Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Giới thuyết về một số khái niệm
1.2.2. Ngôn ngữ văn xuôi mới
Ngôn ngữ văn xuôi kiểu mới bằng chữ quốc ngữ theo kiểu châu Âu xuất hiện khá sớm, nhưng không được quảng bá rộng, chỉ sử dụng trong các văn bản Giáo hội Thiên chúa giáo. Lối văn này là bước đi tiên phong của lối văn diễn đạt mệnh đề. Văn viết dùng dấu chấm câu, giữa hai dấu chấm có nhiều vế, có vế chính, vế phụ, các vế được nối với nhau bằng liên từ, cấu trúc câu còn khá phức tạp, cú pháp chưa chặt chẽ nên các ý còn lộn xộn, trùng lặp.
Truyện thầy Lazaro Phiền là một ví dụ tiêu biểu.
Bên cạnh đó, ngơn ngữ văn xi buổi đầu mới hình thành cịn chịu nhiều ảnh hưởng của lối diễn đạt Hán ngữ trong Tân thư của Trung Quốc, các tác giả vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng câu văn phong chữ Hán (chưa phải là lối viết Bạch thoại). Lúc đó, người ta vẫn chưa quen với lỗi diễn đạt mệnh đề, logic của văn xuôi châu Âu. Những cố gắng của tác giả vẫn là lấy diễn ý làm trọng do đó mạch lạc trong câu văn còn phức tạp, tôn ti cú pháp khơng rõ ràng. Vì vậy, tuy là lối văn mới nhưng văn xi thời kỳ sơ khai cịn rất nặng về lối văn biền ngẫu, có cấu trúc đăng đối, diễn đạt cầu kỳ, kiểu cách, lạm dụng vốn từ ngữ Hán - Việt. Về sau, các tác phẩm tự sự đều viết theo lối khác vì loại văn trên khó đi vào ngơn ngữ văn học như một lối viết chính thức.
Những thay đổi về giao lưu văn hóa, sự ra đời của báo chí quốc ngữ, sự xuất hiện của các tác phẩm dịch thuật từ văn học phương Tây, sự phát triển của ngành in và xuất bản cũng góp phần rất quan trọng trong tiến trình hình
thành văn hóa đọc và văn học Việt Nam hiện đại. Văn học Việt Nam nói chung và văn xi mới nói riêng đã tiếp nhận những tinh hoa từ văn học phương Tây, chủ yếu là văn học Pháp và những thể loại văn xuôi tiếng Việt mới được thử nghiệm đầu thế kỷ XX nhưng đã nhanh chóng đạt được nhiều kết tinh nghệ thuật vào những năm 30 của thế kỷ XX. Văn xuôi tiếng Việt phát triển tạo ra một diện mạo mới cho văn học Việt Nam, loại hình tự sự phát triển đa dạng như loại trữ tình, văn xi và văn vần đều đạt những thành tựu mới.
Đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam đã vận động sang phạm trù mới: văn học Việt Nam hiện đại. Như vậy, khái niệm “văn xuôi mới” hay “văn xuôi quốc ngữ”, “văn xuôi Việt Nam hiện đại” ở đây được hiểu là văn xuôi Việt Nam từ đầu thế kỷ XX. Trải qua gần một thế kỷ, văn học dân tộc chịu sự ảnh hưởng, chi phối sâu sắc của những tiền đề lịch sử, chính trị, văn hố, tư tưởng trong và ngồi nước. Đó là những nhân tố góp phần tạo nên diện mạo phong phú và tốc độ phát triển mau lẹ của văn học “Nền quốc văn mới ở nước ta thốt thai từ ngơn ngữ báo chí, ngơn ngữ dịch thuật văn học, ngơn ngữ khảo cứu học thuật và cùng với nó là ngôn ngữ trong các sáng tác văn chương mới (ngôn ngữ văn xuôi mới, kịch mới, thơ mới và ngôn ngữ của các loại tự sự mới)” [24, tr.168]. Với sự xuất hiện nhiều bộ phận, trào lưu, khuynh hướng, tổ chức văn học, kết tinh nhiều tác giả tài năng, nhiều tác phẩm xứng đáng là kiệt tác, văn xuôi mới từ đầu thế kỷ XX đến 1945, đặc biệt giai đoạn 1930 - 1945, đã góp phần đặc biệt quan trọng trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. Đây chính đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu, phê bình văn học bởi khơng ít những vấn đề cịn chưa được làm rõ. Luận án này giới hạn vấn đề nghiên cứu ở thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945.