảy tâm lý có sự đảo lộn thời gian của sự kiện. Đây là kiểu cốt truyện phổ biến ở phương Tây và ảnh hưởng đến văn xuôi chữ quốc ngữ ngay từ những năm 1887, kết cấu của Truyện thầy Larazô Phiền của Nguyễn Trọng Quản là ví dụ điển
hình. Hơn 30 năm sau thì Câu chuyện nhà sư của Nguyễn Bá Học cũng có kết cấu tương tự Truyện thầy Larazơ Phiền. Hình thức thể hiện của kết cấu tâm lý theo kiểu đảo lộn trật tự thời gian của sự kiện, hồi cố theo mạch phát triển tâm lý được dùng phổ biến sau đó như Bà lão lòa (Vũ Trọng Phụng). Hoặc để tránh sự nhàm chán và tạo sự phong phú cho hình thức truyện, Nguyễn Cơng Hoan còn sáng tạo ra kiểu kết cấu mới lạ, hấp dẫn đó là thể hiện dưới hình thức thư từ, nhật ký khá độc đáo (Thế là mợ nó đi Tây). Kiểu kết cấu này đã được Nguyễn Ái Quốc sử dụng trong các truyện ngắn giai đoạn 1922 - 1925 (Paris, Vi hành…) và kết cấu này lại được xuất hiện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan.
Bên cạnh đó, một biểu hiện của việc vượt thốt kiểu kết cấu chương hồi là người kể chuyện khơng chỉ góp mặt vào lời kể qua những lời bình thể hiện thái độ, mà còn bằng những lời cảm thán biểu lộ tình cảm bằng những câu văn xuôi kiểu như: “Hỡi ơi! Thì ra lịng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm” [22, tr.202], “Chao ơi!
Nếu người ta khơng phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao” [22, tr.158]. Điều này không chỉ giúp cho tác phẩm mang màu sắc hiện đại, mà cịn tạo tiền đề để hình thức trữ tình ngoại đề, triết luận ngoại đề xuất hiện trong văn xuôi tự sự hiện đại.