Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Giới thuyết về một số khái niệm
1.2.3. Ngôn ngữ trần thuật
Ngơn ngữ có một vai trị đặt biệt quan trọng đối với một tác phẩm văn học, là tải thể chủ yếu của một văn bản tự sự. Theo lý thuyết tự sự học thì văn
bản tự sự là văn bản được tạo ra bởi hành động kể dưới dạng truyền miệng.
Mỗi văn bản tự sự là sự móc nối và ln phiên giữa diễn ngơn ngữ của người kể chuyện và diễn ngôn của nhân vật. Một văn bản tự sự thường bao gồm hai thành phần diễn ngôn của người kể chuyện (ngôn ngữ trần thuật) và diễn ngôn của nhân vật (ngôn ngữ hội thoại)
Ngơn ngữ trần thuật là gì?
Trước hết, Ngôn ngữ trần thuật là một trong những thuật ngữ quan
trọng nhất của Tự sự học - một ngành khoa học lấy văn bản tự sự, trong đó gồm các yếu tố cơ bản cấu tạo nên một văn bản tự sự như trần thuật, người trần thuật/kể chuyện, sự tình, khơng gian…làm đối tượng nghiên cứu.
Trần thuật được hiểu là một kết cấu đẳng lập chỉ hành vi kể, nó liên
quan mật thiết đến người kể chuyện/người trần thuật, thuộc về kỹ xảo trần thuật/kể chuyện trên bậc diễn ngôn trong văn bản văn học.
Ngôn ngữ đã cấu trúc lên phương thức trần thuật. Bởi vì, đối với một tác phẩm văn học tự sự (tiểu thuyết, truyện ngắn), cái quan trọng là nó được viết như thế nào, bằng một hệ thống ngơn từ gì và hình thức câu như thế nào để làm cho câu chuyện hay sự kiện hiện ra trước mắt người đọc. Tất cả những thứ trên có liên quan đến cấu tạo nội bộ trên bình diện ngơn ngữ của tác phẩm văn học hay văn bản tự sự được tổng hợp lại trong khái niệm Ngôn ngữ trần thuật.
Theo cách hiểu đơn giản nhất thì Ngơn ngữ trần thuật là ngôn ngữ của người kể chuyện, kể lại diễn biến của câu chuyện theo một cách thức nào đó. Người kể chuyện (người trần thuật) có thể xuất hiện gián tiếp qua nhân vật nào đó trong tác phẩm (ngơi thứ nhất hoặc ngơi thứ ba). Người kể chuyện có chức năng dẫn chuyện, gắn kết sự kiện, tạo nên quá trình hình thành và phát
triển của cốt truyện, qua đó bộc lộ quan điểm, cách đánh giá của mình về con người, về cuộc đời và về hiện thực. Ngôn ngữ người kể chuyện thường gắn với việc miêu tả các sự tình, sự thể đã, đang và sẽ diễn ra quanh ta kèm theo nhận định bằng lời tác giả. Lời người kể chuyện gồm: lời kể, lời tả và lời bình.
Ngơn ngữ trần thuật trong tác phẩm văn học vừa là phương tiện biểu đạt nội dung vừa là sự phản ánh ngơn ngữ đời sống. Nó thể hiện trí tuệ, sự sáng tạo và cá tính của nhà văn. Qua việc tìm hiểu ngơn ngữ trần thuật chúng ta có thể tìm thấy dấu ấn cá nhân của từng nhà văn qua từng tác phẩm văn học. Như vậy, để phân tích một diễn ngơn trần thuật, phải hiểu được những khái niệm liên quan: người trần thuật (ngôi trần thuật/vai trần thuật), điểm nhìn, nhịp điệu trần thuật, giọng điệu trần thuật, thời gian…