Kết quả khảo sát dòng sản phẩm từ nhà phân phối/đại lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn hiện quản trị kênh phân phối các sản phẩm thiết bị điện panasonic của công ty cổ phần thiết bị điện phước thạnh tại thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 64 - 66)

(Nguồn: tác giả khảo sát)

Qua kết quả khảo sát chỉ ra rằng việc giao hàng đúng thời gian đến các thành viên trong kênh được đánh giá ở mức trên mức trung bình là 3.78. Với kết quả này có thể thấy rằng Cơng ty thực chất chưa giao hàng đúng như mong đợi của nhà phân phối/ đại lý. Việc này có thể giải thích như sau: hàng hóa cung ứng cho khu vực Hồ Chí Minh được tập kết tại kho ở tỉnh Long An (Lô D05, KCN Đức Hòa 1-Hạnh Phúc, ấp 5, xã Đức Hịa Đơng, H.Đức Hịa, T.Long An). Các nhà phân phối/ đại lý phải đặt hàng trước 3 giờ chiều để bộ phận kinh doanh làm đơn hàng, chuyển xuống bộ phân kho xuất hóa đơn, soạn hàng và tiến hành đi giao hàng. Những đơn đặt hàng gửi sau 3 giờ sẽ được xử lý vào ngày hôm sau. Thêm vào đó, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định số 66/2011/QĐ-UBND và quyết định số 121 /2007/QĐ-UBND, cấm xe vận tải nhẹ dưới 2,5 tấn lưu thông hàng ngày trong giờ cao điểm (sáng từ 6 đến 9h; chiều từ 16h đến 21h), do đó, khi đi giao hàng, các tài xế phải tính tốn vị trí giao hàng của các nhà phân phối/ đại lý để di chuyển phù hợp theo quy định. Trong khi đó, hầu hết các nhà phân phối/ đại lý trong nội thành khu vực Hồ Chí Minh đều mong muốn đặt hàng và nhận hàng trong cùng ngày. Chính vì vậy, việc giao hàng đúng thời gian vẫn chưa thỏa mãn các thành viên trong kênh.

Việc cung ứng đủ số lượng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của các nhà phân phối/ đại lý đang được đánh giá ở mức trung bình là 3.36. Với kết quả này cho thấy số lượng hàng hóa Cơng ty cung ứng thực chất chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của nhà phân phối/đại lý và kết quả này phù hợp với thực trạng hiện nay

là các thành viên kênh liên tục phàn nàn Công ty không cung ứng đủ hàng để đáp ứng cho nhu cầu thì trường. Vấn đề này được giải thích do nhu cầu thị trường ngày càng tăng, chương trình bán hàng của cơng ty đưa ra tốt thu hút việc mua hàng từ các thành viên kênh, tuy nhiên lượng đặt hàng và tồn kho không đáp ứng được nhu cầu của thị trường nên dẫn đến tình trạng thiếu hàng hóa cung cấp, cụ thể:

Từ năm 2013 đến nay, với sự hỗ trợ bởi Luật Nhà ở (sửa đổi) 2014 và những chính sách hỗ trợ kích cầu như gói tín dụng 30.000 tỷ, tình hình thị trường Bất động sản ấm dần lên và kéo theo đó là sự đi lên của phân khúc xây dựng dân dụng làm cho nhu cầu xây dựng nhà và mua nhà của người dân ngày một gia tăng. Thêm vào đó, các sản phẩm thiết bị điện xây dựng Panasonic với lợi thế là một thương hiệu lâu đời, uy tín, chất lượng tốt nổi tiếng khắp thế giới chính là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Nắm bắt lợi thế này, Công ty liên tục đưa ra những chương trình bán hàng để thúc đẩy nhu cầu mua hàng của các thành viên trong kênh. Vì thế, số lượng bán ra, doanh thu đều tăng từ năm 2013 – 2015.

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số lượng bán

(Cái) 7.696.094 7.801.553 10.476.410 Doanh số (triệu

đồng) 170.659 201.172 258.133 Tăng trưởng - 17,88% 28,31%

Bảng 2.7. Tổng hợp số lượng bán, doanh thu và tỷ trọng tăng trưởng nhóm sản phẩm thiết bị điện xây dựng Panasonic từ 2013 – 2015

(Nguồn: Phịng kiểm sốt nội bộ)

Tuy nhiên, trong quá trình đặt hàng, bộ phận đặt hàng cơng ty chưa dự đốn, nghiên cứu kỹ sự thay đổi của thị trường, chưa tính tốn được hết nhu cầu tăng thêm của người tiêu dùng dẫn đến đưa ra số lượng hàng cần đặt không đáp ứng đủ với nhu cầu thị trường. Quy trình đặt hàng của Cơng ty như sau: bộ phận đặt hàng sẽ căn cứ vào lượng hàng tồn kho hiện tại của công ty, số lượng hàng bán ra của các tháng trước, mức tăng trưởng hàng hóa của các kỳ trước và mức tăng trưởng mong

đợi của kỳ này. Bộ phận đặt hàng tính tốn và phân tích các số liệu, đưa ra số lượng cần đặt hàng và trình lên ban giám đốc để xét duyệt, sau đó mới tiến hành làm đơn hàng gửi cho nhà máy Panasonic (Bình Dương, Thái Lan, Indonesia,…). Tiếp đó, nhà máy Panasonic sẽ căn cứ vào thực tế năng lực sản xuất của họ, tiến hành sản xuất hàng hóa và phản hồi lại số lượng hàng hóa thực tế đã sản xuất. Cuối cùng, họ thông báo thời gian hàng hóa được vận chuyển đến bộ phận xuất nhập khẩu và logistic của công ty để chuẩn bị các thủ tục cần thiết để nhận hàng về. Thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận được hàng hóa về kho các chi nhánh là khoảng ba tháng.

Như vậy, Công ty phải mất 3 tháng mới nhận được hàng hóa của đơn hàng đã đặt tháng này. Nếu khơng có sự dự đốn, nghiên cứu, phân tích đúng đắn sự thay đổi của thị trường để đưa ra kế hoạch đặt hàng phù hợp thì tình trạng thiếu hàng hóa vẫn sẽ tiếp tục diễn ra.

Dòng sở hữu

STT Biến quan sát Trung bình

Độ lệch chuẩn

1 Trách nhiệm đối với những rủi ro về hàng hóa,

tiền bạc,… được xác định rõ ràng. 4,00 ,684

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn hiện quản trị kênh phân phối các sản phẩm thiết bị điện panasonic của công ty cổ phần thiết bị điện phước thạnh tại thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)