Ngôn ngữ nhân vật qua hệ thống từ ngữ dùng để kể, tả, bình

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 139 - 199)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Kết cấu văn bản văn xuôi mới nửa đầu thế kỷ XX

4.2.3. Ngôn ngữ nhân vật qua hệ thống từ ngữ dùng để kể, tả, bình

bình luận

Trong tác phẩm nghệ thuật, nhà văn có thể cá thể hóa ngơn ngữ nhân vật bằng nhiều cách như nhấn mạnh cách đặt câu, dùng từ hay lời phát âm đặc biệt của nhân vật, sử dụng các yếu tố tình thái thể hiện sắc thái ngơn ngữ địa phương, các yếu tố từ ngữ mang dấu ấn văn hóa riêng của từng lớp người trí thức tiểu tư sản, nông dân hay tiểu thương… Ngơn ngữ ngồi việc tạo cho mỗi nhân vật có “lời ăn tiếng nói riêng”, mặt khác phản ánh đặc điểm nghề nghiệp, tâm lý, giai cấp, trình độ văn hóa của một tầng lớp nào đó. Ngơn ngữ nhân vật sử dụng đa dạng các kiểu câu khác nhau, bao gồm lời đối thoại và độc thoại để người đọc nhìn thấy tâm trạng của nhân vật.

Đặc điểm chính của ngơn ngữ nhân vật mà các nhà văn hiện thực như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao thường sử dụng

trong sáng tác của mình đó là ngơn ngữ đậm đà sắc thái ngôn ngữ nông thôn Bắc Bộ Việt Nam. Ngôn ngữ trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan rất thân quen, gần gũi với đời thường, đơi khi cịn đem cả một ít ngơn ngữ dung tục vào tác phẩm “Những truyện ngắn của ông tiêu biểu cho một thứ văn rất vui, thứ văn mà có lẽ từ ngày trước Việt Nam có tiểu thuyết viết theo lối mới người ta chỉ thấy ở ngòi bút của ơng thơi” [76, tr.45]. Để có được thứ văn rất vui ấy thì Nguyễn Cơng Hoan đã sử dụng nhiều biện pháp ngôn ngữ linh hoạt để gây cười, ngôn ngữ giễu nhại, giọng điệu thân mật suồng sã, thủ pháp chơi chư hóm hỉnh ngay cả trong nhan đề của tác phẩm như: thế là mợ nó đi Tây, thích ăn bẩn, hai thằng khốn nạn, người ngựa ngựa người, Bộ ấm chén cổ, Hai cái bụng … hoặc những ví von so sánh độc đáo: hai con mắt sáng quắc như ngọn đèn giời, cái áo của cô Kếu vẽ hoa rắc rối như thời cục nước Tàu, cái ngực của chị vợ anh lính da đen Samandji dầy như cái ví của nhà tư sản, chứ khơng như cái óc của ông Nghị ngay cả trước ngày họp hội đồng. Đặc

biệt, ngôn ngữ nhân vật của ông thành cơng nhất khi dùng cho loại người xấu xí, bẩn thỉu, thơ bỉ (quan lại, tư sản, ăn cướp, ăn cắp, lính lệ, đàn bà nhà quê

bẩn thỉu, thanh niên mất nết…).

Ngô Tất Tố cũng là người khá thành công trong việc vận dụng phương ngữ Bắc Bộ. Trong tác phẩm Tắt đèn, đoạn đối thoại rất cảm động của nhân

vật chị Dậu với cái Tí được tác giả dùng phương ngữ với mức độ dày đặc: có tới 28 lượt dùng phương ngữ trên tổng số 18 câu văn. Việc sử dụng nhiều phương ngữ đã làm cho đoạn đối thoại của nhân vật thêm tính chân thực, mộc mạc và gần gũi với người nông dân Bắc Bộ.

“U nhất định bán con đấy ư! U không cho con ở nhà nữa ư? (...)

Chị lã chã hai hàng nước mặt.

U van con, u lạy con, con có thương thày thương u thì con đi với u,

đừng khóc nữa, u đau ruột lắm (…)

(…) Thơi u van con, u lạy con, con có thương thày thương u thì con đi ngay bây giờ cho u” (Tắt đèn)

Ngôn ngữ nhân vật trong văn chương Tự lực văn đồn là thứ ngơn ngữ

lãng mạn với hệ thống từ ngữ đẹp, mực thước và tinh tế, khơng có từ nghịch dị, rất ít từ thơng tục. Nét nổi bật trong từ ngữ của tiểu thuyết Tự lực văn đồn, đó là hệ thống tính từ được xuất hiện một cách dày đặc và đa dạng, nhiều hơn hẳn so với các tác phẩm văn học hiện thực. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua thống kê của Phạm Thị Phương Anh trong luận văn “Đặc trưng ngôn ngữ tiểu thuyết Tự lực văn đồn” về tỉ lệ tính từ/ trang văn bản của các tác phẩm Tự lực

văn đoàn như sau: Đoạn tuyệt (9,73 từ), Lạnh lùng (10,48 từ), Nửa chừng xuân

(11,59 từ), trong khi đó Số đỏ (3,74 từ), Giông tố (4,79 từ).

Tuy nhiên, ở từng nhà văn vẫn có những nét riêng biệt. Ta có thể thấy điều này khi so sánh Nhất Linh với Khái Hưng và Thạch Lam. Nhất Linh thì hay quan sát, phán đoán, nặng suy nghĩ nên cách diễn đạt tư tưởng thường có tính chất lí trí; người viết chủ động khi cầm bút, lời văn ngắn gọn, chặt chẽ chính xác, vừa giản dị, vừa chọn lọc. Ngôn ngữ của Khái Hưng thường là ngôn ngữ mơ hồ, man mác chỉ thích ứng với những tình cảm phảng phất, những tình cảm mơng lung, những ý nghĩ thống qua, hoặc một ngôn ngữ đặc biệt của trí thức thành thị, một thứ ngơn ngữ kiểu cách của thính phịng. So với Nhất Linh và Khái Hưng, ngôn ngữ Thạch Lam nghiêng về chất hiện thực hơn, nhưng vẫn đậm chất thơ bởi sự hòa đồng của đầy ắp màu sắc, âm thanh và mùi vị. Phù hợp với tâm trạng của nhân vật, ngôn ngữ truyện ngắn Thạch Lam là những lời thủ thỉ, nhẹ nhàng.

Thêm vào đó, khi chú ý đi sâu miêu tả cảm xúc, tâm trạng con người nên trong cách dùng từ, chúng ta hay thấy các kết hợp tính từ với danh từ hoặc tính từ với động từ nhằm làm nổi bật cảm giác của con người trong Tự lực văn đồn: kết hợp danh từ với tính từ: ý nghĩ khó chịu, ý nghĩ buồn, ý nghĩ mong mỏi ngấm ngầm, ý tưởng chua cay, bến đò xa vắng, đêm khuya lạnh, bóng tối giá lạnh… kết hợp tính từ với động từ: vui thích đưa mắt nhìn theo,

mê man nhìn, lo lắng ngẫm nghĩ, hồi hộp ngắm nghía… Như vậy, cách sử

dụng ngơn từ như trên đã góp phần tạo ra một thế giới tràn ngập cảm giác trong tác phẩm của Tự lực văn đoàn.

Truyện ngắn của Thạch Lam sử dụng rất nhiều hình dung từ biểu cảm cùng những cụm từ chỉ một trạng thái của sự cảm nhận chủ quan, một cái gì khơng xác định, khơng rõ ràng như thống qua, thống nghĩ, hình như, tựa như, dường như…

Đặc biệt, trong sáng tác của Nhất Linh, những kết hợp từ mới rất giống với cách sáng tạo từ ngữ theo phương thức ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, có sự tương giao giữa các giác quan mà các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới như: “Nét mặt thiếu nữ, Trương thấy kiêu hãnh một cách ngây thơ và cái vẻ kiêu

hãnh lại làm cho sắc đẹp thiếu nữ có một ý vị hơn lên như chất chua của một quả mơ” (Bướm trắng - Nhất Linh).

Ngoài ra, phép đảo từ ngữ cũng được Nhất Linh sử dụng khá đắc địa,

gợi cảm, tô đậm ấn tượng, cảm giác, chẳng hạn, “nàng đỏ mặt và bên tai như

văng vẳng có tiếng người mắng” (Lạnh lùng), “trên rặng tre xơ xác, da trời tím thẫm thưa thớt điểm vài ngơi sao long lanh” (Đoạn tuyệt).

Ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan rất đặc sắc. Nhà văn rất thuộc những lời ăn tiếng nói của những hạng người trong xã hội. Vì thế trong sáng tác của ông mỗi hạng người đều có một ngơn ngữ riêng (quan lại, lính tráng, chánh tổng, lý trưởng, me Tây…) và không lẫn vào nhau được. Ngôn ngữ của mụ me Tây giàu có được Nguyễn Cơng Hoan viết:

“Thế mới biết người ta nói phú quý sinh chữ nghĩa là phải. Chẳng giấu

gì ơng, từ ngày đánh bạn với quan nhà tôi, tôi mới được học. Thành ra bây giờ, sách Tây, sách Tàu tôi đã được xem qua. Nhưng tơi suy nghĩ, khơng có quyển nào giá trị bằng bộ La Thơng Tảo Bắc” (Bà chủ mất trộm)

Cùng viết về đời sống của con người trong xã hôi thị dân đang trên đường âu hóa, nhưng ngơn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh và Vũ Trọng Phụng

hoàn toàn khác nhau do quan điểm, tư tưởng khác nhau. Vì thế, cách sử dụng từ ngữ của tác giả cũng khác nhau. Nhất Linh là nhà văn lãng mạn, đề cao tính lý tưởng, quan tâm đến cuộc sống của tầng lớp trí thức tiểu tư sản, ơng cổ vũ cho những cái mới tiến bộ đang diễn ra trong xã hội. Các nhân vật của ông không phải lo lắng nhiều về chuyện miếng cơm, manh áo mà chủ yếu là suy nghĩ, trăn trở về quyền sống tự do, hạnh phúc, tự do yêu đương, khát khao sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, ngơn từ đi sâu vào đời sống tâm hồn của con người. Các lớp từ ngữ được sử dụng đều mang một vẻ đẹp trong sáng, tinh tế, chừng mực như đã nói ở trên.

Cịn Vũ Trọng Phụng lại khác, với cái nhìn hiện thực muốn lột tả những mặt trái của xã hội thực dân Âu hóa, tác phẩm Số đỏ của ông đã chế giễu cả

một xã hội, một phong trào chính trị, một thời kỳ đơ thị hóa. Do đó, ơng đã dùng ngơn ngữ giễu nhại “nhại một ngơn ngữ đang hình thành, hổ lốn, tạp

nham, lổn nhổn, không ăn khớp, ngơn từ khấp khểnh, xiêu vẹo, tạp pí lù”. Ngôn

ngữ trong Số đỏ là ngôn ngữ đô thị, ngôn từ lai căng “… cái đô thị khốn khổ

trong cơng cuộc đơ thị hóa khốn khổ ở một xứ sở đầy ắp những tư tưởng, phong tục tập quán phong kiến nham nhở, lai tạp. Cái cặn bã “nội hóa” của đơ thị… cộng với cái cặn bã văn minh ngoại lai… cộng với chất sa thải của Paris…, chỉ có thể tạo ra những cái quái gở, những người dị dạng”. Đúng như

Đỗ Đức Hiểu nhận xét: “Ngơn từ Vũ Trọng Phụng tung hồnh đầy hứng thú và hiểu biết cái đô thị điêu toa, giả dối này. Những cảnh nghịch bợm, phi lí, đối nghịch thật và giả, nịnh bợ nhau, động viên nhau, công kênh nhau, tôn sùng nhau dắt díu nhau đến “vinh quang” điếm nhục, được biểu đạt bằng ngơn từ đầy nghịch lí của Vũ Trọng Phụng, một loạt nghịch dụ, với những từ đối nghịch… Ngay cái tên Xuân Tóc Đỏ cũng mang những ý nghĩa trái ngược… Nhà văn luôn luôn sử dụng những đối nghịch để diễn đạt tính nhiều mặt của nhân vật. Xuân mang trên đầu nó một kí hiệu đối ngẫu” [36, tr.179-202].

Ngơn ngữ nhân vật của Nam Cao rất gần gũi với đời sống, chân thực với cả lối đặt câu ngắn gọn, phô diễn tư tưởng, biểu đạt ý bình dị nhưng

khơng kém phần chính xác. Là một người sống nhiều với nơng dân và gắn bó với tầng lớp trí thức tiểu tư sản nghèo nên ơng am hiểu về ngôn ngữ của họ và vì thế Nam Cao rất thành cơng khi khắc học chân dung người nơng dân, trí thức tư sản nghèo bằng ngơn ngữ. Với trí thức tiểu tư sản nghèo, đó là thứ ngơn ngữ trau chuốt, đầy trăn trở, dằn vặt, triết lý. Nhân vật “Tôi” trong Mua nhà, sau những lời kể đầy ân hận, xót xa, là sự bộc bạch tâm sự: “Thôi anh Kim ạ! Nghĩ ngợi làm gì nữa? Ở cảnh chúng ta lúc này, hạnh phúc chỉ là một cái chăn hẹp. Người này co thì người kia bị hở” hay lời triết lý của ơng giáo

trong Lão Hạc khi nói về bi kịch cuộc đời của lão Hạc: “Cuộc đời chưa hẳn

là đáng buồn hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”. Với người nông dân,

Nam Cao sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, chân chất, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của họ. Đây là lời nói của Bịch bàn với vợ về việc bắt phu: “Mẹ

kiếp! Lại chực bắt bí nhau… Chúng nó làm già thì mình cũng làm già! Mình chẳng thí cho một đồng xu dính gì, mình cứ đi phu, xem sao nào!” (Mua danh). Nam Cao đã khai thác triệt để ngôn ngữ nhân vật và thông qua ngôn

ngữ nhân vật để khắc họa và làm nổi bật tính cách của họ. Do vậy, mỗi nhân vật vừa có ngơn ngữ chung của tầng lớp xã hội, vừa có ngơn ngữ riêng.

Như vậy, ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng…là thứ ngôn ngữ bình dị, chân thực, gần gũi đời sống hàng ngày và ngôn ngữ riêng của từng tầng lớp trong xã hội, cịn ngơn ngữ nhân vật trong

Tự lực văn đoàn tuy chưa đạt đến độ chân thực như các nhà văn hiện thực

nhưng cũng đã thốt khỏi lối biền ngẫu, điển tích, điển cố; tuy vẫn còn được trau chuốt nhưng hướng dần đến một thứ ngôn ngữ hàng ngày trong sáng, nhẹ nhà và tinh tế.

4.2.4. Ngôn ngữ nhân vật qua độc thoại

Độc thoại là phát ngơn của nhân vật nói với chính bản thân mình, phản ánh

q trình tâm lý bên trong của nhân vật (độc thoại thầm). Độc thoại nội tâm giúp nhân vật tự bộc bạch hết tất cả những gì người kể chuyện khó nói hoặc khơng thể

nói hết được như suy tư, trăn trở, khát vọng, niềm vui, nỗi buồn hay những lo toan về bản thân mình và người khác…

Khi nghiên cứu đến độc thoại, chúng ta khơng thể khơng tìm hiểu khái niệm dòng ý thức. Dòng ý thức gắn liền với độc thoại nội tâm, là cách nhân

vật tự nói chuyện với chính mình, gần như khơng có sự can thiệp của tác giả.

Dòng ý thức hay dòng lương tri là thuật ngữ được các nhà nghiên cứu

văn xuôi hiện đại rất coi trọng để làm cơng cụ khám phá tính cách nhân vật. Khái niệm “dòng ý thức” lần đầu tiên được nêu ra bởi William James (1842- 1910) - một nhà triết học theo chủ nghĩa thực dụng và nhà tâm lý học người Mỹ. Ông cho rằng hoạt động ý thức của con người khơng phải là rời rạc mà có liên quan với nhau dựa theo phương thức dịng tư duy, dòng ý thức hoặc dịng sinh hoạt chủ quan. Do đó, trong kết cấu dòng ý thức chấp nhận những yếu tố không nằm trong mạch logic trực tiếp của tác phẩm mà thuộc về mạch ngầm, về cảm nhận cá nhân. Dịng ý thức dành một khoảng khơng gian rộng lớn cho những yếu tố thuộc về tiềm thức của nhân vật: nỗi ám ảnh, nỗi sợ hãi vô thức, giấc mơ, hồi ức…Như vậy, trong dòng ý thức của nhân vật, mọi hình ảnh, ý tưởng, ký ức hướng đến tâm lý nhân vật luôn xuất hiện một cách tự do, đột ngột, khơng kiểm sốt được. Đây là quan niệm “động” về tâm lý, trong đó tư tưởng của nhân vật luôn lướt từ ý nghĩ này sang ý nghĩ khác như một dịng chảy khơng ngừng. Phan Cự Đệ cũng cho rằng: “Dòng tâm lý của các nhân vật phát triển cũng nhờ sự vận động của những kỷ niệm, hồi ức, liên tưởng. Những kỷ niệm, liên tưởng này sẽ gây thành một phản ứng dây chuyền, làm cho dịng nội tâm trơi chảy khơng ngừng và chính cái đó tạo nên chiều sâu tâm lý nhân vật. Sự chồng chất về lượng của những dòng hồi ức đưa đến những tình cảm mới, hành động mới”[17, tr.70].

Để biểu đạt hình thức độc thoại, nhà văn thường sử dụng hàng loạt yếu tố nghệ thuật như: câu văn khơng theo trật tự cú pháp, có thể đảo ngược trật tự thời gian hoặc hòa trộn giữa thực và hư, hiện tại với quá khứ và tương lai… Yêu cầu của dòng ý thức và độc thoại đã quy định cách kể chuyện phải

thường xuyên biến hóa. Có lúc nhịp kể chậm để người đọc nghiền ngẫm về cuộc đời. Thời gian không theo tuyến một chiều mà đảo ngược hoặc đồng hiện. Không gian tác phẩm cũng không cố định theo một mặt phẳng mà đó là khơng gian lập thể. Có lúc ngơn ngữ trần trụi của đời thường nhưng có lúc lời kể lại mang vẻ đẹp tu từ, ngôn ngữ đa nghĩa, nhiều tầng nhiều lớp. Có đoạn đối thoại ngầm, có những đoạn đối thoại trực diện và có những lúc hỏi mà khơng cần lời đáp. Như vậy, kết thúc của những câu chuyện có dịng hồi tưởng thường là những kết thúc mở, gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ, đánh giá nhiều chiều.

Ngôn ngữ độc thoại là thứ ngơn ngữ tham gia tích cực vào việc xây dựng tâm lý nhân vật. Thực chất, ngôn ngữ độc thoại nội tâm là sự chuyển hóa từ ngơn ngữ trần thuật của tác giả, qua khâu trung gian là lời nửa trực tiếp sang ngôn ngữ nhân vật hoặc lời kể của tác giả nhưng mang ý thức và suy nghĩ của nhân vật.

Bảng 2: Thống kê tần số xuất hiện lời độc thoại trong truyện ngắn và tiểu phẩm TT Tƣ liệu khảo sát Số lƣợng trang truyện ngắn khảo sát Tổng số lời độc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 139 - 199)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)