Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 135)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Kết cấu văn bản văn xuôi mới nửa đầu thế kỷ XX

4.2.1. Ngôn ngữ nhân vật

Ngơn ngữ hội thoại cũng chính là ngôn ngữ của nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật trong tác phẩm, được biểu đạt bằng

các tín hiệu ngơn ngữ thông qua sự lựa chọn của nhà văn nhằm mục đích tái hiện sinh động lối sống, tính cách, trình độ văn hóa, phẩm chất, quyền lực… của nhân vật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “ngơn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc

sống và cá tính nhân vật. Trong tác phẩm nhà văn có thể cá thể hóa ngơn ngữ nhân vật bằng nhiều cách: nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc biệt của nhân vật, cho nhân vật lặp lại những từ, câu mà nhân vật thích nói kể cả từ ngoại quốc và từ địa phương” [31, tr.183]. Ngôn ngữ nhân vật sẽ được phân tích kỹ trong các tiểu mục dưới đây qua một số tác phẩm của các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng và Nguyễn Công Hoan.

4.2.2. Ngôn ngữ nhân vật qua hệ thống từ xưng hơ

Có thể nói, từ xưng hơ là một trong những yếu tố có vai trị quyết định đến vị thế của các vai giao tiếp và hiệu quả giao tiếp từ khi bắt đầu diễn ra hội thoại.

Tự lực văn đoàn, với thế giới nhân vật chủ yếu là những con người

thuộc tầng lớp trên của xã hội - tầng lớp thị dân trung lưu và có địa vị, có học thức, đời sống vật chất khá giả thì ngơn ngữ giao tiếp của họ cũng mang những nét riêng của môi trường sống ấy.

Điều đầu tiên mà chúng ta thấy dễ nhận thấy đó là tên gọi của nhân vật trong tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng và Thạch Lam rất đẹp: Minh, Loan, Dũng, Trúc, Tuyết, Hà, Liên, Nhung, Thu, Hiên, Sơn, Bảo…Một cái tên

đẹp cũng là một dấu hiệu của cả một quan niệm thẩm mỹ mới. Đọc một cái tên đẹp lên không chỉ là vấn đề xấu mà nghe bớt cực nhọc, khốn khổ hơn trong cuộc đời. Những cái tên đẹp ấy đã phần nào thể hiện cái nhìn lãng mạn, mang tính lý tưởng về những vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội.

Trong các sáng tác của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, nhân vật mà các nhà văn phản ánh thuộc tầng lớp dưới của xã hội thì cũng được các nhà văn gọi với những cái tên rất bình dân, thậm chí xấu: Chí Phèo, Thị Nở, Lão Hạc, Trạch Văn Đoành, cu Lộ, mụ Lợi, Lang Rận (Nam Cao), Dần, Tý, Dậu...(Ngô Tất Tố).

Đặc biệt trong cách xưng hơ có những khác biệt rất rõ ở những tác phẩm hiện thực và lãng mạn. Chẳng hạn, trong sáng tác của Nhất Lịnh, Khái

Hưng, Thạch Lam các nhân vật thường xưng hô với nhau bằng ngơn ngữ mang tính chừng mực với sắc thái biểu cảm nhẹ nhàng vừa phải. Vợ chồng xưng với nhau bằng cậu - mợ, mình - em, con cái gọi cha mẹ bằng Thầy - Me, hai người u nhau thì xưng hơ bằng chàng - nàng, gọi cơ xưng tơi, hoặc gần gũi hơn thì là anh với em. Con người buộc mình vào khn phép mà xã hội thị dân quy định. Người ta bộc lộ tình cảm gần gũi, thân mật, nhưng khơng hề suồng sã, đặc biệt trong tình u.

Điều đó khác hẳn ngôn ngữ trong sáng tác của các nhà văn hiện thực như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng…Đặc biệt, ngôn ngữ giao tiếp của các nhân vật trong sáng tác của Nam Cao rất tự nhiên, chân thật, mang hơi thở cuộc sống của người lao động và nhân vật ở ngơi thứ ba số ít trong tác phẩm của Nam Cao thường gọi là hắn, y, thị, gã, mụ, anh cu, chị cu…thậm chí ngay cả những nhân vật có tên hẳn hoi cũng có xu hướng bị thay thế bằng hắn hoặc y. Cách xưng hô rất mộc mạc ngay cả trong tình yêu. Những sự thay đổi trong cách gọi đã thể hiện những bước chuyển tình cảm của các nhân vật diễn ra rất nhanh chóng. Chẳng hạn, cách xưng hơ của Mơ và Hà trong Sống mòn của

Nam Cao rất tự nhiên, thân mật:

A! Người chị em!.... Rõ thối nhà anh lắm.

Chỗ bạn máy nước với nhau, tôi hỏi thế đã sao chưa? Ai khiến hỏi

Hay trong Xuất giá tịng phu, Nguyễn Cơng Hoan cũng thay đổi cách xưng hô trong diễn biến tâm lý của nhân vật. Lúc đầu, tình cảm vợ chồng thắm thiết xưng Tôi - Mợ/Tơi - Cậu, sau đó xảy ra sự xô xát và nhân vật

chuyển sang xưng hô: Tao – Mày.

Theo Nguyễn Cơng Hoan thì một cái tên đẹp cũng có liên quan đến số phận, địa vị của họ trong xã hội. Trong truyện Cô Kếu, gái tân thời của

Nguyễn Công Hoan, tác giả đã phản ánh rất rõ vấn đề đặt tên nó có một ý nghĩa thế nào đối với số phận của con người. Một cái tên đẹp, một bộ quần áo tân thời có thể làm thay đổi được cuộc đời:

“…Nhưng cơ có nhận cái tên ấy nữa đâu! Kếu là nghĩa thế nào? Nghĩ

bao nhiêu, cơ lại ốn cha trách mẹ, không đặt cho cô cái tên mỹ miều. Mà chữ nho, nào thiếu gì tiếng hay, sao cơ chịu mang cái tên nơm na xấu xí ấy mãi? Nhất là khi đi ngồi phố, hay là chỗ đơng người, mà mẹ cơ gọi: Kếu ơi! Thì cơ đỏ mặt tía tai, hậm hực, lấy làm ngượng quá!...”

Hay trong Thằng Qt, ơng cũng chú ý đến cái tên gọi qua việc ông Dự muốn đổi tên cho một thằng đầy tớ “Cái tên xấu xí ấy, nhiều lần ông Dự

muốn đổi, để gọi cho đỡ có vẻ giai cấp”.

Do đó, ngơn ngữ giao tiếp giữa của các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan phân biệt rất rõ giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Ở tầng lớp trí thức hoặc tư sản thì vợ chồng xưng hô bằng tên gọi hoặc ông - bà, tôi - cậu/mợ, chủ xưng hô với tớ không bằng tên mà gọi bằng “nghề nghiệp” của

nhân vật như Bếp, thằng Bếp, Bác Bếp, Vú già, Vú em, anh đầy tớ, thằng đầy

tớ, con Sen, Con Đỏ con, thằng xe, anh xe… Con xưng hô với bố mẹ bằng Thầy – Me, Thầy Mẹ. Tầng lớp dưới lại xưng hơ bằng những từ rất bình dân

như vợ chồng xưng hơ với nhau bằng: Thầy nó - U nó, tao - mày, con cái xưng hơ với bộ mẹ: Thầy - U, Thầy - Bu.

Bên cạnh đó, Nguyễn Cơng Hoan thường sử dụng đại từ nhân xưng ngơi thứ ba số ít ở tầng lớp thượng lưu, quan lại như Ngài, Tiên sinh, Ông, Bà, Quan ơng, Quan bà, Bà chủ, Ơng chủ… hoặc cả chức danh: Ông Nghị, Thầy quyền, Cụ Chánh Bá, Ơng Phán, Ơng lý, ơng Huyện Hinh… và ở tầng

lớp dưới bằng những cái tên rất bình thường, đơi khi sử dụng cả đại từ nhân xưng và tên như: Bác Lan (Hai thằng khốn nạn), Chị Tam (Thật là phúc), Cơ Hồi (Gói đồ nữ trang), Cô Tuyết, cô Vân, cô Nguyệt (Thanh!Dạ!), Chị cu

Bản, Anh cu Bản (Ngậm cười) và bằng “nghề nghiệp” nhưng vô danh như

thằng ăn cắp, cô hàng, anh xẩm…

Như vậy, cùng viết về người nông dân nhưng cách gọi tên nhân vật cũng như sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít của Nguyễn Cơng Hoan khơng giống Nam Cao. Nhân vật của ông đủ hạng người và thuộc nhiều tầng lớp khác nhau và thường được nhìn nhận từ nhiều góc độ và đặc biệt, được đặt vào nhiều tình huống có tính trào phúng để lật tẩy những mặt trái của xã hội. Nam Cao lại quan tâm nhiều hơn đến tình huống tâm lý, giằng xé nội tâm của nhân vật về những vấn đề tưởng chừng rất nhỏ bé nhưng lại có một ý nghĩa xã hội rất lớn.

Cũng giống Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng không chú ý nhiều đến tên gọi và sử dựng đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít như Nam Cao. Trong sáng tác của ơng, bối cảnh chính là xã hội lộn xộn “nửa Tây nửa Ta”, và nhân vật là tầng lớp thị dân nên tên nhân vật cũng lai căng, hỗn tạp như

Typn, Minđơ, Mintoa, Me-xừ Xuân, Victor Ban… trong Số đỏ.

4.2.3. Ngôn ngữ nhân vật qua hệ thống từ ngữ dùng để kể, tả, bình luận bình luận

Trong tác phẩm nghệ thuật, nhà văn có thể cá thể hóa ngơn ngữ nhân vật bằng nhiều cách như nhấn mạnh cách đặt câu, dùng từ hay lời phát âm đặc biệt của nhân vật, sử dụng các yếu tố tình thái thể hiện sắc thái ngôn ngữ địa phương, các yếu tố từ ngữ mang dấu ấn văn hóa riêng của từng lớp người trí thức tiểu tư sản, nơng dân hay tiểu thương… Ngơn ngữ ngồi việc tạo cho mỗi nhân vật có “lời ăn tiếng nói riêng”, mặt khác phản ánh đặc điểm nghề nghiệp, tâm lý, giai cấp, trình độ văn hóa của một tầng lớp nào đó. Ngơn ngữ nhân vật sử dụng đa dạng các kiểu câu khác nhau, bao gồm lời đối thoại và độc thoại để người đọc nhìn thấy tâm trạng của nhân vật.

Đặc điểm chính của ngơn ngữ nhân vật mà các nhà văn hiện thực như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao thường sử dụng

trong sáng tác của mình đó là ngơn ngữ đậm đà sắc thái ngơn ngữ nông thôn Bắc Bộ Việt Nam. Ngôn ngữ trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan rất thân quen, gần gũi với đời thường, đơi khi cịn đem cả một ít ngơn ngữ dung tục vào tác phẩm “Những truyện ngắn của ông tiêu biểu cho một thứ văn rất vui, thứ văn mà có lẽ từ ngày trước Việt Nam có tiểu thuyết viết theo lối mới người ta chỉ thấy ở ngòi bút của ơng thơi” [76, tr.45]. Để có được thứ văn rất vui ấy thì Nguyễn Cơng Hoan đã sử dụng nhiều biện pháp ngôn ngữ linh hoạt để gây cười, ngôn ngữ giễu nhại, giọng điệu thân mật suồng sã, thủ pháp chơi chư hóm hỉnh ngay cả trong nhan đề của tác phẩm như: thế là mợ nó đi Tây, thích ăn bẩn, hai thằng khốn nạn, người ngựa ngựa người, Bộ ấm chén cổ, Hai cái bụng … hoặc những ví von so sánh độc đáo: hai con mắt sáng quắc như ngọn đèn giời, cái áo của cô Kếu vẽ hoa rắc rối như thời cục nước Tàu, cái ngực của chị vợ anh lính da đen Samandji dầy như cái ví của nhà tư sản, chứ khơng như cái óc của ơng Nghị ngay cả trước ngày họp hội đồng. Đặc

biệt, ngôn ngữ nhân vật của ông thành công nhất khi dùng cho loại người xấu xí, bẩn thỉu, thơ bỉ (quan lại, tư sản, ăn cướp, ăn cắp, lính lệ, đàn bà nhà quê

bẩn thỉu, thanh niên mất nết…).

Ngô Tất Tố cũng là người khá thành công trong việc vận dụng phương ngữ Bắc Bộ. Trong tác phẩm Tắt đèn, đoạn đối thoại rất cảm động của nhân

vật chị Dậu với cái Tí được tác giả dùng phương ngữ với mức độ dày đặc: có tới 28 lượt dùng phương ngữ trên tổng số 18 câu văn. Việc sử dụng nhiều phương ngữ đã làm cho đoạn đối thoại của nhân vật thêm tính chân thực, mộc mạc và gần gũi với người nông dân Bắc Bộ.

“U nhất định bán con đấy ư! U không cho con ở nhà nữa ư? (...)

Chị lã chã hai hàng nước mặt.

U van con, u lạy con, con có thương thày thương u thì con đi với u,

đừng khóc nữa, u đau ruột lắm (…)

(…) Thôi u van con, u lạy con, con có thương thày thương u thì con đi ngay bây giờ cho u” (Tắt đèn)

Ngôn ngữ nhân vật trong văn chương Tự lực văn đoàn là thứ ngôn ngữ

lãng mạn với hệ thống từ ngữ đẹp, mực thước và tinh tế, khơng có từ nghịch dị, rất ít từ thơng tục. Nét nổi bật trong từ ngữ của tiểu thuyết Tự lực văn đồn, đó là hệ thống tính từ được xuất hiện một cách dày đặc và đa dạng, nhiều hơn hẳn so với các tác phẩm văn học hiện thực. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua thống kê của Phạm Thị Phương Anh trong luận văn “Đặc trưng ngôn ngữ tiểu thuyết Tự lực văn đồn” về tỉ lệ tính từ/ trang văn bản của các tác phẩm Tự lực

văn đoàn như sau: Đoạn tuyệt (9,73 từ), Lạnh lùng (10,48 từ), Nửa chừng xuân

(11,59 từ), trong khi đó Số đỏ (3,74 từ), Giông tố (4,79 từ).

Tuy nhiên, ở từng nhà văn vẫn có những nét riêng biệt. Ta có thể thấy điều này khi so sánh Nhất Linh với Khái Hưng và Thạch Lam. Nhất Linh thì hay quan sát, phán đoán, nặng suy nghĩ nên cách diễn đạt tư tưởng thường có tính chất lí trí; người viết chủ động khi cầm bút, lời văn ngắn gọn, chặt chẽ chính xác, vừa giản dị, vừa chọn lọc. Ngôn ngữ của Khái Hưng thường là ngôn ngữ mơ hồ, man mác chỉ thích ứng với những tình cảm phảng phất, những tình cảm mơng lung, những ý nghĩ thống qua, hoặc một ngơn ngữ đặc biệt của trí thức thành thị, một thứ ngơn ngữ kiểu cách của thính phịng. So với Nhất Linh và Khái Hưng, ngôn ngữ Thạch Lam nghiêng về chất hiện thực hơn, nhưng vẫn đậm chất thơ bởi sự hòa đồng của đầy ắp màu sắc, âm thanh và mùi vị. Phù hợp với tâm trạng của nhân vật, ngôn ngữ truyện ngắn Thạch Lam là những lời thủ thỉ, nhẹ nhàng.

Thêm vào đó, khi chú ý đi sâu miêu tả cảm xúc, tâm trạng con người nên trong cách dùng từ, chúng ta hay thấy các kết hợp tính từ với danh từ hoặc tính từ với động từ nhằm làm nổi bật cảm giác của con người trong Tự lực văn đoàn: kết hợp danh từ với tính từ: ý nghĩ khó chịu, ý nghĩ buồn, ý nghĩ mong mỏi ngấm ngầm, ý tưởng chua cay, bến đò xa vắng, đêm khuya lạnh, bóng tối giá lạnh… kết hợp tính từ với động từ: vui thích đưa mắt nhìn theo,

mê man nhìn, lo lắng ngẫm nghĩ, hồi hộp ngắm nghía… Như vậy, cách sử

dụng ngơn từ như trên đã góp phần tạo ra một thế giới tràn ngập cảm giác trong tác phẩm của Tự lực văn đoàn.

Truyện ngắn của Thạch Lam sử dụng rất nhiều hình dung từ biểu cảm cùng những cụm từ chỉ một trạng thái của sự cảm nhận chủ quan, một cái gì khơng xác định, khơng rõ ràng như thống qua, thống nghĩ, hình như, tựa như, dường như…

Đặc biệt, trong sáng tác của Nhất Linh, những kết hợp từ mới rất giống với cách sáng tạo từ ngữ theo phương thức ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, có sự tương giao giữa các giác quan mà các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới như: “Nét mặt thiếu nữ, Trương thấy kiêu hãnh một cách ngây thơ và cái vẻ kiêu

hãnh lại làm cho sắc đẹp thiếu nữ có một ý vị hơn lên như chất chua của một quả mơ” (Bướm trắng - Nhất Linh).

Ngoài ra, phép đảo từ ngữ cũng được Nhất Linh sử dụng khá đắc địa,

gợi cảm, tô đậm ấn tượng, cảm giác, chẳng hạn, “nàng đỏ mặt và bên tai như

văng vẳng có tiếng người mắng” (Lạnh lùng), “trên rặng tre xơ xác, da trời tím thẫm thưa thớt điểm vài ngơi sao long lanh” (Đoạn tuyệt).

Ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan rất đặc sắc. Nhà văn rất thuộc những lời ăn tiếng nói của những hạng người trong xã hội. Vì thế trong sáng tác của ông mỗi hạng người đều có một ngơn ngữ riêng (quan lại, lính tráng, chánh tổng, lý trưởng, me Tây…) và không lẫn vào nhau được. Ngơn ngữ của mụ me Tây giàu có được Nguyễn Cơng Hoan viết:

“Thế mới biết người ta nói phú quý sinh chữ nghĩa là phải. Chẳng giấu

gì ơng, từ ngày đánh bạn với quan nhà tôi, tôi mới được học. Thành ra bây giờ, sách Tây, sách Tàu tôi đã được xem qua. Nhưng tơi suy nghĩ, khơng có quyển nào giá trị bằng bộ La Thông Tảo Bắc” (Bà chủ mất trộm)

Cùng viết về đời sống của con người trong xã hôi thị dân đang trên đường âu hóa, nhưng ngơn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh và Vũ Trọng Phụng

hoàn toàn khác nhau do quan điểm, tư tưởng khác nhau. Vì thế, cách sử dụng từ ngữ của tác giả cũng khác nhau. Nhất Linh là nhà văn lãng mạn, đề cao tính lý tưởng, quan tâm đến cuộc sống của tầng lớp trí thức tiểu tư sản, ơng cổ vũ cho những cái mới tiến bộ đang diễn ra trong xã hội. Các nhân vật của ông

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 135)