Văn xuôi và văn xuôi mới

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 35 - 38)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Giới thuyết về một số khái niệm

1.2.1. Văn xuôi và văn xuôi mới

Văn xuôi là một khái niệm có nội hàm rộng, có nhiều loại: văn diễn giảng, văn lịch sử, văn nghị luận và văn tự sự. Khi những tác phẩm triết học, lịch sử, giáo dục…có giá trị thẩm mỹ cũng được xem là văn xuôi. Văn xi văn học có tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút, ký… Luận án này chỉ khảo sát và nghiên cứu ở hai thể loại cơ bản của văn xuôi: tiểu thuyết và truyện ngắn.

Trong văn học, văn xuôi là nghệ thuật ngơn từ đối lập hồn tồn với thơ ca. Iu.S.Sorokin đã chỉ ra rằng, thi ca như “thế giới của lý tưởng”, lĩnh vực của tưởng tượng sáng tạo đối lập với văn xuôi như là thế giới hiện thực, đời sống thực tế. Bà A.A.Potebnhia cũng viết: “Văn xi là lời nói trực tiếp hiểu theo nghĩa nó là lời nói hoặc chỉ có mục đích thực tiễn, hoặc phục vụ cho việc biểu đạt khoa học. Lời văn xuôi là lời biểu đạt một cái gì đó trực tiếp, khơng có biểu tượng, và nhìn chung là lời nói khơng tạo ra hình ảnh, mặc dù những từ ngữ riêng lẻ cũng mang tính hình tượng” [28], “văn xi là hình

thức ngôn từ dùng để truyền đạt thơng tin và các chân lí khoa học đối lập với sáng tạo thi ca, loại sáng tạo được thực hiện ở mọi tác phẩm ngơn từ, trong đó, tính xác định của hình tượng làm nẩy sinh dịng chảy của ý nghĩa, tức là nảy sinh tâm trạng phía sau một vài nét vẽ hình ảnh và nhờ nhìn thấy những nét vẽ ấy mà sinh ra nhiều điều vốn chưa có lời kết trong đó, nơi xuất hiện lời bóng gió khơng có trong ý đồ, hoặc ngược với ý đồ của tác giả” [28]. Ngôn ngữ trong văn xuôi là ngơn ngữ tổng hợp của ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết như Bakhtin đã nhấn mạnh: “Nhà tiểu thuyết viết văn xi (và nói chung, mọi người viết văn xuôi) không cần tẩy sạch khỏi từ ngữ những ý chí và giọng điệu của người khác, khơng bóp chết những mầm mống ngôn từ xã hội khác biệt tiềm ẩn trong chúng, không gạt bỏ những gương mặt ngôn ngữ và cung cách nói năng (những nhân vật kể chuyện tiềm năng) lấp ló đằng sau các từ ngữ và các hình thức ngơn ngữ, nhưng anh ta xếp đặt tất cả những từ ngữ và hình thức ấy ở những khoảng cách khác nhau so với cái hạt nhân hàm nghĩa cuối cùng của tác phẩm mình, cái trung tâm ý chí của chính mình” [28].

Ở phương Đông, thời trung đại, văn xuôi không phải là khơng có, ở Trung Quốc, một thời gian dài nó cũng chỉ được xếp vào loại sáng tác tầm thường, phổ cập, không được coi trọng, trong khi đó, thơ mới được xem là thể loại chính, khơng gì thay thế nổi để biến lời nói thành nghệ thuật. Ở Việt Nam, văn xi cũng nằm trong hồn cảnh chung đó. Thêm vào đó, phương tiện in ấn lạc hậu, sách in ra khó khăn nên văn xi càng khơng được khuyến khích. Hịch tướng sĩ và Bình ngơ đại cáo, Vũ trung tùy bút và Thượng kinh ký

sự...là những ví dụ điển hình về sự có mặt của văn xuôi trong văn chương

trung đại Việt Nam.

Đến thế kỷ XX, hầu như toàn bộ nền văn học Việt Nam được viết bằng chữ Quốc ngữ (so với các thế kỷ trước viết bằng chữ Hán và chữ Nơm). Ngồi ra, văn chương giai đoạn này cịn lấy văn xi làm thể loại chính cịn ở

thế kỷ trước, thơ lại đứng ở vị trí trung tâm. Trong Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm có nói rất rõ điều này “Văn nơm cũ hầu hết là vận văn (thơ, ca, phú), hoặc là biền văn (kinh nghĩa, tứ lục) chứ văn xi hầu khơng có. Trong nền quốc văn mới, văn vần tuy cũng có nhưng chỉ giữ một địa vị nhỏ hẹp, cịn văn xi là thể văn mới thành lập lại chiếm phần quan trọng hơn” [31, tr.370]. Văn xuôi xem thực tại như đối tượng để khảo sát và sẵn sàng chấp nhận tất cả những cái đẹp và cả những cái chưa đẹp, chứ không phải gị bó theo khn mẫu văn chương cổ quy định. Văn xuôi tự mở cho mình một chân trời rộng lớn, có sự đa dạng về thể tài và kiểu dạng.

Cho đến cuối thế kỷ XIX chúng ta vẫn chưa có văn xi “chính danh” (thuật ngữ của nhà nghiên cứu Đinh Văn Đức). Theo Đinh Văn Đức, văn xi nói ở đây là văn xuôi mới, lối văn được viết trên chữ quốc ngữ, biểu đạt mệnh đề, có quy tắc ngắt dấu câu. Khác với thời kỳ trước đó, chúng ta chỉ dùng lối viết văn vận trên chữ Hán, chữ Nôm. Đến đầu thế kỷ XX, nền quốc văn mới được hình thành dưới ảnh hưởng của Tân thư, học thuật pháp ngữ, đặc biệt nhờ ngôn ngữ báo chí và dịch thuật mà khởi đầu từ cuối thế kỷ XIX. Đây được coi là sự kiện quan trọng nhất của ngôn ngữ văn học Việt Nam thế kỷ XX mà nội dung cơ bản là sự thiết lập một cú pháp hoàn toàn mới mẻ cho văn viết, đó là lối biểu đạt mệnh đề được thiết lập trong văn phong các ngôn ngữ châu Âu từ trước với công cụ đánh dấu ngữ pháp là hệ thống các dấu câu. Tuy nhiên, khơng có sự xuất hiện của chữ quốc ngữ khơng có văn xi mới (khác với văn xi cũ lấy văn học viết bằng chữ Nôm làm căn bản): “Xưa kia ta chưa có văn xi. Đến khi nền quốc văn mới thành lập, văn xuôi bắt đầu xuất hiện và ngày một phát đạt mà thành ra thể văn chính trong nền Việt văn ngày nay” [31, tr.375], “Trong quốc văn mới, các thể biền văn (phú, tứ lục, kinh nghĩa, văn sách) hầu như không dùng đến nữa; các thể văn vần (thơ cổ phong, thơ Đường luật, lục bát, song thất, hát nói, ngâm khúc) vẫn có một số ít người

viết, nhưng, ngồi lối cũ, lại xuất hiện lối thơ mới; duy có các thể văn xuôi là thịnh hành nhất [31, tr.374]. Dương Quảng Hàm đã chỉ ra được những thay đổi từ nền văn học trung đại sang nền văn học hiện đại, đó là sự xuất hiện của văn xi mới thay thế cho văn vần “Trong nền quốc văn mới, văn xi là thể văn đã biến hóa và có phần tiến bộ hơn cả, vì thể ấy là thể văn hay dùng đến nhất và được nhiều nhà trứ tác viết đến” [31, tr.376].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngôn ngữ văn học việt nam nửa đầu thế kỷ XX ngôn ngữ văn xuôi mới qua một số tác phẩm văn học chữ quốc ngữ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)