Đoạn văn mạch lạc, tổ chức chặt chẽ, tinh giản

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 111 - 117)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Kết cấu văn bản văn xuôi mới nửa đầu thế kỷ XX

3.2.7. Đoạn văn mạch lạc, tổ chức chặt chẽ, tinh giản

Ngôn ngữ văn xi mới đầu thế kỷ vẫn cịn chập chững những bước đi đầu tiên bởi thời kỳ này việc truyền bá chữ Quốc ngữ đang gặp nhiều khó khăn. Sau một thời gian dài tiếp xúc với ngôn ngữ châu Âu (Pháp), cú pháp văn xuôi từ giai đoạn 1930 trở đi đã có một sự thay đổi mạnh mẽ với sự phát triển theo hướng tự do, ngôn ngữ tiếng Việt trong ngơn ngữ viết cũng đã có những đổi mới về chất và được hiện đại hóa tương đối nhanh (Tự lực văn đồn, Nguyễn Cơng Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng…). Ý thức đổi mới ngôn ngữ trong văn chương đã được nêu lên trong tôn chỉ ngay từ khi Tự lực văn đoàn mới thành lập: Dùng lối văn giản dị và dễ hiểu, ít dùng chữ nho, một lối văn có tính cách An Nam.

Trước đó, câu văn xi cịn đầy tính chất biền ngẫu, nhiều điển tích sáo ngữ, với lối ngữ pháp dài dòng với nhiều từ nối làm câu văn trở nên lủng củng, thiếu trơi chảy thì nay chúng ta đã gặp những câu văn xi ngắn, ít dùng liên từ với một lối văn phong đẹp, chặt chẽ, chính xác, dễ hiểu, mềm mại, uyển chuyển và diễn đạt được những tư tưởng, tình cảm của con người “Chng đồng hồ buông năm tiếng ngắn. Qua khe cửa, trời hãy còn tối.

Trương thấy trong người mỏi mệt, nhưng có cái mỏi mệt nhẹ nhõm dễ chịu của người vừa hết sốt” (Bướm trắng - Nhất Linh).

Từ ngữ phong phú, đa dạng, không xơ cứng, gần gũi với người đọc, dùng để miêu tả, trần thuật, đối thoại xen kẽ với nhau một cách tự nhiên “Cùng với sự đổi mới về thể loại, Tự lực văn đồn đã có những đóng góp

quan trọng vào việc đổi mới câu văn xuôi quốc ngữ đưa nó tới chỗ thuần thục. Câu văn xi quốc ngữ sau mấy chục năm tập rèn nỗ lực khá vất vả của nhiều nhà văn lớp trước đến Tự lực văn đoàn mới thật gọn gàng, nhẹ nhõm, đạt tới

sự trong sáng cần thiết” [47, tr.8].

Nhìn chung trong văn xi Tự lực văn đồn đã vắng hẳn từ Hán - Việt, những điển cố, điển tích, những câu văn biền ngẫu kiểu cách du dương mà đến Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách vẫn chưa loại bỏ. Những câu văn trong tiểu thuyết, truyện ngắn của Khái Hưng, Nhất Linh, Hồng Đạo, Thạch Lam khơng chỉ cố gắng đoạn tuyệt, dứt bỏ những câu văn gọt rũa, nặng điển tích Hán - Việt của câu văn cổ mà còn đổi mới về mặt cú pháp với lối mô phỏng ngữ pháp châu Âu như Trịnh Bá Đĩnh trong Lời giới thiệu của tuyển tập Nhất

Linh Truyện ngắn (2000) cho rằng các nhà văn của Tự lực văn đoàn ảnh

hưởng sâu đậm văn học phương Tây “Nhất Linh viết văn theo các thể loại văn học Âu Tây, xây dựng nhân vật, kết cấu truyện…theo lối của các nhà văn châu Âu. Văn phong của ông là sự áp dụng lối tổ chức ngữ pháp Tây phương vào tiếng Việt: Lơgích chặt chẽ, sáng sủa và cực kỳ giản dị (…). Nhà văn đã sử dụng những phương tiện nghệ thuật phương Tây để xây dựng tâm hồn phương Đông” [19, tr.8].

So với cuốn tiểu thuyết đầu tiên và được giải thưởng như Quả dưa đỏ

của Nguyễn Trọng Thuật, câu văn trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn cũng đã khác hơn. Cùng tả cảnh hồng hơn xuống và lúc bình minh lên thì Nguyễn Trọng Thuật dùng một lối văn cổ kính, lối nói văn hoa, trang trọng, dài dịng “Thuyền chạy vùn vụt, gió thổi vù vù, sóng vỗ chịng chành… chợt đầu vầng

thái dương ở đầu gầm thượng hải kéo lên đỏ lừng lừng, trăng làm sắc kim quang lóng lánh khơng lấy vật đỏ nào của thế gian mà tỉ thí được, bấy giờ ánh chiều dương chiếu ra mây khói sơng nước đều đổi về hồng hồng cả…”,

tranh rất chân thực và đẹp như sau: “Hơm sau, khi Hiền ra biển thì mặt trời

vừa mọc và ẩn sau đám mây tím giải ngang trên làn nước đủ màu, từ màu lam sẫm, lam nhạt ngoài xa cho đến cả màu hồng, màu vàng ở gần biển. Trên nền trời sắc da cam chói lọi những vạch đỏ thẫm xịe ra như một bộ nan quạt làm bằng ngọc lựu”.

Khi nói đến đóng góp về phương diện ngơn ngữ văn xi mới giai đoạn 1930 - 1945 không nhắc đến các nhà văn hiện thực Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao là một thiếu sót lớn. Ngơn ngữ trong sáng tác của các nhà văn hiện thực đã đổi mới một cách toàn diện và xuất sắc. So với Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn - một tác phẩm tiêu biểu nền quốc văn mới sơ khai thì câu văn trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố hiện đại hơn rất nhiều. Cùng tả cảnh quan lại và tay sai trong đình nhưng Phạm Duy Tốn vẫn dùng những câu văn dài với nhiều liên từ và từ Hán - Việt như:

“Trên sập mới kê ở gian giữa, có một mình quan phụ mẫu, uy nghi

chễm chện ngồi. Xung quanh sập, bắc bốn cái ghế mây, bắt đầu từ phía hữu quan, thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất, thầy thơng nhì, sau hết,

giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tổng sở tại, cùng ngồi chầu bài” (Sống

chết mặc bay), Ngô Tất Tố đã dùng một cú pháp rất mới lạ “…quan ngủ ngất ngưởng ngồi vào chiếc chiếu cạp đỏ trải trên ghế ngựa quang dầu. Cạnh ngài là một tên tuần đinh lực lượng vác cái quạt lông đứng đằng xa phẩy vào. Trước ngài, thầy thừa và anh nho đều mướt mồ hôi với mấy cuốn biên lai thu thuế của lý trưởng” (Tắt đèn).

Như vậy, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Học… đã có đóng góp tích cực cho việc mở mang quốc văn mới, còn các nhà văn như Phạm Duy Tốn, Nguyễn Trọng Thuật, Hoàng Ngọc Phách... đã khởi đầu cho lối viết văn mới bằng chữ quốc ngữ. Ngôn ngữ văn xuôi mới thực sự ghi nhận đổi mới mạnh mẽ nhờ công lao của các nhà văn Nguyễn Công Hoan, Vũ

Trọng Phụng, Ngơ Tất Tố, Nam Cao… hay nhóm Tự Lực văn đồn. Họ đã

mang đến một luồng gió mới, một hơi thở mới cho lối diễn đạt cú pháp văn xuôi hiện đại, ngơn ngữ của các tác giả kể trên đã góp phần hiện đại hóa lối diễn trong truyện ngắn, tiểu thuyết, đó là ngơn ngữ mới, uyển chuyển, hiện đại “…đoạn tuyệt với những điển tích sáo ngữ, những câu văn biền ngẫu, những câu văn với lỗi ngữ pháp dài dòng, dây cà, dây muống đầy rẫy trong những trang viết của các nhà tiểu thuyết trước đó để mở ra một loại hình câu văn xi mới. Một loại câu văn không chỉ gọn gàng, giản dị, dễ hiểu, đầy tính cách An Nam mà còn khả năng diễn đạt những tư tưởng tình cảm của con người cũng như những khái niệm mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn 1932 - 1945 đang biến động chuyển mình từ phong kiến sang hướng Âu hóa” [107, tr.142/143].

Tiểu kết

Văn xuôi mới đầu thế kỷ XX, đặc biệt giai đoạn 1930 - 1945, đã đổi mới một cách sâu sắc, tồn diện về cả nội dung lẫn hình thức. Tổ chức và kết cấu của văn bản văn xi mới đã có những bước tiến vượt bậc:

Thứ nhất, cốt truyện truyền thống đã thay bằng cốt truyệt tâm lý theo kiểu phương Tây hoặc thậm chí truyện khơng có cốt truyện. Cốt truyện trong sáng tác trước thế kỷ XX gắn bó chặt chẽ với sự kiện, hành động và diễn biến theo trình tự thời gian. Đến giai đoạn 1900-1930 cốt truyện đã giảm đi rất nhiều sự kiện, hành động nhưng vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của lối kết cấu chương hồi, câu chuyện vẫn diễn biến theo trình tự thời gian. Từ năm 1930 trở đi, cốt truyện chương hồi đã dần dần mất hẳn và thay vào đó là ảnh hưởng cốt truyện của phương Tây: kiểu cốt truyện tâm lí (kiểu cốt truyện đầy kịch tính, bất ngờ góp phần bộc lộ tính cách nhân vật một cách rõ nét) hay kiểu truyện khơng có cốt truyện.

Thứ hai, văn xi mới đã thốt khỏi kết cấu truyền thống, có hậu. Việc thốt khỏi kiểu kết cấu truyền thống, có hậu là một nỗ lực rất lớn của các nhà văn giai đoạn này bởi kết cấu truyến thống có rất nhiều ưu điểm mà như trên đã phân tích, đó là thể hiện rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm và các sự kiện hành động, biến cố được tổ chức theo trình tự thời gian. Tuy vậy, các nhà văn đã nhìn thấy những mặt tích cực của kết cấu hiện đại vì nhà văn có thể tự do sáng tạo không theo một khuôn mẫu định sẵn. Mặc dù kết thúc truyện khơng được viên mãn nhưng lại có giá trị nhân văn rất cao.Và kết quả là những sản phẩm sáng tạo đó được các độc giả nhiệt tình đón nhận.

Thứ ba, tần số sử dụng trần thuật ở ngôi thứ nhất gia tăng. Từ đầu thế kỷ XX, sự xuất hiện những tác phẩm sử dụng phương thức trần thuật này cho thấy sự ảnh hưởng của tiểu thuyết phương Tây diễn ra khá sớm và những tác phẩm đó trình bày một thể nghiệm khá mới mẻ về cách thể hiện cuộc sống thơng qua cái nhìn, sự trải nghiệm có tính chủ quan của cá nhân. Phương thức trần thuật này tiếp tục được sử dụng nhiều trong những sáng tác giai đoạn 1930-1945 và dĩ nhiên là ở một cấp độ mới.

Thứ tư, giọng điệu đa thanh, nhịp điệu đa dạng. Việc sử dụng giọng điệu đơn thanh hay đa thanh và nhịp điệu nhanh hay chậm tùy thuộc vào chủ đề tư tưởng và mục đích của nhà văn. Giọng điệu và nhịp điệu của tác phẩm văn học thể hiện rất rõ cá tính sáng tạo của nhà văn. So với các giai đoạn trước nhà văn thường sử dụng giọng điệu dung dị và nhịp điệu chậm, chùng thì các nhà văn giai đoạn 1930-1945 đã có những đột phát trong việc sử dụng giọng điệu và nhịp điệu trần thuật.

Thứ năm, lối viết biền ngẫu được thay bằng cú pháp mệnh đề; kết cấu đoạn văn, câu văn chặt chẽ và tinh giản; giảm dần các liên từ, thành ngữ, từ Hán - Việt, điển tích điển cố.

Chƣơng 4: NGƠN NGỮ TRẦN THUẬT VÀ

NGÔN NGỮ HỘI THOẠI TRONG VĂN BẢN VĂN XUÔI MỚI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

Trong thi pháp văn xuôi, ngôn ngữ là phương diện cực kỳ quan trọng bởi “văn học là nghệ thuật ngơn từ”. Ngồi tư cách là phương tiện giao tiếp, cơng cụ truyền tải tư tưởng, tình cảm… của nhà văn đến độc giả thì ngơn ngữ cịn thể hiện những giá trị to lớn về mặt nghệ thuật qua mỗi thời kỳ, giai đoạn, tác giả…Có thể nói, ngơn ngữ có vai trị quan trọng đối với tác phẩm văn học. Tất cả mọi tác phẩm văn học đều gồm hai loại ngôn ngữ: ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ hội thoại. Đối với một tác phẩm văn học thì cái quan trọng là nó được viết như thế nào, bằng một hệ thống ngơn từ gì và hình thức câu như thế nào để làm cho câu chuyện, sự kiện trở nên chân thực, sinh động. Như vậy, để hiểu thấu đáo một tác phẩm văn học thì điều đầu tiên và quan trọng nhất đó là tìm hiểu ngơn ngữ. Đầu thế kỷ XX thì các nhà nghiên cứu trong và ngồi nước đều quan tâm nhiều đến ngơn ngữ văn học bởi thành tựu của ngơn ngữ đã góp phần thúc đẩy văn học theo hướng hiện đại hóa.

Nếu như ở giai đoạn 30 năm đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn học tiếng Việt là sự pha trộn giữa cái cũ cịn bảo lưu với cái mới xuất hiện thì ở giai đoạn 1930 - 1945, ngôn ngữ văn học tiếng Việt cùng với nền quốc văn có bước tiến phát triển quan trọng tiến tới hiện đại hóa hồn tồn. Dưới đây là một vài nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ đối thoại của văn xuôi mới giai đoạn 1930 - 1945 qua một số tác phẩm văn xuôi chữ quốc ngữ của các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao và Ngô Tất Tố.

4.1. Ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 111 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)