Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi từ năm 1900 đến năm 1930

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 74 - 79)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn xuôi nửa đầu thế kỷ XX

3.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi từ năm 1900 đến năm 1930

Giai đoạn 1900 - 1930 có thể được coi là giai đoạn q độ, có tính chất giao thời của q trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam “Văn học của cả giai đoạn 1900 - 1930 có tính chất giao thời. Tính chất giao thời đó được biểu hiện ở sự tồn tại song song hai nền văn học cũ và mới với hai lực lượng sáng tác, hai công chúng với hai quan niệm văn học, hai ngôn ngữ văn học ở hai địa bàn khác nhau, ở xu thế thắng lợi của nền văn học mới đang tiến tới thay thế nền văn học cũ đang suy yếu dần. Ở giai đoạn giao thời này, nền văn học cũ tuy đã ở trên đà suy tàn nhưng vẫn cịn giữ một vị trí đáng kể, vẫn cịn một tác dụng tích cực nhất định trong sự phát triển của văn học dân tộc” [49, tr.29].

Văn học giai đoạn 1930-1945 ra đời đáp ứng được thị hiếu văn học trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đơng – Tây. Từ quan niệm, tư tưởng thẩm mỹ của người sáng tác đã có những thay đổi so với trước. Cuộc sống mới với tất cả những tiền đề cho văn học thành thị mới ra đời, chiếm ưu thế so với nhà nho, nhưng văn học thành thị không đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản của dân tộc: cứu nước và duy tân, cách mạng. Hơn nữa, người Việt Nam có thói quen diễn đạt tư tưởng, tình cảm bằng văn vần. Thơ ca dân tộc, văn chương bác học đều đã đi đến hình thức ổn định, có tính cách điển phạm. Mặc dù đầu thế kỷ những tác phẩm văn xuôi nối nhau lần lượt xuất hiện như Phan Yên ngoại

sử của Trương Duy Toản, Hoàng Tố Anh hàm oan của Trần Chánh Chiếu,

tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Tản Đà và Nguyễn Công Hoan nhưng đến khi Hoàng Ngọc Phách viết

Tố Tâm và Nguyễn Cơng Hoan viết nhiều truyện ngắn thì các tác phẩm văn

xi mới được cơng chúng hoan nghênh và đón nhận. Đây có thể coi là một q trình cố gắng thốt khỏi văn vần, văn biền ngẫu của các nhà văn.

Tư tưởng, văn chương, ngôn ngữ văn tự của người Việt đã có nhiều thay đổi và thành quả là dựng nên một nền quốc văn mới rất non trẻ nhưng đầy hứa hẹn. Việc các nhà văn đưa vào tác phẩm những từ ngữ mới, những kiểu câu mới đã mang đến những điều mới mẻ cho văn chương cả về hình thức lẫn nội dung và thể loại. Tuy nhiên, dấu ấn văn chương truyền thống cuối thế kỷ XIX vẫn còn đọng lại khá đậm nét trong việc đưa văn vần vào văn xuôi giai đoạn 1900 - 1930. Hầu như trong bất kỳ tác phẩm văn xuôi nào chúng ta cũng bắt gặp một vài câu văn vần và đặc biệt khi diễn tả những vấn đề phức tạp, nhất là nội tâm của nhân vật thì nhà văn thường dùng đến câu văn vần. Điều này cũng dễ hiểu vì khả năng vận dụng tiếng Việt hiện đại của người Việt còn hạn chế và trong vốn kiến thức của họ thì kiến thức văn hóa phương Đơng vẫn ảnh hưởng đậm đặc. Văn học truyền thống phương Đông phổ biến là lối văn ngôn Trung Quốc mãi cuối năm 1916 mới bắt đầu hô hào bỏ văn biền ngẫu, sử dụng bạch thoại. Ở Quả dưa đỏ (Nguyễn Trọng Thuật),

thơ lục bát xuất hiện trong lời thoại của nhân vật, văn vần vẫn còn nhiều, lấn át cả văn xuôi. Văn vần xuất hiện trong lời trần thuật tạo nên tính chất đa giọng của tác phẩm. Tuy vậy, ngày nay quan niệm thẩm mỹ và tiếp nhận cũng đã thay đổi, việc xuất hiện nhiều văn vần trong lời trần thuật làm cho ngơn ngữ thiếu tính tự nhiên, đời thường.

Thời kỳ này, nền văn học Trung Hoa đã có những ảnh hưởng tích cực đến các sỹ phu yêu nước, trong đó có thức giả nho học như Phan Bội Châu,

Tản Đà... Phan Bội Châu là một tác gia tiêu biểu cho dòng văn học yêu nước và cách mạng giai đoạn này. Văn chương của ông là dấu nối của hai thời đại, hai nền văn học cũ và mới và ln ở trong trạng thái “bình cũ rượu mới”. Bài phú “Bái thạch vi huynh” của Phan Bội Châu được viết năm 1902 lừng lẫy “một bữa tiệc thịnh soạn về ngôn ngữ” như một viên ngọc ngời sáng ném ra lóa mắt khơng chỉ sĩ tử toàn quốc mà hết thảy các bậc khoa bảng đương thời. Việc hình thành một lối viết mới trong tiếng Hán (Bạch thoại) đã làm thay đổi nhận thức về văn chương. Sự trong sáng, giản dị của văn Bạch thoại đối lập với lối văn chương cử tử, đăng đối, biền ngẫu của cổ văn. Có thể nói, nền Tân thư Trung Hoa đã thổi luồng gió mới vào nước ta. Với các nhà Nho chí sĩ, Tân thư là đợt tiếp xúc quan trọng nhất với văn hóa châu Âu, là cửa sổ nhìn ra thế giới. Nói cách khác, cùng với tác động của Tân thư và phong trào Duy tân, trong lịch sử văn học Việt Nam đã diễn ra một cuộc diễn tập cho cơng cuộc hiện đại hóa nền văn học Việt Nam.

Bên cạnh đó, sự tiếp xúc với Tây học đã giúp nhiều học giả nước ta trực tiếp tiếp thu những ảnh hưởng của nền Pháp học. Hồ Biểu Chánh là một tác giả tiêu biểu. Ông đã đưa vào trong tác phẩm của mình những chi tiết đời thường và sử dụng một thứ ngơn ngữ rất bình dân, giản dị trong sáng tác. Sáng tác của ông là sự kết hợp những yếu tố cũ (nội dung) với những đổi mới đáng kể (nghệ thuật) (Ai làm được, Cay đắng mùi đời, Chúa tàu Kim Qui,

Cha con nghĩa nặng). Ông được coi là người đặt viên gạch đầu tiên trong

hành trình xây dựng tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.

Nhờ vậy mà thứ ngôn ngữ đời thường tự nhiên, mới mẻ và hiện đại đã được đưa vào tác phẩm, thay thế cho ngơn từ ước lệ, sáo mịn, hàm súc khó hiểu. Cũng nhờ vậy mà bức tranh cuộc sống được tái hiện lại chân thực, sinh động như nó vốn có và nội tâm của con người cũng được diễn tả đến tận bờ sát góc. Những tác phẩm tiêu biểu thể hiện nỗ lực làm mới ngôn từ của

người viết, đó là Cuộc tang thương của Đặng Trần Phất, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh, Chiếc xuyến vàng của Nguyễn Văn Thao…Tuy vẫn còn nhiều hạn chế nhưng những tác phẩm trên ra đời lúc quốc văn cịn trong thời kỳ phơi thai thì những thành công nhất định ở phương diện ngôn ngữ và nghệ thuật kể chuyện đáng được ghi nhận và trở thành tiền đề cho những thành cơng tiếp theo đó. Trong lược khảo về sự tiến hóa của quốc văn trong lối viết tiểu thuyết thì Trúc Hà đã thiên về khen ngợi những tác phẩm mang nhiều đặc điểm của văn phong hiện đại như gọn gàng, trơi chảy, thanh thốt “Lời văn trơi chẩy gọn - gàng, phần nhiều là văn nghị - luận” [30, tr.132]. Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách (1925) là tiểu

thuyết tâm lý đầu tiên in thành sách. Sách này có cương vị trong văn học quốc văn mới bởi thể loại, kết cấu, ngơn ngữ văn xi đã bước vào độ chín. Nhờ đó mà một câu chuyện tình cảm có tính bi kịch đã được thể hiện khá tâm lý, giàu tình cảm. Tuy lối viết còn rơi rớt lối văn biền ngẫu nhưng về cơ bản tác phẩm này đã vượt trội về mặt ngôn ngữ so với đương thời. Chẳng hạn như lời đối thoại trong Tố Tâm rất thân quen và gần gũi với chúng ta:

“Thơi, em đừng khóc nữa, Những nỗi lịng em, anh đã hiểu cả rồi, anh xin chịu lỗi với em, anh đã làm cho em phải ngậm ngùi thương nhớ bấy lâu, anh làm cho em hơm nay phải bật lên mà khóc. Thơi chẳng qua tình ái buộc lịng ta như vậy. Em đứng dậy kẻo ai trông thấy bất tiện lắm. Đi em, đứng dậy đi em… anh van em…” [78, tr.30].

Trước đó, trên hành trình đổi mới từ văn biền ngẫu sang văn mệnh đề thì các tác giả nhiều khi đã viết những câu văn nôm na tới mức “luộm thuộm”. Đó là những câu dài, nhiều mệnh đề, được diễn đạt dài dòng như ngơn ngữ nói và đơi khi khơng thốt ly. Tuy nhiên, trong q trình hiện đại hóa câu văn tiếng Việt từ kiểu câu biền ngẫu sang câu có mệnh đề, từ văn ngơn sang văn bạch thoại, cách diễn đạt này xuất hiện như là một quy luật tất

yếu. Bởi câu văn biền ngẫu vốn phù hợp với các tác phẩm văn vần, quy mô nhỏ, chủ yếu dùng để diễn tả tâm trạng, cảm xúc của con người. Cách diễn đạt “luộm thuộm” như trên cũng chứng tỏ một sự trống vắng của truyền thống văn xi tiếng Việt.

Do vẫn cịn một lượng lớn độc giả từng gắn bó với loại văn ngơn nên ngồi những nhà văn có quyết tâm đổi mới câu văn biền ngẫu sang câu văn mệnh đề thì kiểu câu văn biền ngẫu vẫn được dùng phổ biến ở những sáng tác giai đoạn 1900 - 1930 “Câu văn xi dễ được chấp nhận lúc đó phải là câu văn đối ý, biền ngẫu, có nhạc tính… có thơ xen lẫn văn. Thứ văn phong q mới đơi khi bị xem là cộc lốc, tây hóa” [59, tr.154]. Như vậy, ở phương diện này yếu tố chủ thể sáng tạo vẫn đóng vai trị quan trọng. Bởi qua khảo sát có thể thấy, hình thức câu văn biền ngẫu xuất hiện dày đặc hơn trong tác phẩm của những tác giả chịu ảnh hưởng của nền học vấn cũ. Ngay cả khi cần diễn đạt một tư tưởng mới, người viết vẫn chưa thể dễ dàng từ bỏ kiểu câu này. Trong tác phẩm Sống chết mặc bay là một truyện ngắn khá thành công trong

việc vận dụng nghệ thuật truyện ngắn hiện đại, kết hợp tương đối thuần thục giữa kể chuyện, miêu tả, đối thoại nhưng đoạn đầu của truyện vẫn không tránh khỏi lối kể lể và thuyết lý dài dòng.

Câu văn biền ngẫu dẫn tới một hệ quả tất yếu, đó là các ngữ cố định, thành ngữ, quán ngữ cũng được sử dụng dày đặc hơn. Do đó, nó tạo nên một dạng câu văn vừa khuôn thước, vừa nôm na, rất hợp với quan điểm thẩm mỹ của người đương thời. Bởi vậy, ngay cả Hồ Biểu Chánh, một cây bút được mệnh danh là “nhà văn bạch thoại miền Nam” (cách gọi của Đông Hồ), vẫn chưa hồn tồn thốt khỏi kiểu câu này. Không phải Hồ Biểu Chánh không ý thức được điều đó, trái lại ơng rất quan tâm đến thị hiếu người đọc, nhất là từ sau khi những thể nghiệm truyện kể bằng hình thức văn vần khơng thành cơng lắm (U tình lục, Vậy mới phải).

Nhìn chung, văn xi mới giai đoạn này đã có đổi mới về nội dung tư tưởng nhưng chưa có đổi mới rõ rệt về nghệ thuật. Văn xi mới này vẫn cịn nặng lối văn biền ngẫu, có cấu trúc đăng đối, diễn đạt cầu kỳ, kiểu cách như trong Tân Thư, lạm dụng vốn từ ngữ Hán Việt. Tuy nhiên, trong các sáng tác của các nhà văn chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây ngồi những câu văn như lời nói hàng ngày cịn có những cấu trúc ngữ pháp hiện đại. Họ đã ý thức về sự đổi mới nhưng vẫn không tránh khỏi lối viết văn cũ. Ngôn từ sử dụng còn ở dạng tự nhiên, thô ráp, chưa được chọn lọc, trau chuốt, câu văn dài, không mạch lạc làm giảm đi yếu tố sinh động, hiện thực trong tả cảnh, tả tình.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)