Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi trước thế kỷ XX

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 70 - 74)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn xuôi nửa đầu thế kỷ XX

3.1.1. Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi trước thế kỷ XX

Như ở chương I đã nói, văn xi Việt Nam thời trung đại cùng chung một hồn cảnh với văn xi các nước phương Đơng nói chung và Trung Quốc nói riêng, đó là khơng phổ biến và ít được coi trọng. Văn học chính thống Việt Nam thời trung đại do nhà nho viết và chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Nhà nho dùng cả cuộc đời vào việc viết văn, làm thơ. Khác với hoạt động sáng tác văn chương của văn gia hiện đại, đối với nhà nho, văn chương như cái nghiệp và họ được học từ nhỏ “Văn chương có thể được coi là một thứ nghề, một thứ kỹ xảo, mà nắm vững nó, nhà nho có thể thi đậu, làm quan và công việc của một ông quan - nhà nho là làm văn chương trong các trường hợp khác nhau của công việc cai trị” [18, tr.23]. Quan niệm về thế giới, về con người, về văn học của các nhà nho đã ảnh hưởng sâu đậm đến văn chương thời kỳ này. Văn là biểu hiện của Đạo, có tài “nhả ngọc, phun châu”. Chính quan niệm này đã xa rời so với thực tế. Cuộc sống ở một đất nước nông nghiệp lạc hậu, trì trệ, luẩn quẩn và có nhiều vấn đề xảy ra nhưng vào văn chương vẫn cứ phải “khuôn vàng thước ngọc”.

Thể loại tự sự trung đại Việt Nam xuất hiện dưới hai hình thức: tự sự bằng thơ và tự sự bằng văn xuôi. Thơ tự sự chủ yếu được viết bằng chữ Nôm (Truyện Kiều, Lục Vân Tiên). Đây là bộ phận văn học được công chúng tiếp nhận dễ hơn, nhưng tư duy thơ vẫn lấn át tư duy văn xuôi. Văn xuôi tự sự chủ yếu được viết bằng chữ Hán và được chia làm ba nhóm: truyện (tập truyện

Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả…), tiểu thuyết chương hồi (Nam triều cơng nghiệp diễn chí, Hồng Lê nhất thống chí…) và ký (Thượng kinh ký sự).

Như trên đã nói, đây là bộ phận văn học mà cơng chúng tiếp nhận rất khó vì phải tiếp xúc với chữ Hán nên chỉ phù hợp với tầng lớp trí thức Nho học. Ngơn ngữ văn học trung đại nói chung và ngơn ngữ văn xi t ự sự nói riêng đều mang những đặc điểm rất riêng của thời đại do bị chi phối bởi mỹ học trung đại coi cái đẹp chỉ ở thời quá khứ, cùng với đó là tư tưởng “văn dĩ tải đạo”.

Văn học Trung đại, nhất là bộ phận viết bằng chữ Hán, do phải đáp ứng quy tắc nghiêm ngặt về thể loại, câu văn nên người viết đều phải đưa vào trang viết của mình những điển tích, điển cố hay chắt lọc câu chữ sao cho đạt đến độ hàm súc, tinh luyện. Do vậy, ngơn ngữ trong văn chương chữ Hán ít mang dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn và khơng quen với việc diễn tả cảm xúc cá nhân hay những câu chuyện đời thường “…tiếng Hán được tiếp thu chủ yếu qua thư tịch, kinh sử, văn chương cũng không đủ để diễn đạt các trạng thái đời sống hàng ngày” [24, tr.24].

Cùng với quá trình vận động, phát triển của văn học dân tộc thì chữ Nơm xuất hiện như một địi hỏi tất yếu mang tính quy luật. So với chữ Hán thì chữ Nơm có nhiều ưu thế hơn như khả năng biểu đạt cuộc sống đời thường, tình cảm của con người… Nhưng những tác phẩm tự sự chữ Nôm (Truyện Kiều, Lục Vân Tiên) lại thường sử dụng hình thức văn vần và miêu tả đời sống trong dạng tự nhiên, phong phú, vốn có và thế giới nội tâm phức tạp của con người vẫn bị giới hạn.

Tự sự trung đại thường chỉ quan tâm đến sự kiện và hành động của nhân vật nên ít chú ý đến miêu tả nội tâm. Do đó ngơn ngữ văn học cũng hạn chế chức năng của mình. Trần Đình Sử đã chỉ ra đặc trưng của ngôn ngữ trần thuật trong văn xuôi trung đại như sau: “Văn học trung đại thường dùng sáo ngữ, công thức trong trần thuật, miêu tả, định danh; sử dụng chất liệu cao quý, đầy hốn dụ, ví von, định ngữ nghệ thuật làm cho lời văn được mỹ lệ

(tường gấm, mặt hoa, nghìn vàng, gót sen, giọt ngọc…)” [89, tr.69], “ (…) hay dùng lời trích, dẫn ngữ, dùng câu sẵn để cải biên làm thành bài mới. Họ tìm các tiền lệ trong quá khứ để dẫn giải việc thực tế, tạo thành các điển cố. Ngơn ngữ văn học trung đại đầy những hình ảnh, biểu trưng cố định như tùng, cúc, trúc, mai, ngọc, rồng, mây…” [85, tr.174].

Vì vậy, việc miêu tả từng kiểu loại nhân vật cũng phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của văn học trung đại trong việc dùng từ ngữ, câu cú... Chẳng hạn, khi miêu tả ơng vua thì thường gắn với các từ như: sự sinh hạ kì lạ, thuở nhỏ có sự cố phi thường, khẩu khí phi phàm, tướng mạo xuất chúng… Khi miêu tả diện mạo nhân vật thường được quy vào một số công thức: “mặt rồng”, “mũi cao”, “mắt sáng như sao”, “tiếng nói như chng”, “sức bạt sơn, cử đỉnh”, “ngày đi ngàn dặm”, “thân cao bảy thước”, “mắt phượng mày ngài”, “râu hùm hàm én”…

Thêm vào đó, văn chương giai đoạn này thường dùng những câu văn có tính biền ngẫu. Đây là một hình thức cấu trúc của một loại văn chương cổ xưa ở phương Đơng, trong đó lấy đối làm ngun tắc cơ bản, tạo cho lời văn sự nhịp nhàng, cân đối. Tuy nhiên, khả năng diễn đạt tư tưởng, tình cảm và những vấn đề cuộc sống thì bị hạn chế. Câu văn biền ngẫu được sử dụng khá phổ biến trong cả sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nơm, thậm chí vẫn cịn rơi rớt trong các sáng tác bằng chữ quốc ngữ đầu thế kỷ XX. Thượng kinh kí sự

của Lê Hữu Trác là tập ký sự bằng chữ Hán ghi lại chuyện tác giả lên kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm vào mùa xuân 1781, trong đó có đoạn văn sau: “Trời xuân sáng láng, hoa cỏ tốt tươi, mấy cây ở trước sân nhà U Trai (…) nở hoa, kết quả, tuyết rủ, hương bay… Trong cái ao ở mé tây vườn, đàn cá tung tăng ra đớp những vành trăng nhấp nhơ trên sóng. Chim oanh qua lại vun vút như thoi đưa, bay vào lùm cây mát rượi [70, tr.221]. Các vế trong câu và các câu trong đoạn văn trong đoạn văn đối xứng cả lời lẫn ý, tạo cho câu văn có nhạc điệu du dương, réo rắt.

Khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước được cải cách, hệ thống giáo dục thay đổi, sách báo bằng chữ quốc ngữ ngày càng nhiều và phong trào dịch thuật phát triển. Người Việt chúng ta đã có điều kiện tiếp xúc ngày càng nhiều với Pháp học và nhanh chóng tiếp thu nền văn học phương Tây. Về phương diện ngôn ngữ, tiếng Việt ảnh hưởng từ tiếng Pháp sớm nhất và rõ rệt nhất là về mặt cú pháp. Chỉ trong một thời gian không lâu cú pháp ngôn ngữ Pháp đã lấn át cú pháp ngôn ngữ Hán và được tầng lớp trí thức Việt Nam đón nhận. Thay vì dùng lối văn biền ngẫu với kiểu câu đối xứng cả lời lẫn ý, ngôn từ trau chuốt và hàm súc, một số nhà văn giai đoạn này luôn hướng tới kiểu cú pháp mệnh đề (một dạng câu được cấu trúc mạch lạc, khúc chiết và giàu khả năng biểu đạt). Theo sổ tay từ Hán Việt, mệnh đề được hiểu là hình thức ngơn ngữ biểu đạt một phán đốn gồm chủ từ và tân từ nối với nhau bằng một hệ từ. Cú pháp mệnh đề là sản phẩm của tư duy logic và khoa học nên phù hợp với việc diễn đạt các khái niệm trừu tượng, các thuật ngữ khoa học. Đặc biệt, trong văn xuôi kiểu câu mệnh đề biến hóa linh hoạt, tự nhiên và phóng túng chứ khơng ổn định theo một khuôn mẫu như kiểu câu biền ngẫu. Câu văn đã dần thốt khỏi khn thước nhưng không tùy tiện, dông dài mà gọn gàng, sáng rõ về cú pháp lẫn nội dung tư tưởng như Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất hợi (1876) - bút ký của Trương Vĩnh Ký, Truyện thầy Lazaro Phiền - truyện ngắn đầu tiên của Nguyễn Trọng

Quản, Như Tây nhật trình - bút ký của Trương Minh Ký. Trương Vĩnh Ký là một trong những người đầu tiên áp dụng cách chấm câu của phương Tây để cho lời văn được gãy gọn, mạch lạc “Trương Vĩnh Ký không đạo mạo, không đài các, không cao kỳ; ông trai trẻ hơn, ông mới hơn…Và nhờ ông, câu văn Việt được giải phóng khỏi những xiềng xích chữ Hán. Chủ trương của ơng chính là “cách nói tiếng An Nam rịng” và viết “trơn tuột như lời nói”. Nếu đem phân tích theo ngữ pháp thì thấy lơi thôi, nhưng so với văn xuôi khác ra

đời sau ơng 20, 30 năm, văn ơng vẫn cịn hay hơn, mạch lạc khúc triết hơn” [55, tr.33-34].

Như vậy, có thể thấy ngơn ngữ trong văn xuôi tự sự thời trung đại mang tính cơng thức, ước lệ, chất hiện thực ít được chú ý. Lời văn hài hòa, đăng đối, nhịp nhàng mang đặc điểm của câu văn biền ngẫu. Ngôn ngữ nhân vật hầu như chưa có, phần nhiều là lời của tác giả nói. Vì thế nhân vật thiếu màu sắc cá nhân, nhân vật đại diện cho một nhóm người và mang những đặc điểm chung của cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)