Mối tương quan giữa các lực lượng chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 63 - 66)

Chương 2 : KHÁI QUÁT VỀ NỀN CHÍNH TRỊ THÁI LAN HIỆN ĐẠI

2.4. Các lực lượng chủ yếu trong nền chính trị Thái Lan

2.4.5. Mối tương quan giữa các lực lượng chính trị

Nền chính trị từ năm 1932 đến năm 2014 về cơ bản trải quan hai giai đoạn chính là chính thể quan liêu và dân chủ tuyển cử. Mỗi giai đoạn đều có sự hiện diện của một lực lượng chính trị nắm quyền cao nhất và có chia sẻ với một hoặc một vài lực lượng chính trị khác. Vì lẽ đó, mối tương quan giữa các lực lượng trong mỗi giai đoạn cũng khác nhau.

Ở Chính thể quan liêu, giới tướng lĩnh quân đội là lực lượng nắm quyền lực chính trị cao nhất. Như tại bất cứ quốc gia nào, các tướng lĩnh quân đội Thái Lan xuất thân từ một tổ chức vũ trang, thường trực và chuyên nghiệp của nhà nước, được nhà nước thành lập ra để bảo vệ chế độ, bảo vệ tổ quốc. Khác với giới tướng lĩnh quân đội Nhật Bản trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, những người nắm quyền chính trị thơng qua trào lưu tư tưởng chính trị là chủ nghĩa quân phiệt và dựa trên sự lớn mạnh của nền quân sự và các cuộc chinh phạt, các tướng lĩnh Thái Lan nắm quyền dựa vào sức mạnh từ cơng cụ bạo lực, tính kỷ luật và nhất là sự yếu kém của các lực lượng chính trị khác. Con đường đến với quyền lực của họ là can thiệp và lật đổ. Họ có thể lật đổ các chính quyền dân sự hợp pháp và cũng có thể lật đổ các chính quyền qn sự của phe phái khác trong quân đội.

Lật đổ một chế độ chính trị bằng bạo lực hay xóa bỏ nền dân chủ bằng đảo chính có thể thực hiện được nhưng để duy trì tính chính danh cũng như sự tồn tại của chính quyền qn sự thì một mình các tướng lĩnh khơng làm được. Họ phải tìm đến sự hỗ trợ của các lực lượng chính trị khác. Trước hết là hồng gia, cụ thể là

quốc vương Bhumibol Adulyadej, và thứ đến là giới quan liêu. Sau mỗi cuộc đảo chính thành cơng, Quốc vương lại ân xá cho hành động của các tướng lĩnh nổi loạn, một hành động chính trị ám chỉ sự cơng nhận tính hợp pháp của nhóm đảo chính. Hành động của quốc vương đương nhiên có thể hiểu được vì nhờ qn đội, hồng gia mới được khôi phục vững chắc như ngày nay. Bên cạnh đó, về lý luận, một trong những mục tiêu của quân đội hồng gia Thái Lan là bảo vệ đất nước, tơn giáo và quốc vương. Việc công nhận hành động của quân đội cũng đồng nghĩa với việc thừa nhận người bảo vệ thực sự của mình. Có thể nói, sự liên kết giữa nhà vua và giới tướng lĩnh cầm quyền Thái Lan được hình thành qua một quá trình lâu dài và chặt chẽ. Nó như một sự tất yếu, mang tính sống cịn cho cả hai trong mỗi bối cảnh chính trị khác nhau của đất nước.

Có được tính chính danh và sự ủng hộ của Hoàng gia, các tướng lĩnh quân đội lãnh thêm nhiệm vụ mới là điều hành đất nước. Mặc dù họ có thể bổ nhiệm các sĩ quan làm người đứng đầu các bộ, các công ty nhà nước song khơng có nghĩa là sự lãnh đạo tồn diện đó đảm bảo cho họ sự vững mạnh về chính trị. Vì việc quản lý xã hội hiện đại khác xa với chỉ huy trên thao trường cho nên cần phải có lực lượng tin cậy để hỗ trợ và thậm chí làm thay cho họ. Ở mặt này, khơng có lực lượng nào ngoài tầng lớp quan lại đáp ứng được yêu cầu đó. Với kinh nghiệm thực tế, kết hợp với vị trí trong chính quyền được tích lũy qua nhiều thế kỷ, giới quan liêu chấp nhận phục tùng các tướng lĩnh quân đội. Đổi lại, họ nhận được quyền lực thứ cấp, được tham gia quản lý xã hội từ cấp trung ương xuống địa phương. Đặc điểm này, như đã phân tích ở trên, tạo thành một cấu trúc chính trị khá khác biệt của Thái Lan trong Chính thể quan liêu: Nhà vua trị vì, quân đội lãnh đạo, quan lại quản lý và các tầng lớp khác phục tùng và cung phụng.

Khác với những đặc điểm trong chính thể quan liêu, khi nền dân chủ tuyển cử được hình thành. Mọi tổ chức, cá nhân, phe nhóm, lực lượng đều tham gia chính trị một cách bình đẳng. Con đường nắm quyền lực chính trị là thơng qua bầu cử tự do và hịa bình. Về lý thuyết, trong nền dân chủ, quyền lực là của nhân dân cho nên tổ chức, cá nhân nào mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn thì sẽ được nhân dân quyết định chọn lựa qua bầu cử. Tuy nhiên, trong thực tế, lực lượng, cá nhân nào

bền bỉ có tài lực và mạng lưới ủng hộ vượt trội và rộng khắp sẽ giành chiến thắng. Ở Thái Lan, doanh nhân là lực lượng có đủ tiềm lực, động cơ và năng lực chính trị đáp ứng được yêu cầu đó. Khác với giới tướng lĩnh quân đội, giới doanh nhân tập hợp nhau lại bằng lợi ích của bản thân, họ sử dụng đảng phái chính trị làm bình phong, sử dụng tiền bạc và các mồi nhử lợi ích để tìm kiếm sự ủng hộ và họ nắm quyền lực chính trị bằng con đường hịa bình. Khi đã có được quyền lực, doanh nhân cố gắng khuyếch đại tầm ảnh hưởng của mình trong nền chính trị đó. Họ lấy nguyên tắc cai trị bằng pháp luật làm kim chỉ nam trong xử lý các mối quan hệ với các lực lượng chính trị khác. Họ xây dựng quy tắc “đúng người đúng việc” trong Hiến pháp. Theo đó, Quốc vương giữ đúng vai trị là người trị vì đất nước, các lực lượng quân đội bị cấm hoạt động ngồi doanh trại; các tướng lĩnh, sĩ quan khơng được tham gia ứng cử vào các cơ quan cơng quyền. Họ cũng tìm cách giảm vai trị của giới quan liêu thông qua các cuộc cải tổ, tái cấu trúc nhằm sắp xếp lại bộ máy hành chính. Mục đích như tun bố là tấn cơng vào sự trì trệ của nền hành chính như thực chất là loại bỏ dần vai trò của giới quan lại vốn ăn sâu, bám rễ trong nền chính trị Thái Lan.

Tuy vậy, những nỗ lực các lực lượng chính trị dân sự nói chung và giới doanh nhân là đại diện nói riêng đã khơng thủ tiêu vai trị của các lực lượng truyền thống ra khỏi đời sống chính trị Thái Lan. Ngược lại, giới tướng lĩnh quân đội, quan lại tiếp tục liên kết với nhau để tạo thành một mạng lưới mà Paul Chamber gọi là “các thế lực có quyền phủ quyết‟ [18]. Đây là một mạng lưới hệ thống có vẻ tồn tại ngoài các kiểm sốt của chế độ dân chủ. Một mặt, nó được biểu hiện trong hình hài cụ thể là Hội đồng cơ mật của Hoàng gia, là cơ quan thực hiện các ý chỉ của quốc vương; là hệ thống tòa án với cơ chế hoạt động phức tạp ln có những phán quyết chính trị mang tính chất bảo hồng. Mặt khác, nó thể hiện rõ ràng ở trong chính trị thường ngày khi các mệnh lệnh chính phủ dân sự đưa ra đôi khi không được các tướng lĩnh quân đội chấp hành hay thậm chí giới lãnh đạo qn đội ln tỏ rõ vị trí là người phán quyết trong các cuộc khủng hoảng chính trị. Đơi khi, tận dụng sự yếu kém của của một nền dân chủ còn mong manh, các tướng lĩnh quân đội không ngần ngại can thiệp thơ bạo vào nền chính trị.

Có thể nói, một nền dân chủ yếu kém và thực sự cịn rất non trẻ đã khơng đủ năng lực để kìm tỏa các thế lực chính trị truyền thống. Nó làm cho Thái Lan có một diện mạo chính trị đặc trưng của nhà nước quân chủ lập hiến với nền dân chủ non yếu. Trong nền chính trị đó, tồn tại song song nhiều lực lượng khác biệt về lợi ích và tư tưởng. Đó là quốc vương có vai trị như bậc quốc phụ, là qn đội chưa bao giờ từ bỏ tham vọng nắm quyền, là giới quan liêu đầy quyền biến, là giới doanh nhân, đại diện cho lực lượng dân chủ, ln đặt lợi ích bản thân lên hàng đầu. Những đặc điểm đó đã làm cho nền dân chủ của Thái Lan luôn ở trạng thái mong manh và bất kỳ lúc nào cũng có thể bị những thế lực truyền thống phủ quyết và đưa Thái Lan quay trở lại vịng chính trị luẩn quẩn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)