Sự tiếp xúc văn hóa Pháp Việt qua hệ thống giáo dục Pháp Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 50 - 54)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Nhân tố văn hóa, văn học và tƣ tƣởng

2.2.1. Sự tiếp xúc văn hóa Pháp Việt qua hệ thống giáo dục Pháp Việt

Như trên đã nói, xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX có sự biến đổi mạnh mẽ từ xã hội phong kiến sang xã hội nửa thực dân nửa phong kiến trong cuộc tiếp xúc với phương Tây. Sự biến đổi này, một mặt nằm trong kế hoạch khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, mặt khác có vai trị lớn trong việc đưa Việt Nam thoát khỏi sự trì trệ hàng ngàn năm của chế độ phong kiến lạc hậu để bước vào con đường hiện đại hóa trên mọi lĩnh vực, trong đó có văn hóa.

Song song với sự thay đổi lớn đó các đơ thị hiện đại mọc lên nhiều và kéo theo sự thay đổi cơ cấu giai cấp trong xã hội Việt Nam, nhiều tầng lớp mới hình thành và tâm lý, ý thức của người dân cũng biến đổi. Tất cả tạo nên sự đa dạng, phức tạp cho đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của người dân. Một lượng lớn dân cư tập trung sống trong các thành phố: các nhà tư bản, giới quan chức thực dân, công nhân làm thuê, học sinh, thầy ký, thầy phán…,

những người đang “làm công ăn lương” cho Pháp…tất cả đã tạo nên một tầng lớp đặc biệt “thị dân mới”. Chính tầng lớp này là một trong những tiền đề quan trọng quyết định nền văn học mới hình thành và đóng góp về nhiều mặt cho quá trình hình thành và phát triển văn xuôi quốc ngữ tiếng Việt.

Khi Pháp đơ hộ Việt Nam thì một trong những việc bọn chúng phải làm đó là đồng hóa người dân An Nam về văn hóa. Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch cũng đã chỉ ra ba kênh tiếp xúc với văn hóa Pháp của người Việt đó là “tiếp xúc bị định hướng và bị cưỡng bức thông qua nhà trường Pháp Việt; tiếp xúc bị định hướng thông qua hoạt động dịch thuật và tiếp xúc tự do và chủ động mang tính cá nhân” [92, tr.24]. Trong đó, tác giả cho rằng hệ thống giáo dục Pháp Việt, với tất cả những mặt ưu và hạn chế của nó, là kênh tiếp xúc quan trọng nhất. Ở luận điểm này chúng tơi sẽ phân tích kỹ kênh tiếp xúc thông qua nhà trường Pháp Việt. Các kênh tiếp xúc còn lại sẽ được làm rõ hơn ở luận điểm 2.2.3 và 2.2.5.

Để có thể hiểu một cách chính xác vai trị của nhà trường Pháp Việt đối với q trình hiện đại hóa văn học Việt Nam hiện đại, cần có một cái nhìn tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của hệ thống giáo dục Pháp Việt. Trước khi tiếp xúc với phương Tây thì Việt Nam đã có hệ đào tạo riêng về mặt giáo dục, về cơ bản, được cấu trúc theo Nho giáo. Có thể nói rằng giáo dục theo Nho giáo là giáo dục theo nguyên tắc kỷ cương và đạo đức nhưng mà mục đích đào tạo những người theo khoa cử và từ khoa cử ra để làm quan và làm quan là để cai trị giữ nguyên kỷ cương phép nước theo lề thói phong kiến giữ vững trật tự của vua. Khi Việt Nam bắt đầu tiếp xúc với nền giáo dục kiểu mới của phương Tây, nền giáo dục Việt Nam được cải cách nhưng lại gặp ba vấn đề: sự tiếp xúc tự nhiên, chấp nhận sự tham gia của nhà nước (tức là chính quyền chế độ thực dân Pháp), từ bỏ Hán học và lối học từ chương. Ngoài những biện pháp hành chính của chính quyền thực dân như là mở trường dạy tiếng Pháp, mở trường Pháp Việt, đình chỉ việc thi chữ Hán, trên

thực tế và trên lý thuyết chấm dứt sự hiện diện của giáo dục Hán học ở Việt Nam. Chúng mở nhiều trường học dạy tiếng Pháp nhằm cắt đứt mọi liên hệ văn hóa giữa người Việt và người Hán. Năm 1867, Pháp đã xóa bỏ thể chế khoa cử bằng chữ Hán và năm 1878 thì các văn bản hành chính bằng chữ Hán cũng bị loại bỏ thay bằng chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Các trường dạy chữ Hán đã bị thu hẹp đáng kể và dần dần mất vị thế độc tôn ở những giai đoạn trước (16 trường tỉnh, 210 trường tổng, 80 trường làng, 527 trường chữ Nho, 66 trường đạo) [26, tr.576]. Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp còn cho xây dựng nhiều trường đại học ở Đông Dương như trường Y năm 1906.

Trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, nhà trường Pháp Việt như một thứ công cụ không tự giác của lịch sử đóng góp vào q trình hiện đại hóa nền văn chương nói riêng và nền văn hóa xã hội Việt Nam nói chung. Trước hết, nó góp phần xác lập lại một vị thế tồn tại của con người trong thế giới. Thế giới trở thành đối tượng để con người khám phá và văn chương là công cụ ghi lại kinh nghiệm sống của con người. Chính vị thế này là nền tảng của sự chuyển đổi hệ hình của tồn bộ nền văn chương. Giáo dục Pháp Việt có vai trị to lớn trong việc du nhập một mơ hình văn chương mới vào đời sống văn hóa Việt Nam và trong việc lấp đầy khoảng đứt gãy văn hóa của người Việt gây ra bởi q trình chuyển đổi văn tự từ Hán Nôm sang Quốc ngữ. Một loạt những yếu tố quan trọng như những chuẩn mực thẩm mỹ mới (cái thực theo kiểu mẫu châu Âu, độc đáo của ngôn từ…), những kỹ thuật văn chương, những quan điểm sáng tác…được du nhập vào Việt Nam. Những kiến thức tích hợp từ nhiều mơn khoa học như triết học, tâm lý…đã góp phần hình thành một cấu hình khác về con người và thế giới. Tất cả những điều này chi phối không nhỏ đến việc sáng tạo văn chương.

Ngoài ra, trong xã hội phong kiến thì chữ viết, vốn hiểu biết văn học, các sáng tác văn học hoàn tồn nằm trong tay đẳng cấp Sĩ, cịn phần lớn nhân dân vẫn chỉ sáng tác văn học dân gian lưu hành dưới phương thức truyền

miệng, nên không thể tạo dựng được một môi trường văn học riêng. Tầng lớp “thị dân mới” đầu thế kỷ XX khơng cịn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, bắt đầu làm quen với luật pháp và những quyền cơng dân đầu tiên. Dù ít dù nhiều quyền hưởng thụ thú vui vật chất và tinh thần của họ cũng được coi là nhu cầu tự nhiên, chính đáng. Văn chương chữ Hán lúc này đương nhiên không được chấp nhận vì quá nhiều từ văn chương bác học, hàm súc uyên thâm, khó hiểu và khó cảm. Văn học dân gian cũng khơng thích hợp cho đô thị. Người dân thị thành với lối sống gấp gáp, những lo toan “cơm áo gạo tiền” không thể thỏa mãn với thứ văn nghệ dân gian đó. Lớp cơng chúng mới ra đời này đòi hỏi một nền văn học thị dân mới với người chủ văn đàn không phải là nhà Nho mà là người trí thức Tây học.

Khát vọng và chủ đích sáng tạo một thứ văn chương bằng tiếng Việt, kể về những sự việc, con người, cuộc sống ở xứ ta, chứ không phải mô phỏng theo những mẫu hình của văn chương cổ Trung Hoa, đã được các tác giả viết văn quốc ngữ từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX bộc lộ trực tiếp. Chẳng hạn như Nguyễn Trọng Quản trong lời tựa Truyện thầy Lazarô Phiền đã bộc bạch: “Tôi có một dụng ý lấy tiếng thường mọi người hằng nói mà làm ra một truyện hầu cho kẻ sau coi mà bày đặt in ra nhiều truyện hay, trước là làm cho trẻ ham vui mà tập đọc, sau là làm cho các dân bản xứ biết rằng: người An Nam sánh trí sánh tài thì cũng chẳng thua ai. Đã biết rằng: xưa nay dân ta chẳng thiếu chi thơ phú văn truyện nói về những đấng hào kiệt, những tay tài cao chí cả rồi đó, mà những đấng ấy thuộc về đời xưa chứ đời nay chẳng cịn nữa. Bởi đó tơi mới dám bày đặt một chuyện đời nay là sự thường có trước mặt ta luôn, như vậy thì sẽ có nhiều người lấy làm vui mà đọc, kẻ thì cho quen mặt chữ, người thì cho đặng giải phiền một giây” [83, tr.21]. Dụng ý và cách thức trong lời bộc bạch của Nguyễn Trọng Quản lúc đó thực sự có ý nghĩa đột phá trong tư duy nghệ thuật cũng như trong kỹ thuật viết tiểu

thuyết. Quan niệm văn học hướng về cái thực, đưa những truyện hàng ngày ở xứ mình vào tác phẩm đã đòi hỏi phải thay đổi hệ thống ngôn ngữ văn chương, mở cửa cho lời ăn tiếng nói thường ngày của người dân với từ ngữ sinh hoạt, khẩu ngữ, phương ngữ được tràn vào tác phẩm, chủ yếu là trong văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ. Khi phong trào viết văn quốc ngữ tràn ra miền Bắc thì cũng đưa đến những biến đổi nhất định về ngôn ngữ văn học mà chủ yếu là kết hợp thứ tiếng nói thơng thường với ngơn ngữ được chắt lọc ít nhiều vẫn giữ tính chất sách vở, nhưng hướng vào khu vực ngơn ngữ thành thị của tầng lớp thị dân và bộ phận trí thức tiểu tư sản mới hình thành.

Có thể nói, động lực chính thúc đẩy sự hình thành văn xi quốc ngữ ở buổi đầu, đó là ý thức dân tộc và sự tiếp xúc văn hóa, văn học phương Tây. Sự tiếp xúc với văn hóa Pháp và Pháp học đã có những ảnh hưởng sâu xa và có những tác động trực diện đến diện mạo ngôn ngữ và văn chương Việt Nam và sự tiếp xúc với văn học phương Tây đầu thế kỷ có vai trị như một chất xúc tác, cung cấp những chất liệu, cơng cụ để đẩy mạnh những q trình vận động dang dở đó thành một bước đột biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)