Giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 107 - 111)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Kết cấu văn bản văn xuôi mới nửa đầu thế kỷ XX

3.2.6. Giọng điệu trần thuật

Khi nghiên cứu diễn ngôn trần thuật, không thể bỏ qua giọng điệu trần thuật bởi giọng điệu là một yếu tố quan trọng đối với một tác giả bởi nếu thiếu giọng điệu thì nhà văn khơng thể tạo ra tác phẩm “Mối quan hệ thái độ của người kể đối với các sự kiện được kể cũng như với người nghe, người kể ở “trong truyện” hay “ngoài truyện”, ở giữa người nghe hay cách xa họ lại tạo thành giọng điệu của trần thuật” [32, tr.308].

Nhìn chung, giọng điệu kể chuyện của những sáng tác trong giai đoạn này còn dung dị. Với lối kể, lối tả chi tiết, với một ngơn ngữ bình dân, dễ hiểu, ngắn gọn, gần với văn nói, giọng điệu kể chuyện ấy thể hiện một sự chân tình, một tấm lịng vì quần chúng lao động và nó thể hiện không chỉ trong một giai đoạn sáng tác mà trải dài gần 50 năm. Từ sau năm 1930 trở đi thì các hoạt động văn nghệ nói chung và văn chương nói riêng ở miền Bắc diễn ra một cách sơi động và có những bước thay đổi đáng kể, với những nhà văn có tên tuổi như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… thì giọng điệu trần thuật cũng có những thay đổi đáng kể.

Khi ngôn từ nghệ thuật đạt tới tính cá biệt (phong cách) thì phải thể hiện được nhân cách, tâm hồn, tư tưởng của nhà văn thông qua những thao tác lựa chọn từ vựng, phương thức tổ chức (các kiểu câu) và đặc biệt là giọng điệu. Một tác giả có phong cách ngơn ngữ riêng biệt, độc đáo phải là người phải có quan niệm riêng, cái nhìn riêng đối với hiện thực cuộc sống, với con người và được thể hiện thơng qua giọng điệu riêng của mình.

Thơng thường các nhà văn sẽ có một giọng điệu chủ đạo, thống lĩnh và phù hợp với quan điểm nghệ thuật của mình để tạo nên phong cách riêng, không lẫn với các nhà văn khác. Chẳng hạn, Nguyễn Công Hoan nổi bật giọng điệu châm biếm, hài hước; Vũ Trọng Phụng là giọng trào phúng, gây cười; Ngơ Tất Tố là giọng thương xót, đồng cảm; Thạch Lam là giọng trữ tình man mác…

Tuy nhiên, các nhà văn vẫn dùng nhiều giọng điệu trong sáng tác của mình tùy từng đối tượng, chủ đề. Qua tìm hiểu các sáng tác của các nhà văn, chúng tôi thấy rằng các nhà văn hiện thực (Nam Cao, Ngô Tất Tố…) sử dụng nhiều giọng điệu hơn các nhà văn Tự lực văn đoàn kể cả tiểu thuyết lẫn

truyện ngắn.

Nam Cao là một nhà văn khá đặc biệt. Ơng khơng có giọng điệu chủ đạo. Nếu các nhà văn khác tạo cho mình một phong cách riêng bằng một giọng điệu chủ đạo thì đối với Nam Cao, kết hợp nhiều giọng điệu là đặc điểm trưng cơ bản trong sáng tác của ông. Do đặc trưng sử dụng lời nửa trực tiếp nên giọng điệu tự sự của Nam Cao cũng có những nét độc đáo so với Nguyễn Cơng Hoan, Vũ Trọng Phụng…đó là “đa thanh hóa”, tức giọng tác giả và giọng nhân vật đan xen, hòa trộn. Theo khảo sát của luận án Ba phong

cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam thời kỳ đầu những năm 1930 - 1945: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao của Trần Ngọc Dung thì truyện ngắn của Nam Cao có 22 giọng điệu. Nam Cao không bao giờ giữ cho mình một giọng điệu riêng khi đóng vai người kể chuyện, có lúc giọng tự sự lạnh lùng, kìm nén tình cảm bằng việc sử dụng những đại từ nhân xưng vơ tình và vơ cảm như: hắn, thị, y… có lúc giọng trữ tình, triết lý sơi nổi tha thiết như những dịng thơ. Đây chính là một trong những đặc điểm quan trọng làm nên thành công của Nam Cao.

Trong một chừng mực nào đó, có thể tạm phân chia các giọng điệu trần thuật của Nam Cao như sau: với đối tượng có phẩm chất đẹp (Lão Hạc) giọng điệu nghiêm nghị, trầm tư, suy ngẫm; đôi lúc lại khách quan hay trở nên lạnh lùng (Một bữa no); giọng triết lý khi khám phá thế giới nội tâm của nhân vật (Nhỏ nhen, Mua nhà, Nước mắt…); giọng bi quan, chua chát khi nói về thất

vọng, thất bại của con người (Đời thừa, Trăng sáng, Dì Hảo…); giọng hài

cuối của văn Nam Cao (Chí phèo, Đơi mắt….). Chẳng hạn, giọng điệu khách

quan tàn nhẫn bên ngồi mà thương xót, thơng cảm bên trong, triết lý, suy ngẫm sâu xa và mỉa mai, hài hước nhưng đầy chua xót được thể hiện rất rõ trong đoạn văn sau “Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết

hắn là ai. Trông đặc như thằng sắng cá!” (Chí Phèo).

Ở các sáng tác của Nguyễn Công Hoan, mỗi tác phẩm, mỗi nhân vật cũng được kể lại bằng nhiều giọng điệu khác nhau. Tuy nhiên, giọng điệu hài hước vẫn là nét chủ đạo trong giọng điệu của ơng, đó là giọng điệu châm biếm, hài hước để thể hiện quan niệm về cuộc đời như một sân khấu hài kịch và con người như những tên hề trên sân khấu hổ lốn ấy. Đây là đoạn văn trong truyện Cụ chánh bá mất giày:

“Phải hiểu rằng cụ Chánh Bá có thương nhà này thế nào, cụ mới quá

bộ đến xơi rượu, chứ như nhà khác dễ mà mời nổi cụ đấy hẳn? Cụ lại mắng cho vô số chứ lại thèm đi à? Ấy thế mà mới chập tối họ đã để ngay đứa nào nó xà lọn mất đơi giày mới của cụ, có chết khơng? Ừ thì đơng người thì đơng chứ nhà có việc, nhà nào chả có nhiều kẻ ra vào? Nhưng cụ ngồi chơi tận nhà trên thăm thẳm thì cịn kẻ gian nào lẻn vào đó? Và riêng mình cụ ngồi ở sập giữa thì cịn ngờ ai đi lẫn giày? Chẳng qua là lỗi tại chủ nhà không biết chăm nom cẩn thận người nhà người cửa mà thôi! Mà đứa nào lấy đôi giày ấy cũng to gan thực! Hỗn của ai thì hỗn chứ sao được hỗn ngay của cụ Chánh Bá! Thực vuốt râu hùm”.

Khi đọc đoạn văn trên, người đọc dễ dàng nhận ra ngay sự hịa quyện giữa ngơn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện tạo nên một thứ ngôn ngữ khá độc đáo.

Như chúng ta đã biết truyện của Thạch Lam thường khơng có cốt truyện. Câu chuyện được kể lại bằng một giọng điệu nhẹ nhàng, kín đáo, phù hợp với tính cách nhân hậu của Thạch Lam “Bằng giọng văn nhẹ nhàng, thủ

thỉ, Thạch Lam đã đánh thức miền ký ức của mỗi người, đánh thức những cảm xúc thầm kín nhất, sâu xa nhất về những kỷ niệm yêu dấu đã qua trong tâm hồn mỗi người” [25, tr.346]. Thêm vào đó, giọng điệu của từng nhân vật phân biệt rất rõ ràng, không ai lẫn với ai, chẳng hạn giọng nhẫn nhịu cam chịu của mẹ Lê, giọng miễn cưỡng, vô cảm của Tâm (Trở về); giọng chán chường, tủi cực Huệ và Liên (Tơi ba mươi); giọng trùng trình, dùng dằng của Thành (Sợi tóc)…Tất cả đã tạo nên một nét đặc sắc rất riêng trong giọng điệu truyện ngắn của Thạch Lam.

Giọng điệu đa thanh với sự đan xen giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của người kể chuyện, có khi là lời bình của tác giả là đặc điểm chung trong sáng tác của tất cả các nhà văn giai đoạn 1930 - 1945. Tuy nhiên, ở mỗi nhà văn số lượng, kiểu loại giọng điệu khác nhau phụ thuộc vào đề tài, đối tượng và cảm xúc thẩm mỹ của từng nhà văn.

Tóm lại, diễn ngơn trần thuật của các nhà văn có đặc điểm chung là hiện đại, ln có sự tương tác giữa các thành phần trong diễn ngôn của người kể chuyện (kể, tả, bình luận), diễn ngơn hội thoại (đối thoại và độc thoại) được thực hiện dưới vai trò điều phối của diễn ngôn người kể chuyện. Tuy nhiên, qua khảo sát và phân tích thì mỗi nhà văn đều có sở trường và sở đoản riêng trong lĩnh vực sáng tạo này. Chẳng hạn, Nhất Linh có xu hướng giảm bớt diễn ngôn hội thoại và mở rộng diễn ngôn trần thuật. Diễn ngôn trần thuật chú trọng luôn việc miêu tả, lược thuật diễn ngôn hội thoại. Diễn ngôn trần thuật của ông thường gợi mở suy tư, dẫn vào nội tâm, cảm giác và đôi lúc hướng tới triết luận. Nhà văn thường để nhân vật độc thoại nội tâm nhiều hơn là để nhân vật xưng “tơi” tự thuật, tự phân tích tâm lý. Khái Hưng lại có xu hướng đảm bảo một sự hài hịa cân đối ở diễn ngôn trần thuật và diễn ngôn hội thoại. Diễn ngôn trần thuật trong sáng tác của ông thường trong sáng, linh hoạt mà không kém phần sâu lắng, tế nhị. Diễn ngôn trần thuật của Thạch

Lam giàu chất trữ tình, giàu nhạc điệu giản dị mà không làm mất đi sự tinh tế, chủ yếu diễn tả nội tâm của nhân vật “Bỏ hết những cái sáo những cái kêu to mà trống rỗng, những cái giả dối mà đẹp đẽ, đi tìm cái giản dị, cái sâu sắc và cái thật bằng cách quan sát và rung động đúng” [53, tr.32]. Diễn ngôn trần thuật của Nam Cao rất chân thực, giản dị nhưng đầy triết lý…

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)