Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi từ năm 1930 đến năm 1945

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 79 - 82)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn xuôi nửa đầu thế kỷ XX

3.1.3. Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi từ năm 1930 đến năm 1945

Đến giai đoạn 1930 - 1945, văn xuôi vẫn mang những đặc điểm cơ bản của văn xuôi giai đoạn 1900 - 1930 nhưng hầu như đã khắc phục những nhược điểm còn tồn lại của giai đoạn này. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, không quá mười năm, văn xuôi quốc ngữ đã trưởng thành vượt bậc. Văn xi mới đã hồn tất q trình hiện đại hóa sâu sắc, tồn diện về cả nội dung và diện mạo. Có thể kể ra những tên tuổi lớn đã làm nên sự thắng lợi tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc: Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao…

Văn xi thời kỳ này đã có sự thay đổi trong quan niệm về con người. Con người ở đây được miêu tả là những con người bình thường với những mối quan hệ bình thường. Đây là sự cách tân trong tư duy cũng như trong cách viết của các nhà văn. Tư duy ln sùng bái, tơn kính các nhân vật anh hùng kiệt xuất và luôn hướng đến những mẫu mực cổ xưa đã tồn tại từ trong văn học trung đại. Ngay cả những tiểu thuyết lịch sử, tuy vẫn cịn hình ảnh những con người phi thường nhưng dần dần các nhân vật anh hùng đó cũng được miêu tả dưới góc độ đời thường, có trái tim biết rung động bởi những

cảm xúc thường tình trong cuộc sống. Do đó, nhân vật trong tác phẩm rất đời thường và rất thực. Nhân vật trong các sáng tác giai đoạn này thuộc nhiều tầng lớp, địa vị xã hội khác nhau, nhưng tất cả đều hiện lên rất chân thực, sinh động đúng với bản chất của mình dưới ngịi bút điêu luyện của các nhà văn (Chí Phèo, Xn tóc đỏ, chị Dậu, anh Pha…)

Lần đầu tiên, văn chương hướng vào mô tả hiện thực với một văn phong mới lạ, giản dị, gọn gàng với vốn từ vựng mới, đa dạng, phong phú và cú pháp mới mẻ. Cách viết văn cũ cũng dần được xóa bỏ thay bằng cách viết mới. Cuối thế kỷ XIX chủ yếu là văn vần, có văn xi nhưng đó là lối văn xi cũ và số lượng tác phẩm rất ít, về chất lượng thì chưa được tính đến. Đến 30 năm đầu thế kỷ XX, sáng tác văn xi mới đã gia tăng, cùng với nó là sự chuyển biến trong lối viết. Sáng tác bằng chữ quốc ngữ theo lối mới xuất hiện nhiều và còn non nớt như Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học... Điển tích dường như đã khơng cịn và nếu có chẳng qua là dụng ý nghệ thuật của nhà văn nhằm “che mắt” chính quyền thực dân. Từ Hán - Việt cũng được nhà văn hạn chế sử dụng trong khi sáng tác, chỉ dùng trong trường hợp muốn diễn tả sự trang trọng, lịch sự. Những câu văn biền ngẫu đã dần dần vắng bóng và thay vào đó “Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách An Nam” (Tự lực văn đồn).

Giai đoạn 1930 - 1945 là giai đoạn đỉnh cao về đổi mới ngôn ngữ. Ngôn ngữ giai đoạn này không dùng lối văn biền ngẫu, câu dài mà dùng câu mệnh đề với nhiều hư từ. Trong văn học trung đại, hư từ hầu như khơng có. Câu thơ câu văn do vậy cố khn hình cố định, có tính độc lập cao nhưng khơng nhất thiết phải đầy đủ các thành phần ngữ pháp. Những hư từ và quan hệ từ không phải lúc nào cũng mang giá trị biểu đạt, thậm chí cịn làm cho câu chữ trở nên thừa. Điều đáng nói là chúng đã giúp cho ngơn ngữ tác phẩm thốt khỏi tính chất uyên bác và hàm súc của văn chương bác học. Văn phong

nhờ thế mà trở nên năng động, uyển chuyển, giàu chất sống và xóa bớt khoảng cách với chuỗi lời nói từ nhiên hàng ngày.

Đặc trưng nổi bật của nó là lối diễn đạt mệnh đề, với ưu thế là các câu đơn, câu ngắn. Chẳng hạn: “Chợ mỗi lúc một ồn ào. Người đến họp đã đông.

Cái đông đúc và ồn ào ấy khiến cho Tâm lịm đi” (Cô hàng xén) [79, tr.52],

“Gà gáy giục. Trời sáng mờ mờ” (Tắt đèn) [80, tr.210], “Trước cái vẻ mặt

thật thà của Xuân, bà hơi buồn, nghĩ dễ thường nó bị đuổi oan…Bà đã hơi cáu…Nhưng một ý nghĩ thống chạy qua óc bà” (Số đỏ) [81, tr.275]…Đoạn

văn được hình thành từ chuỗi các câu đơn, câu ngắn, liên kết mạch lạc là phương thức quan trọng, lối liên kết hình thức bằng liên từ giảm hẳn, nhờ đó câu văn trở nên nhẹ nhàng, uyển chuyển, có năng lực biểu đạt những lối viết rất mới và rất khó. Chẳng hạn như, các truyện ngắn của Thạch Lam dường như khơng có cốt truyện. Ngơn ngữ Thạch Lam sử dụng đưa người đọc đến những ấn tượng phảng phất, bàng bạc như văn của Anphôngxơ Đơđê (Gió

lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ, Dưới bóng hồng lan…).

Những từ ngoại lai (từ tiếng Pháp, Trung Quốc) cũng được đưa vào tác phẩm. Đây là sản phẩm của hoạt động dịch thuật, vừa là kết quả của các cuộc “di dân” do chiến tranh. Những từ mới này khơng chỉ góp phần làm giàu thêm kho từ vựng tiếng Việt mà cịn giúp cho ngơn từ văn học trở nên phong phú trong việc diễn đạt nhiều vấn đề phức tạp của đời sống xã hội và nội tâm của con người.

Việc đưa nhiều thành ngữ, quán ngữ vào câu văn, nhất là câu văn miêu tả là một đặc điểm khá quan trọng. Bởi giai đoạn này vốn từ vựng tiếng Việt chưa phong phú và chưa thể diễn tả hết các vấn đề của cuộc sống và nội tâm phức tạp của con người. Hơn nữa, thành ngữ, quán ngữ là một bộ phận quan trọng trong vốn từ của một ngơn ngữ. Bên cạnh đó, việc sử dụng thành ngữ, quán ngữ vừa ghi dấu ấn dân tộc, dân gian vừa tạo cho câu văn mang âm

hưởng biền ngẫu. Bởi cấu trúc của thành ngữ là cấu trúc ổn định, đăng đối, nhịp nhàng. Do vậy, tần suất sử dụng thành ngữ, quán ngữ tương đối cao và cũng được đón nhận và yêu thích. Tuy nhiên, nhiều nhà văn tỏ ra lạm dụng kho tàng thành ngữ, quán ngữ của dân gian mà chưa nhận thấy rằng cần phải gia công thêm để lời văn mang nhiều dấu ấn của cá tính sáng tạo. Do đó, ngơn ngữ trong nhiều tác phẩm cịn sáo mịn, trống rỗng.

Có thể nói, việc khắc phục những nhược điểm của thế hệ nhà văn đi trước thì những nhà văn thế hệ sau này đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngôn ngữ văn xuôi mới. Cách sử dụng tinh tế, uyển chuyển ngôn ngữ mẹ đẻ đã làm giàu thêm vốn từ ngữ tả cảnh, tả tình, câu văn giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh. Như vậy, ngơn ngữ văn xi mới ngày càng giản dị, trong sáng. Đó là ngơn ngữ tồn dân được trau chuốt thực sự là là ngôn ngữ của nền quốc văn mới. Ngôn ngữ văn học thời kỳ này, sau gần một thế kỷ chuẩn bị, đã đạt đến độ chín và sự khẳng định “Sự thăng hoa của ngôn ngữ văn xuôi mới” và để lại những chứng tích khơng phai mờ trong lịch sử văn học Việt Nam. Những luận điểm trên chúng tơi sẽ phân tích kỹ hơn ở chương IV.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)