Ngôn ngữ nhân vật qua hệ thống từ xưng hô

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 136 - 139)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Kết cấu văn bản văn xuôi mới nửa đầu thế kỷ XX

4.2.2. Ngôn ngữ nhân vật qua hệ thống từ xưng hô

Có thể nói, từ xưng hô là một trong những yếu tố có vai trò quyết định đến vị thế của các vai giao tiếp và hiệu quả giao tiếp từ khi bắt đầu diễn ra hội thoại.

Tự lực văn đoàn, với thế giới nhân vật chủ yếu là những con người

thuộc tầng lớp trên của xã hội - tầng lớp thị dân trung lưu và có địa vị, có học thức, đời sống vật chất khá giả thì ngôn ngữ giao tiếp của họ cũng mang những nét riêng của môi trường sống ấy.

Điều đầu tiên mà chúng ta thấy dễ nhận thấy đó là tên gọi của nhân vật trong tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng và Thạch Lam rất đẹp: Minh, Loan, Dũng, Trúc, Tuyết, Hà, Liên, Nhung, Thu, Hiên, Sơn, Bảo…Một cái tên

đẹp cũng là một dấu hiệu của cả một quan niệm thẩm mỹ mới. Đọc một cái tên đẹp lên không chỉ là vấn đề xấu mà nghe bớt cực nhọc, khốn khổ hơn trong cuộc đời. Những cái tên đẹp ấy đã phần nào thể hiện cái nhìn lãng mạn, mang tính lý tưởng về những vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội.

Trong các sáng tác của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, nhân vật mà các nhà văn phản ánh thuộc tầng lớp dưới của xã hội thì cũng được các nhà văn gọi với những cái tên rất bình dân, thậm chí xấu: Chí Phèo, Thị Nở, Lão Hạc, Trạch Văn Đoành, cu Lộ, mụ Lợi, Lang Rận (Nam Cao), Dần, Tý, Dậu...(Ngô Tất Tố).

Đặc biệt trong cách xưng hô có những khác biệt rất rõ ở những tác phẩm hiện thực và lãng mạn. Chẳng hạn, trong sáng tác của Nhất Lịnh, Khái

Hưng, Thạch Lam các nhân vật thường xưng hô với nhau bằng ngôn ngữ mang tính chừng mực với sắc thái biểu cảm nhẹ nhàng vừa phải. Vợ chồng xưng với nhau bằng cậu - mợ, mình - em, con cái gọi cha mẹ bằng Thầy - Me, hai người yêu nhau thì xưng hô bằng chàng - nàng, gọi cô xưng tôi, hoặc gần gũi hơn thì là anh với em. Con người buộc mình vào khuôn phép mà xã hội thị dân quy định. Người ta bộc lộ tình cảm gần gũi, thân mật, nhưng không hề suồng sã, đặc biệt trong tình yêu.

Điều đó khác hẳn ngôn ngữ trong sáng tác của các nhà văn hiện thực như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng…Đặc biệt, ngôn ngữ giao tiếp của các nhân vật trong sáng tác của Nam Cao rất tự nhiên, chân thật, mang hơi thở cuộc sống của người lao động và nhân vật ở ngôi thứ ba số ít trong tác phẩm của Nam Cao thường gọi là hắn, y, thị, gã, mụ, anh cu, chị cu…thậm chí ngay cả những nhân vật có tên hẳn hoi cũng có xu hướng bị thay thế bằng hắn hoặc y. Cách xưng hô rất mộc mạc ngay cả trong tình yêu. Những sự thay đổi trong cách gọi đã thể hiện những bước chuyển tình cảm của các nhân vật diễn ra rất nhanh chóng. Chẳng hạn, cách xưng hô của Mô và Hà trong Sống mòn của

Nam Cao rất tự nhiên, thân mật:

A! Người chị em!.... Rõ thối nhà anh lắm.

Chỗ bạn máy nước với nhau, tôi hỏi thế đã sao chưa? Ai khiến hỏi

Hay trong Xuất giá tòng phu, Nguyễn Công Hoan cũng thay đổi cách xưng hô trong diễn biến tâm lý của nhân vật. Lúc đầu, tình cảm vợ chồng thắm thiết xưng Tôi - Mợ/Tôi - Cậu, sau đó xảy ra sự xô xát và nhân vật

chuyển sang xưng hô: Tao – Mày.

Theo Nguyễn Công Hoan thì một cái tên đẹp cũng có liên quan đến số phận, địa vị của họ trong xã hội. Trong truyện Cô Kếu, gái tân thời của

Nguyễn Công Hoan, tác giả đã phản ánh rất rõ vấn đề đặt tên nó có một ý nghĩa thế nào đối với số phận của con người. Một cái tên đẹp, một bộ quần áo tân thời có thể làm thay đổi được cuộc đời:

“…Nhưng cô có nhận cái tên ấy nữa đâu! Kếu là nghĩa thế nào? Nghĩ

bao nhiêu, cô lại oán cha trách mẹ, không đặt cho cô cái tên mỹ miều. Mà chữ nho, nào thiếu gì tiếng hay, sao cô chịu mang cái tên nôm na xấu xí ấy mãi? Nhất là khi đi ngoài phố, hay là chỗ đông người, mà mẹ cô gọi: Kếu ơi! Thì cô đỏ mặt tía tai, hậm hực, lấy làm ngượng quá!...”

Hay trong Thằng Quít, ông cũng chú ý đến cái tên gọi qua việc ông Dự muốn đổi tên cho một thằng đầy tớ “Cái tên xấu xí ấy, nhiều lần ông Dự

muốn đổi, để gọi cho đỡ có vẻ giai cấp”.

Do đó, ngôn ngữ giao tiếp giữa của các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan phân biệt rất rõ giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Ở tầng lớp trí thức hoặc tư sản thì vợ chồng xưng hô bằng tên gọi hoặc ông - bà, tôi - cậu/mợ, chủ xưng hô với tớ không bằng tên mà gọi bằng “nghề nghiệp” của

nhân vật như Bếp, thằng Bếp, Bác Bếp, Vú già, Vú em, anh đầy tớ, thằng đầy

tớ, con Sen, Con Đỏ con, thằng xe, anh xe… Con xưng hô với bố mẹ bằng Thầy – Me, Thầy Mẹ. Tầng lớp dưới lại xưng hô bằng những từ rất bình dân

như vợ chồng xưng hô với nhau bằng: Thầy nó - U nó, tao - mày, con cái xưng hô với bộ mẹ: Thầy - U, Thầy - Bu.

Bên cạnh đó, Nguyễn Công Hoan thường sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít ở tầng lớp thượng lưu, quan lại như Ngài, Tiên sinh, Ông, Bà, Quan ông, Quan bà, Bà chủ, Ông chủ… hoặc cả chức danh: Ông Nghị, Thầy quyền, Cụ Chánh Bá, Ông Phán, Ông lý, ông Huyện Hinh… và ở tầng

lớp dưới bằng những cái tên rất bình thường, đôi khi sử dụng cả đại từ nhân xưng và tên như: Bác Lan (Hai thằng khốn nạn), Chị Tam (Thật là phúc), Cô Hồi (Gói đồ nữ trang), Cô Tuyết, cô Vân, cô Nguyệt (Thanh!Dạ!), Chị cu

Bản, Anh cu Bản (Ngậm cười) và bằng “nghề nghiệp” nhưng vô danh như

thằng ăn cắp, cô hàng, anh xẩm…

Như vậy, cùng viết về người nông dân nhưng cách gọi tên nhân vật cũng như sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít của Nguyễn Công Hoan không giống Nam Cao. Nhân vật của ông đủ hạng người và thuộc nhiều tầng lớp khác nhau và thường được nhìn nhận từ nhiều góc độ và đặc biệt, được đặt vào nhiều tình huống có tính trào phúng để lật tẩy những mặt trái của xã hội. Nam Cao lại quan tâm nhiều hơn đến tình huống tâm lý, giằng xé nội tâm của nhân vật về những vấn đề tưởng chừng rất nhỏ bé nhưng lại có một ý nghĩa xã hội rất lớn.

Cũng giống Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng không chú ý nhiều đến tên gọi và sử dựng đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít như Nam Cao. Trong sáng tác của ông, bối cảnh chính là xã hội lộn xộn “nửa Tây nửa Ta”, và nhân vật là tầng lớp thị dân nên tên nhân vật cũng lai căng, hỗn tạp như

Typn, Minđơ, Mintoa, Me-xừ Xuân, Victor Ban… trong Số đỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 136 - 139)