Thể chế và hệ thống chính trị Thái Lan qua các bản hiến pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 46 - 50)

Chương 2 : KHÁI QUÁT VỀ NỀN CHÍNH TRỊ THÁI LAN HIỆN ĐẠI

2.2. Thể chế và hệ thống chính trị Thái Lan qua các bản hiến pháp

Hiến pháp là đạo luật gốc của một quốc gia với những quy định về thể chế chính trị và những nguyên tắc cốt lõi tạo dựng lên mơ hình, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền. Đối với Thái Lan, từ sau năm 1932 cho đến nay (2016), đã có 19 bản hiến pháp khác nhau. Số lượng hiến pháp được ban hành nhiều như vậy trong thời gian hơn 80 năm cũng cho thấy tính chất bất ổn trong nền chính trị của quốc gia này. Để hiểu rõ về thể chế chính trị Thái Lan, chúng ta cần quay trở lại nắm những nội dung cốt lõi của các bản hiến pháp được ban hành. Mặc dù nền chính trị dân chủ tuyển cử được hình thành từ năm 1988 nhưng những cơ sở pháp lý quan trọng của nó thì đã có từ trước đó 10 năm khi hiến pháp năm 1978 được ban hành. Sau đó lần lượt là các hiến pháp dân chủ 1991 và 1997. Qua mỗi bản hiến pháp, tính chất dân chủ tuyển cử được củng cố vững chắc hơn, hệ thống chính quyền cũng có sự chế ước và cân bằng hơn và vai trò của các lực lượng dân sự, nhất là giới doanh nhân được phát huy cao độ hơn trong nền chính trị.

2.2.1. Hiến pháp 1978

Hiến pháp 1978 được coi là cơ sở quan trọng để hình thành các quy tắc vận động của nền chính trị dân chủ tuyển cử. Theo đó, về thể chế chính trị, Thái Lan là quốc gia có nền quân chủ lập hiến với quốc vương là nguyên thủ. Về cơ cấu bộ máy nhà nước trung ương, có ba cơ quan quyền lực là quốc hội nắm giữ quyền lập pháp, hội đồng bộ trưởng (chính phủ) giữ quyền hành pháp và tòa án giữ quyền tư pháp.

Trong đó, Quốc hội là cơ quan lập pháp tối cao gồm hai viện, hạ nghị viện được thành lập qua chế độ dân bầu và thượng nghị viện có các thành viên được (quốc vương) chỉ định trên cơ sở đề nghị của thủ tướng. Số lượng thành viên của thượng nghị viện không quá hai phần ba số lượng thành viên của hạ nghị viện. Chính phủ là cơ quan hành pháp được hạ nghị viện thành lập. Thủ tướng chính phủ là người đứng đầu chính phủ, có quyền đề cử danh sách nghị sĩ để quốc vương phê chuẩn thành lập thượng nghị viện.

Trong mối quan hệ giữa các cơ quan này, hạ nghị viện có quyền lập pháp song họ cũng bị giới hạn quyền lực đó vì thượng nghị viện có thể ngăn cản các dự thảo luật của hạ nghị viện liên quan tới an ninh quốc gia, kinh tế và ngân sách. Bên cạnh đó, việc chế ước và đối trọng lẫn nhau giữa các cơ quan quyền lực đã được hình thành đó là hạ nghị viện là cơ quan lập ra chính phủ và cũng có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ. Trong khi đó, thủ tướng cũng có quyền giải tán Quốc hội.

2.2.2. Hiến pháp 1991

Bản Hiến pháp 1978 tồn tại đến năm 1991 thì bị nhóm đảo chính xóa bỏ. Nhận thấy khơng thể đảo ngược của q trình dân chủ, các tướng lĩnh đảo chính cùng với các lực lượng chính trị khác đã tiến hành xây dựng gấp rút một bản hiến pháp mới với mục tiêu là trả lại quyền lực cho nhân dân đồng thời vẫn có những quy định bảo đảm vai trò của quân đội trong nền chính trị. Chính vì vậy, Hiến pháp 1991 có rất nhiều điểm tương tự so với Hiến pháp 1978. Cả hai cùng có 11 chương và các điều khoản chuyển tiếp. Tiêu đề các chương cũng có ít sự khác biệt và tỷ lệ giống nhau trong điều khoản chuyển tiếp giữa hai bản hiến pháp cũng rất cao [49, tr.275-6].

Tuy vậy, vẫn có một số điểm mới trong Hiến pháp 1991 so với Hiến pháp 1978. Ví dụ, đối với thượng nghị viện, theo Điều 94, thủ tướng là người có thực quyền đề xuất danh sách thượng nghị viện để nhà vua phê chuẩn. Đối với hạ nghị viện, Điều 163 và Điều 166 quy định thủ tướng buộc phải là hạ nghị sĩ và các bộ trưởng dù có thể khơng cần thiết phải là hạ nghị sĩ nhưng cũng không được là quan chức hoặc sĩ quan quân đội [78]. Việc đưa quy định này vào nhằm bác bỏ khả năng các cá nhân không qua bầu cử (thường là các tướng lĩnh quân đội như Kriangsak, Prem hay Suchinda trước đây) lên nắm quyền. Điều đó cũng có nghĩa là củng cố

thêm vai trị của các đảng phái chính trị và hạ nghị viện trong việc thành lập chính phủ. Một điểm mới khác là Hiến pháp đã cụ thể hóa thêm một bước việc chế ước giữa cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp thông qua nguyên tắc bỏ phiếu tín nhiệm. Cụ thể là, theo Điều 156, chỉ cần tập hợp một phần năm tổng số hạ nghị sĩ là có thể đề nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm bộ trưởng hay nội các. Nếu như nghị quyết bất tín nhiệm khơng được thơng qua thì số nghị sĩ này cũng khơng được quyền đề xuất bỏ phiếu tín nhiệm bộ trưởng hay nội các của lần sau.

Vậy là, Hiến pháp 1991 đã trao quyền hành rất lớn cho cơ quan lập pháp, cụ thể là hạ nghị viện. Với vai trò là cơ quan dân cử trực tiếp, hạ nghị viện trở thành cơ quan quyền lực nhà nước có tính chất dân sự, có quyền lực lớn trong thành lập và miễn nhiệm nội các chính phủ.

2.2.3. Hiến pháp 1997

Chỉ trong một thời gian ngắn được ban hành, Hiến pháp 1991 đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, trong đó có việc khơng lường hết được những tác động tiêu cực của giới doanh nhân khi tham gia chính trị như được trình bày chi tiết ở mục 3.3 của Luận án này. Để khắc phục triệt để các tồn tại trong hoạt động của đảng phái và cơ quan nhà nước, từ năm 1994, trên chính trường Thái Lan xuất hiện một tập hợp gồm đại diện các doanh nhân cấp quốc gia, nhà khoa học chính trị, quan chức cao cấp và nhà hoạt động xã hội tự do ấp ủ hoàn thiện một dự thảo hiến pháp mới nhằm nâng cao chất lượng các chính trị gia, tạo ra các chính phủ ổn định hơn, và tăng cường sự tham gia của người dân [58, tr.3]. Tháng 8 năm 1997, Hiến pháp mới được ban hành với những cải cách quan trọng .

Về hệ thống chính quyền, Hiến pháp 1997 vẫn giữ mơ hình Quốc hội lưỡng viện, trong đó lần đầu tiên thượng nghị viện cũng là cơ quan dân cử thay vì được hình thành do chỉ định trước đây. Thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ sau năm và phải đáp ứng yêu cầu không là đảng viên của bất cứ đảng phái nào. Thượng nghị viện chỉ có thể sửa đổi hoặc chấp thuận một phần của pháp luật xây dựng pháp luật. Thượng nghị viện cũng có những quyền lực lớn như nếu hai phần ba thượng nghị sĩ bỏ phiếu tán thành thì có thể bác bỏ quyền phủ quyết của hoàng gia. Ngoài ra, thủ tướng khơng có quyền giải tán thượng nghị viện.

Trong khi đó, vai trị của hạ nghị viện đã bị giảm bớt đáng kể. Để tránh tình trạng trao quá nhiều quyền cho hạ nghị viện dẫn đến tác động gây bất ổn trong chính phủ, Hiến pháp 1997 trao quyền lớn hơn cho thủ tướng chính phủ, làm cho quốc hội khó kiểm sốt chính phủ và qua đó giúp chính phủ ổn định hơn. Cụ thể như sau:

Một là, một khi đã trở thành bộ trưởng trong chính phủ thì hạ nghị sĩ phải từ chức. Lý do được đưa ra là bộ trưởng phải là người có trách nhiệm cá nhân cao độ và gắn với trách nhiệm tập thể của nội các, nếu bị cách chức họ sẽ trở lạ là “dân thường”. Điều này cũng có nghĩa là thủ tướng sẽ có quyền lực lớn hơn trong việc kiểm soát các thành viên của nội các.

Hai là, theo Điều 185, số hạ nghị sĩ phải đạt hai phần năm tổng số hạ nghị sĩ mới có quyền đề xuất cuộc tranh luận chung giữa thượng nghị viện và hạ nghị viện để thơng qua việc bỏ phiếu bất tín nhiệm thủ tướng [79, 1997]. Nếu cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm khơng được thơng qua, các hạ nghị sĩ đề xuất sẽ mất quyền đề xuất bỏ phiếu bất tín nhiệm thủ tướng trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ.

Ba là, thủ tướng có thể phần nào yên tâm với sự “trung thành” của các thành viên trong Đảng vì theo Hiến pháp, trong trường hợp thủ tướng quyết định giải tán Hạ nghị viện thì cuộc bầu cử phải tổ chức sau đó từ 45 đến 60 ngày. Như vậy là, các thành viên trong đảng của thủ tướng dù có bỏ sang đảng khác cũng khơng thể tranh cử ở kỳ bầu cử này vì trong Điều 107 quy định ứng cử viên muốn tranh cử phải có tư cách đảng viên của đảng phái tranh cử từ 90 ngày trở lên.

Ngoài các quy định trên, Hiến pháp cũng thành lập các cơ quan độc lập như Tòa án hiến pháp, Ủy ban Bầu cử, Ủy ban Nhân quyền quốc gia, Ủy ban Chống tham nhũng, Ủy ban Kiểm toán nhà nước. Các cơ quan này đều được trao một số quyền hạn nhất định để bảo đảm các hoạt động chính trị được thực hiện đúng quy định chống lại gian lận trong bầu cử, vi phạm nhân quyền, tham nhũng trong hoạt động chính trị đảng phái và hoạt động của chính quyền.

Như vậy, Hiến pháp 1997 được coi là một dấu mốc lớn trong việc thúc đẩy dân chủ và tăng cường ổn định chính trị, khuyến khích sự phát triển của các đảng phái chính trị và tập trung xây dựng một chính phủ ổn định hơn. Tuy nhiên, Hiến pháp cịn làm dấy lên nhiều hồi nghi vì đã trao quyền lực lớn cho thủ tướng. Bên cạnh đó, mục tiêu tạo ra một chính phủ mạnh mẽ có thể dẫn đến sự chuyên chế của

đa số, tức là một đảng phái nắm đa số tuyệt đối trong Hạ nghị viện sẽ phá hủy nguyên tắc chế ước và đối trọng giữa ngành lập pháp và hành pháp. Thực tế sau này cho thấy, Hiến pháp 1997 quá chú trọng vào ổn định chính trị mà không đưa ra những chế tài để hạn chế quyền lực của thủ tướng một khi đảng phái của ông ta kiểm soát số lượng ghế quá bán trong hạ nghị viện.

Có thể nói, nếu khơng tính bản Hiến pháp tạm thời của nhóm đảo chính năm 1991 thì chỉ trong vòng sáu năm, Thái Lan đã hai lần thay đổi hiến pháp. Điều đó cho thấy các quy định của hiến pháp trước đã không lường hết được những diễn biến chính trị quan trọng của đất nước. Được xây dựng trên nền tảng của Hiến pháp 1991, Hiến pháp 1997 đã có bước tiến lớn. Khi tạo cho người dân quyền lực chính trị lớn hơn. Nguyên tắc cai trị bằng luật pháp được củng cố, quyền lực của các cơ quan trong hệ thống có tính chất rạch rịi hơn. Khung pháp lý quan trọng này đã tác động rất lớn đến đường lối hoạt động của các lực lượng chính trị nói chung cũng như giới doanh nhân nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)