Một số chính sách ảnh hưởng đến hoạt động kênh phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn hiện quản trị kênh phân phối các sản phẩm thiết bị điện panasonic của công ty cổ phần thiết bị điện phước thạnh tại thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 36 - 39)

5. Bố cục luận văn

1.3. Một số chính sách ảnh hưởng đến hoạt động kênh phân phối

Hệ thống phân phối luôn chịu ảnh hưởng của ba yếu tố còn lại trong marketing mix đó là: sản phẩm, giá cả và chiêu thị.

1.3.1. Sản phẩm

Sản phẩm là những hàng hóa và dịch vụ với những thuộc tính nhất định, với những ích dụng cụ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi của khách hàng, sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị, nó có thể là hữu hình hoặc vơ hình (Philip Kotler, 2013).

Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh sắc bén, có thể đè bẹp các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Vì vậy, các chương trình quảng cáo khi nói về sản phẩm của Công ty, nhiều sản phẩm đưa tiêu chuẩn chất lượng lên hàng đầu.

Chất lượng sản phẩm tốt không chỉ thu hút được khách hàng làm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao uy tín cho doanh nghiệp. Việc bảo đảm chất lượng lâu dài sẽ làm tăng lòng tin của thành viên kênh phân phối và khách hàng đối với doanh nghiệ, tạo đà cho hoạt động tiêu thụ diễn ra thuận lợi.

1.3.2. Giá cả

Giá đóng vai trị quyết định trong việc mua bán hàng này hay hàng khác đối với người bán sỉ, người bán lẻ và người tiêu dùng. Nó có vai trị quyết định cạnh tranh trên thị trường. Việc định giá sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận. Tùy thuộc vào từng

giai đoạn, từng khách hàng mà các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định giá khác nhau.

Hệ thống phân phối chịu tác động rất lớn của nhân tố giá cả sản phẩm. Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và giá cả xoay quanh giá trị hàng hóa, doanh nghiệp có thể hồn tồn sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giá phù hợp với chất lượng sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình. Ngược lại nếu định giá quá cao, người tiêu dùng khơng chấp nhận thì việc xây dựng và vận hành hệ thống kênh phân phối sẽ gặp nhiều khó khắn.

1.3.3. Chiêu thị

Hoạt động chiêu thị trong marketing mix là sự kết hợp tổng hợp các hoạt động sau:

Quảng cáo: là cơng cụ quan trọng trong hoạt động chiêu thị, nó giúp chuyển

những thơng tin có sức thuyết phục đến khách hàng mục tiêu của cơng ty.

Khuyến mại: nhằm kích thích thị trường đáp ứng nhanh và mạnh hơn đối với

sản phẩm và dịch vụ của công ty.

Chào hàng hay bán hàng cá nhân: là sự truyền thông hai chiều giữa người

bán và người mua, với việc tiếp xúc trực tiếp nhằm tạo ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của cá nhân, một nhóm người hay tổ chức.

Quan hệ công chúng: là một hoạt động giúp một tổ chức nhận định rõ về

quan điểm, thái độ, suy nghĩ cơng chúng, từ đó xây dựng các đường lối, chương trình hành động thích hợp nhằm tranh thủ sự thông cảm và ủng hộ quần chúng. Quan hệ cơng chúng của cơng ty có nhiều mục đích, kể cả việc tuyên truyền tốt, làm ăn đúng đắn, quan tâm đến sự phát triển của địa phương như: tài trợ cho các phong trào thể thao, cấp học bổng cho học sinh, sinh viên,…

Toàn bộ các hoạt động chiêu thị trên phải được phối hợp để đạt tác dụng truyền thông tối đa đối với người tiêu dùng. Trong nền kinh tế hiện nay, quảng cáo giới thiệu sản phẩm sẽ cung cấp cho người bán sỉ, người bán lẻ, người tiêu dùng

những thông tin cần thiết và cô đọng, đặc trưng nhất về sản phẩm. Thông qua quảng cáo, các thành viên tiềm năng có thể so sánh với những sản phẩm khác trước khi đi đến quyết định nên làm thành viên cho kênh phân phối sản phẩm nào. Quảng cáo là nguồn thông tin để khách hàng và doanh nghiệp tìm đến nhau, vì lý do có thể sản phẩm của doanh nghiệp chưa có mặt ở thị trường nơi đó.

TĨM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa lại các lý luận cơ bản về khái niệm kênh phân phối, các vai trò chức năng và hình thức tổ chức kênh phân phối, quản lý kênh phân phối, các nội dung trong quản trị kênh phân phối và các chính sách ảnh hưởng đến hoạt động kênh phân phối. Từ những nội dung đã được trình bày trong chương 1 là tiền đề để tác giả tiến hành phân tích thực trạng và đưa ra những giải pháp hoàn thiện quản trị kênh phân phối trong chương 2 và chương 3.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHÂN CỦA CÔNG TY CP TBĐ PHƯỚC THẠNH TẠI TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn hiện quản trị kênh phân phối các sản phẩm thiết bị điện panasonic của công ty cổ phần thiết bị điện phước thạnh tại thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)