Số ghế và tỷ lệ phiếu bầu trong cuộc bầu cử năm 2001

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 122 - 196)

Tên đảng phái chính trị Số ghế Tỉ lệ phiếu bầu Theo khu vực Theo danh sách Tổng số Đảng TRT 200 48 248 40.64% Đảng Dân chủ 97 31 128 26.58%

Quốc dân Thái 35 6 41 8,2%

Khát vọng mới 28 8 36 7.2% Dân tộc Phát triển 22 7 29 5,8% Dân chủ tự do 14 0 14 2.82% Đại chúng 02 0 02 1.25% Tổ quốc Thái 01 0 01 2.11% Hành động xã hội 01 0 01 0.20% Tổng số 400 100 500 85.89%

Nguồn: Báo Bangkok Post, ngày 07/01/2001 Chiến thắng của Đảng TRT cũng đồng nghĩa với sự thất bại của rất nhiều doanh nhân địa phương vốn ít khi vắng mặt trong các hạ viện trước đây. Có thể kể đến những cái tên cụ thể như gia đình Asavahame ở tỉnh Samut Prakan, Angkinan của tỉnh Phetchaburi, Moolasartsathorn của tỉnh Surin, Wongwan của tỉnh Lamphun, Lik của tỉnh Kamphaeng Phet, Lertnuwat của tỉnh Chiang Rai,…[11, tr.134]. Thậm chí người đứng đầu gia đình Asavahame, Thủ lĩnh đảng Rassadorn tuyên bố đầy bi quan: “Tôi sẽ “rửa tay gác kiếm” khỏi chính trị. Thời đại của

chúng ta đã kết thúc” [16, tr.541]. Sự thất bại đồng thời và liên tiếp của các gia đình

doanh nhân địa phương cũng chứng tỏ “nền chính trị tiền bạc” do các doanh nhân địa phương lũng đoạn đã cáo chung.

4.2.3. Hoạt động trong chính quyền

4.2.3.1. Tăng cường quyền lực trong hạ nghị viện

Với việc Đảng TRT có 40% số ghế trong hạ nghị viện, Thaksin Shinawatra đã hội đủ điều kiện để thành lập một chính phủ liên minh. Tuy nhiên, số lượng đại biểu của Đảng TRT trong hạ nghị viện chưa dừng lại ở đó. Ngay sau cuộc bầu cử, một đảng nhỏ là Seridham có 14 đại biểu quyết định sát nhập vào Đảng TRT. Đến

đầu năm 2002, đến lượt Khát vọng mới của cựu Thủ tướng Chavalit Yongchaiyudh quyết định giải tán và đưa 36 hạ nghị sĩ của mình trở thành người của Đảng TRT, giúp tổng số ghế trong hạ nghị viện của Đảng này lên đến 298/500 đại biểu, chiếm 59,6%. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử hạ nghị viện Thái Lan kể từ năm 1979, số lượng đại biểu của một đảng phái chính trị chiếm đa số tuyệt đối, đồng nghĩa với việc đảng đó có thể tự lập chính phủ mà khơng cần phải thơng qua liên minh với các đảng phái khác.

Tuy vậy, để bảo đảm duy trì quyền lực trong quốc hội, Thaksin Shinawatra tiếp tục tìm kiếm liên minh với các đảng phái chính trị khác. Đảng Quốc dân Thái với truyền thống ít khi vắng mặt tại các chính phủ trước đây đã đồng ý tham gia chính phủ liên minh của Đảng TRT. Thậm chí vào giữa năm 2004, một trong những phe nhóm chủ chốt của Đảng này là Buri Ram do doanh nhân Newwin Chidchorp dẫn đầu cũng gia nhập Đảng TRT với hơn 10 hạ nghị sĩ. Gần cuối năm 2004, một đảng nhỏ là Dân tộc Phát triển quyết định sát nhập vào Đảng TRT. Không chỉ nhắm vào các nghị sĩ của các đảng nhỏ, Đảng TRT cịn lơi kéo cả các đảng viên của Đảng Dân chủ. Một số đảng viên của Đảng này là đại biểu của khu vực phía Nam cũng tham gia Đảng TRT khi chính phủ tuyên bố triển khai một số dự án lớn ở khu vực này. Một cựu nghị sĩ Đảng Dân chủ sau này đã biện minh cho hành động gia nhập Đảng TRT của mình: “Trước khi tơi chuyển sang đảng mới, tơi đã nói với các hua khanaen (đầu

nậu phiếu bầu) và những nhân vật chủ chốt trong chính phủ. Mọi người đều đồng ý… nếu tơi ở phe đối lập thì rất khó để có kinh phí hoạt động" [20, tr.371].

Với sự tham gia của một số nghị sĩ Đảng Quốc dân Thái và Đảng Dân chủ cùng sự sát nhập của Đảng Chat Pattana, tính đến cuối năm 2004, Đảng TRT đã có 319/500 ghế trong hạ nghị viện (so với 248 ghế thắng cử), Đảng Quốc dân Thái chỉ còn 27 ghế (so với 41 ghế có được sau bầu cử) và Đảng Dân chủ đối lập giảm xuống còn 110 ghế (so với 128 ghế ban đầu) [20, tr.371]. Sự thắng thế này đã giúp Đảng TRT tạo ra được nền tảng bền vững cho chính phủ trong suốt nhiệm kỳ.

4.2.3.2. Bố trí nhân sự trong nội các

Cùng với việc xây dựng liên minh vững chắc trong hạ nghị viện, Thủ tướng Thaksin cũng tính tốn, sắp xếp nhân sự cho nội các của mình. Với 36 ghế trong nội các 14 bộ, Thaksin sẽ phải tìm cách bảo đảm sự tham gia một cách hợp lý và

tương xứng của các phe nhóm trong Đảng (Wang Nam Yen, Wang Bua Barn, Wang Nam Yom, đảng viên cũ trong Seridham) cũng như hai đảng trong liên minh (Đảng Quốc dân Thái và Đảng Khát vọng mới), đồng thời phải làm sao để các vị trí chủ chốt khác do thân hữu của mình nắm giữ. Nhằm giải quyết vấn đề này, Thaksin đã có sự bố trí tương đối hợp lý theo nguyên tắc mỗi một đảng trong liên minh sẽ có hai chức danh bộ trưởng trở lên, số lượng còn lại sẽ thuộc về Đảng TRT [22].

Trong nội bộ Đảng, Thủ tướng Thaksin giao cho thân hữu những vị trí trọng yếu. Cụ thể là, chức Bộ trưởng Tài chính được giao cho Somkid Jatusripitak, người được coi là kiến trúc sư trưởng cho cương lĩnh chính trị của Thaksin. Vị trí Bộ trưởng Nội vụ đầy quyền lực được trao cho Purachai Piumsompun, sáng lập viên của Đảng TRT đồng thời là bạn học trong Học viện Cảnh sát với Thaksin năm 1972 [77, tr.17]. Vị trí Bộ trưởng Ngoại giao được dành cho Surakiart Sathirathai. Surapong Suepwonglee, một cựu sinh viên trường y cũng đồng thời là sáng lập viên Đảng TRT, được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Thông tin Liên lạc và Công nghệ trong khi Prommin Lertsuridej, một quan chức lâu năm trong Tập đoàn Shin, giữ chức Bộ trưởng Năng lượng.

Đối với các phe nhóm trong Đảng, Thaksin cũng có sự bố trí tương đối hợp lý. Với nhóm Wang Nam Yen của Snoh Thienthong, ngồi Pitak Intrawityanunt giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ, hai đại diện khác là Shucheep Hansaward và Sora-at Klinpatoom cũng lần lượt được bổ nhiệm Bộ trưởng Nông nghiệp và Hợp tác. Trong đợt cải tổ nội các tháng 10 năm 2002, vợ của Snoh Thienthong là Uraiwan Thienthong giữ chức Bộ trưởng Văn hóa và một thành viên khác của nhóm này là Watana Muangsook trở thành Thứ trưởng Bộ Thương mại.

Đối với nhóm Wang Bua Ban, Thủ lĩnh Somsak Thepsuthin được bổ nhiệm giữ vị trí Bộ trưởng Văn phịng Thủ tướng và sau này lần lượt giữ các chức vụ Bộ trưởng Công nghiệp rồi Bộ trưởng Nông nghiệp và Phó Thủ tướng Chính phủ; Anurak Chureemas trở thành Bộ trưởng Phát triển xã hội và An sinh trong đợt cải tổ nội các tháng 10 năm 2002; Suwat Liptapanlop giữ chức Bộ trưởng Lao động và tháng 6 năm 2004 được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng Chính phủ.

Với các đảng trong liên minh, Thaksin bố trí lần lượt cựu thủ tướng Chavalit Yongchaiyudh của Đảng Khát vọng mới giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phịng. Riêng các đảng phái trong chính phủ liên minh đều có hai đại diện giữ chức bộ trưởng. Đảng Quốc dân Thái được cấp cho hai vị trí Bộ trưởng Lao động và Bộ Khoa học và Cơng nghệ, trong đó Bộ trưởng Lao động về tay Dej Boonlong, đương kim Chủ tịch hai tập đoàn Dệt Thái Lan và Dệt Teijin. Trong khi đó, Wanmuhamadnoor Matha giữ chức Bộ trưởng Giao thông. Đối với Đảng Dân tộc Phát triển, khi các đại biểu hạ nghị viện sát nhập vào Đảng TRT vào năm 2004, họ được bổ sung hai đại biểu giữ chức bộ trưởng trong chính phủ.16

Ngồi ra, một số trùm tài phiệt khác trong Đảng TRT cũng góp mặt trong nội các như: Tỉ phú viễn thông Adisai Potaramik của Tập đoàn quốc tế Jasmine giữ chức Bộ trưởng Thương mại; tỉ phú viễn thông Pracha Maleenon, Chủ tịch Tập đồn giải trí BEC giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ; tỉ phú Suriya Juengrungraunkig, người đứng đầu một trong những tập đồn bán lẻ linh kiện ơ tơ lớn nhất Thái Lan giữ chức Bộ trưởng Công nghiệp (Xem thêm Phụ lục 3).

Trong nhiệm kỳ thứ nhất, Thaksin tiến hành chín lần thay đổi nhân sự với hai đợt thay đổi nhiều nhất là vào tháng 10 năm 2002 và vào năm 2003. Nhìn chung nhân sự trong nội các ít có biến động, đa số các vị trí được chuyển từ bộ này sang bộ khác. Các phe nhóm trong Đảng TRT và các đảng phái tham gia trong liên minh đều có đại diện nhân sự hợp lý. Trong nội các không xảy ra những mâu thuẫn lớn giữa các thành viên để dẫn đến việc chính phủ bị giải tán.

Việc Thaksin tiếp tục tìm kiếm các đảng phái để thành lập chính phủ liên minh là nhằm bảo đảm ông sau này không phải đối mặt với bất kỳ cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm nào theo quy định của Hiến pháp. Với sự tham gia của các đảng Quốc dân Thái, Khát vọng mới và sau này là Đảng Dân tộc Phát triển, chính phủ thực sự có được chỗ dựa vững chắc trong hạ nghị viện để theo đuổi các chính sách đã đề ra. Bên cạnh đó, việc bố trí nhân sự trong nội các cũng thể hiện tính chất thân hữu và phân chia lợi ích rõ rệt giữa các phe phái trong Đảng TRT và với các đảng phái liên minh.

4.2.3.3. Điều hành phát triển kinh tế

Tư duy kinh tế của Thaksin Shinawatra và Đảng TRT được hình thành với sự trợ giúp của Somkid Jatusripitak cùng một số cố vấn cao cấp của Đảng TRT và có rất nhiều điểm khác biệt với tư duy kinh tế hiện tại của Thái Lan. Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh Chính phủ đang phải giải quyết những hậu quả tồi tệ của cuộc khủng hoảng năm 1997, Thái Lan cần phải xác định lại hướng đi mới. Cụ thể là, trong quá trình phát triển vừa rồi, nền kinh tế Thái Lan theo định hướng xuất khẩu và đã phụ thuộc mạnh mẽ vào các nguồn lực từ nước ngồi, trong đó có nguồn đầu tư trực tiếp. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng năm 1997. Vì vậy, đã đến lúc phải thay đổi để tránh bị rơi vào một cuộc khủng hoảng tương tự. Sự thay đổi chính là tăng cường nhu cầu tiêu thụ ở trong nước và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ cho nhu cầu này. Định hướng mới này sẽ giúp phát triển nguồn lao động có kỹ thuật khổng lồ ở các địa phương cũng như sử dụng vốn và các tài sản khác, như Thủ tướng Thaksin đã đúc kết:

Việc kích thích nền kinh tế trong nước từ cấp cơ sở sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của quốc gia, từ đó cho phép Thái Lan cạnh tranh được trong thị trường toàn cầu ngày càng phát triển của thế kỷ 21. … Tăng cường năng lực trong nước đòi hỏi phải tăng cường cả hai lĩnh vực kinh doanh và kinh tế cơ sở. Khu vực tư nhân phải được khuyến khích để phát huy tối đa tiềm năng, … nguyên tắc cơ bản là ưu tiên cho khu vực tư nhân và cơ sở để phát triển tương hỗ nhau [80].

Quan điểm nêu trên cũng như căn cứ vào các chương trình, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của chính phủ, nhiều nhà nghiên cứu đã gọi là Thaksinomics

(nền kinh tế kiểu Thaksin). Kiểu kinh tế này có một số đặc trưng và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau.

Giai đoạn thứ nhất nhắm vào đối tượng là nông dân, người thu nhập trung bình trở xuống ở khu vực thành thị và cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngay sau khi nắm quyền, Thủ tướng Thaksin đã đề xuất thực hiện một loạt các chính sách hướng về vùng nơng thơn và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trước tiên, Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác nơng nghiệp thực hiện ngay chương trình hỗn nợ cho nông dân.

Cũng ngay trong năm đầu, để khuyến khích người Thái làm ăn nhiều hơn, chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Tiết kiệm Chính phủ giải ngân cho dự án Quỹ 1 triệu baht (tương đương 24.000USD) cho mỗi làng, trong đó lãi suất cho vay được tính ở mức 4%/năm.17

Bước sang năm thứ hai, Ngân hàng này được lệnh cấp vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngồi ra, các thể chế tài chính khác cũng được lệnh vào cuộc. Ví dụ, Ngân hàng Nơng nghiệp và Hợp tác nông nghiệp được chỉ đạo cho vay đối với dự án “Mỗi làng một sản phẩm” của Chính phủ, Ngân hàn nhà nước tạo điều kiện cho các công ty địa ốc cũng như khách hàng của họ tiếp cận nguồn vốn để vay và phát triển quỹ nhà đất. Đến năm thứ ba nắm quyền, Thủ tướng Thaksin chỉ đạo mở rộng các hoạt động cho vay khác, chủ yếu hướng đến tiêu dùng nội địa. Ví dụ như thực hiện chương trình bảo hiểm nhân thọ cho người nghèo, cho sinh viên mua xe đạp, học bổng cho sinh viên đại học, cho các hộ nghèo vay mua tivi và máy tính giá rẻ, cho lái xe mua ơ tơ giá rẻ để có cơ hội hợp tác với các hãng taxi, v.v…

Ngồi ra, những người sống mức trung bình ở thành thị và doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có cơ hội hưởng lợi từ các chương trình trợ giúp của chính phủ. Từ năm 2002, người bán hàng rong trên phố được tiếp cận với nguồn vay 30.000baht/ trường hợp từ Ngân hàng Tiết kiệm Chính phủ. Trong một năm, đã có 10 tỉ baht được giải ngân. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, Ngân hàng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập. Mục tiêu lập ngân hàng này nhằm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn ưu đãi để tập trung mở rộng sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm, tạo sự cạnh tranh trên thị trường.

Giai đoạn thứ hai của Chính sách kinh tế Thaksin là chương trình tạo vốn. Ở nội dung này, Thaksin rất quan tâm đến một lý thuyết của nhà kinh tế học người Peru, Hernando De Soto, rằng các nước ngồi phương Tây bị nghèo đói truyền kiếp là vì họ khơng thể thiết lập quyền sở hữu cần thiết để chuyển đổi tài sản thành vốn [1, tr.10-21]. Vì vậy, Chính phủ Thaksin đưa ra hàng loạt kế hoạch để chuyển đổi một số hình thức có điều kiện của quyền sử dụng đất để nó có thể được chấp nhận

17 Trả lời phỏng vấn trên kênh Arirang, Hàn Quốc vào tháng 11 năm 2013, Cựu Thủ tướng Thaksin

giải thích thêm rằng, đây khơng phải là quỹ vi tín dụng mà là một loại quỹ do dân trong làng bầu ra một Ban quản lý để điều hành việc cho vay, thu nợ đối với những nông dân thực sự cần vốn để phát triển sản xuất.

như điều khoản thế chấp vay vốn. Ngồi ra, Chính phủ cũng xây dựng kế hoạch đưa hoạt động kinh tế ngầm, bất hợp pháp (như xổ số ngầm, kinh doanh tình dục và giải trí) vào quỹ đạo của nền kinh tế và ước tính sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thêm 2%/năm.18

Từ hai khoản vốn này, Robert Looney đã tính tốn rằng, trong vịng từ sáu đến bảy năm, Chương trình này sẽ giúp tạo ra 10 tỉ USD từ bất động sản chết và 10 đến 15 tỉ USD từ hoạt động kinh tế ngầm [44, tr.7].

Bảng 4.3: Danh mục các dự án cơ sở hạ tầng dự kiến triển khai trong giai đoạn cầm quyền của Thủ tƣớng Thaksin

TT Tên dự án Thời gian

thực hiện

Số tiền (triệu Baht)

1. Dự án thành phố mới Nakkhon Nayok 2004-2012 100.000

2. Đường sắt trên cao Khlong Prapa 2005- 20.000

3. Cầu Laem Pak Bia bắc qua Vịnh Thái Lan 2005-2008 56.000

4. Dự án giao thông Bangkok (xe điện ngầm và trên cao) 2004-2009 397.800

5. Dự án mở rộng đường sắt cao tốc 2004-2009 400.000

6. Dự án đường cao tốc, đường vành đai 2004-2009 44.278

7. Các dự án kênh đào và đường sông (11 dự án) 2004-2005 7.899

8. Dự án các cầu bắc qua sông Chao Phraya (04 dự án) 2004-2005 11.060

9. Dự án đường xe máy (10 dự án) 2006-2010 118.553

Nguồn: [59, tr.128]

Giai đoạn thứ ba của Thaksinomics là tập trung phát triển toàn diện cơ sở hạ tầng. Điều này tưởng chừng là một thách thức lớn vì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng còn rất “ốm yếu” sau cuộc khủng hoảng trong khi nhà đầu tư quốc tế không mấy mặn mà với các dự án lớn của Thái Lan. Tuy vậy, chính phủ vẫn quyết tâm thực hiện. Một chương trình chi tiêu lớn của chính phủ nhằm đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 122 - 196)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)