Dịch thuật phát triển thúc đẩy quá trình hình thành và phát

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 66 - 70)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Nhân tố văn hóa, văn học và tƣ tƣởng

2.2.5. Dịch thuật phát triển thúc đẩy quá trình hình thành và phát

triển vượt bậc cho ngôn ngữ văn xuôi mới

Văn xi mới khơng thể có được những thành tựu rực rỡ nếu như không kể đến vấn đề dịch thuật. Trong lịch sử văn học dân tộc, dịch thuật không phải là một hiện tượng mới mẻ. Điều đáng lưu ý là đến giai đoạn đầu thế kỷ XX dịch thuật đã tìm đến văn học phương Tây, văn học Trung Quốc để chuyển ngữ. Như vậy, sự phát triển mạnh mẽ của văn học dịch là một hiện tượng đặc thù của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Trong buổi đầu của nền văn học hiện đại bằng chữ quốc ngữ, cùng với những sáng tác thuần Việt thì văn học dịch đã giữ vai trò rất to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của lớp công chúng mới ở đô thị đồng thời là chất xúc tác kích thích sự sáng tạo cho những nhà văn Việt.

Ngay từ cuối thế kỷ XIX, Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của đã dịch một số tác phẩm của Trung Quốc sang chữ quốc ngữ. Tuy nhiên dịch thuật tác động mạnh và sâu sắc nhất là đầu thế kỷ XX. Khi chữ quốc ngữ bắt đầu phổ dụng, các nhà nho “cầm bút chì” đã nhanh chóng tìm cách dịch truyện Trung Hoa ra quốc ngữ. Mở đầu là những truyện dài hoặc tiểu thuyết chương hồi. Các dịch giả Lương Khắc Ninh, Trần Tuấn Khải, Lương Duy Thứ, Thụy Đình…đã đóng góp đáng kể cho việc ra mắt các tác phẩm dịch văn xuôi quốc văn. Những tiểu thuyết kinh điển dài tập của Trung Quốc như Tam quốc chí,

Thủy Hử, Tây du ký, Hồng lâu mộng...đã được dịch sang quốc ngữ, đăng trên

các báo ở Nam kỳ và được xuất bản thành sách truyện. Những sách truyện của Trung Quốc chiếm thị phần lớn và được độc giả đón nhận rất nồng nhiệt.

Trong ba mươi năm đầu thế kỷ, dịch thuật là kênh giao tiếp quan trọng nhất giữa văn học phương Tây và văn học Việt Nam. Từ sau 1930, với sự trưởng thành của một thế hệ người Việt được đào tạo trong nhà trường Pháp- Việt (thế hệ đồng thời với những nhà văn sáng tác trong giai đoạn 1930- 1945), quá trình giao tiếp này được tiến hành chủ yếu thông qua con đường tiếp xúc trực tiếp với nguyên tác, văn học dịch vẫn tồn tại song hành cùng những sáng tác thuần Việt.

Dịch thuật có tác dụng tích cực trong việc truyền bá chữ Quốc ngữ và chuẩn bị điều kiện xây dựng nền tảng phát triển văn xuôi tự sự quốc ngữ. Khi phong trào dịch truyện Tàu tràn lan, chạy theo thị hiếu của độc giả đã gây sự phản ứng ngược lại. Chính phản ứng này là động cơ thúc đẩy phong trào sáng tác truyện văn xuôi chữ quốc ngữ mà thời ấy mệnh danh là “kim thời tiểu thuyết”. Thực ra loại “kim thời tiểu thuyết” đã được xác lập từ Truyện thầy Lazaro Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản. Nhưng đây là “một con

chim lạ” từ phương Tây đáp xuống một vùng đất cịn vắng bóng đồng loại. Như vậy, chữ Quốc ngữ xuất hiện sớm ở Nam kỳ nhưng tác phẩm dịch chủ

yếu là của Trung Quốc. Còn ở miền Bắc, mặc dù chữ Quốc ngữ xuất hiện muộn hơn nhưng ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây lại rõ nét hơn.

Văn xuôi quốc ngữ Việt Nam nói chung và văn xi giai quốc ngữ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 nói riêng đi từ dịch thuật đến sáng tác, từ chỗ chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đến chỗ chịu ảnh hưởng của văn học Phương Tây (chủ yếu văn học Pháp), từ truyện chí đến tiểu thuyết. Nhà văn từ chỗ sáng tạo dựa trên kinh nghiệm (đọc, dịch truyện Tàu), tưởng tưởng, hư cấu và dần dần đưa những “chuyện đời này, là sự thường có trước mắt” (Nguyễn Trọng Quản), những “việc trong xứ mình” (Trần Chánh Chiếu) vào các trang viết dựa trên sự quan sát và cảm nhận về cuộc sống hiện tại. Có thể nói, dịch thuật tác đã tác động mạnh mẽ đến tiến trình hình thành và phát triển của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam, nhất là về kỹ thuật viết văn.

Tiểu kết

Ba mươi năm đầu thế kỷ, ngôn ngữ văn học Việt Nam luôn trong nỗ lực phấn đấu cho nền quốc văn mới. Đây có thể được coi là giai đoạn chuẩn bị cho nền quốc văn mới tiếp theo của giai đoạn khởi đầu cuối thế kỷ XIX và là buổi giao thời của xã hội Việt Nam. Thể chế xã hội phong kiến ngày càng suy tàn mà thay vào đó sự phân hóa giai cấp, hình thành giai cấp vơ sản, kéo theo đó là sự tàn lụi của chữ Hán cùng với Nho học cũ kỹ, lạc hậu không hợp thời trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đơng – Tây và trước uy lực của Pháp ngữ. Sau khi chiếm được nước ta, thực dân Pháp đã nhanh chóng tìm cách đẩy lùi và tiến tới gạt bỏ hoàn toàn các ảnh hưởng của Hán học nhằm quảng bá văn hóa Pháp. Sự tiếp xúc với văn học phương Tây đầu thế kỷ có vai trị như một chất xúc tác, cung cấp những chất liệu, công cụ để đẩy mạnh những q trình vận động dang dở đó thành một bước đột biến. Văn hóa Việt Nam dần dần cũng thốt ra khỏi sự gị bó của nền Nho học cũ để tiếp nhận cái mới.

Trong khi Pháp chưa kịp “bình định” văn hóa thì Việt Nam đã tranh thủ cơ hội bắt tay kiến tạo nền quốc văn mới dù là theo cách tự phát nhưng rất có hiệu quả. Từ đây nền Quốc văn mới, tức nền văn chương Việt Nam hình thành từ đầu thế kỷ XX, đối lập và khu biệt với nền Quốc văn cũ lấy văn học nơm làm căn bản được hình thành. Nền quốc văn mới hình thành là một sự kiện hết sức quan trọng, một dấu mốc trong sự hình thành ngơn ngữ văn học hiện đại tiếng Việt. Như vậy, bên cạnh sự thay đổi về văn tự, sự tiếp biến và giao thoa văn hóa Đơng – Tây thì báo chí tiếng Việt và hoạt động dịch thuật cũng là một nhân tố căn bản thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của văn xi Quốc ngữ Việt Nam mà đỉnh cao là giai đoạn 1930-1945.

Chƣơng 3. ĐỔI MỚI VỀ KẾT CẤU VĂN BẢN VĂN XUÔI MỚI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)