Nền chính trị dân chủ tuyển cử (1988-2014)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 41 - 46)

Chương 2 : KHÁI QUÁT VỀ NỀN CHÍNH TRỊ THÁI LAN HIỆN ĐẠI

2.1. Tiến trình chính trị Thái Lan (1932 2014)

2.1.3. Nền chính trị dân chủ tuyển cử (1988-2014)

2.1.3.1. Mâu thuẫn giữa các tướng lĩnh và chính trị gia

Bước vào cuối thập kỷ 1980, nền kinh tế - xã hội Thái Lan có nhiều thay đổi, kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, số lượng doanh nhân thành đạt ngày càng nhiều và tỷ lệ thuận với đó là việc họ tích cực tham gia vào đời sống chính trị. Kết quả của tổng tuyển cử Hạ nghị viện năm 1988 cho thấy các đảng phái chính trị dân cử giành thắng lợi lớn và họ khơng chấp nhận sự có mặt của lực lượng quân sự cũng như giới quan liêu trong chính trường nữa. Với kết quả bầu cử như trên, làn sóng địi loại bỏ giới quan liêu và quân đội ra khỏi chính phủ tăng lên mạnh mẽ. Dưới áp lực trên, Thủ tướng Prem tuyên bố không tiếp tục nắm quyền thêm nhiệm kỳ nữa. Với việc tướng Prem ra đi, sợi dây trói cuối cùng của nền dân chủ bị cởi bỏ, tạo điều kiện cho việc thành lập một chính phủ dân cử đúng nghĩa. Trên đà thắng lợi đó, Đảng Quốc dân Thái (Chart Thai), đảng giành nhiều ghế nhất hạ viện đã liên kết với các đảng khác thành lập chính phủ và bầu Chatichai Choonhavan, một doanh nhân và là thủ lĩnh Đảng Quốc dân Thái làm thủ tướng. Sự kiện này cũng đồng nghĩa với việc khai sinh nền dân chủ tuyển cử.

Tuy nhiên, giai đoạn đầu tiên của nền dân chủ cũng chứng kiến sự mâu thuẫn về lợi ích giữa chính phủ với các tướng lĩnh quân đội, bắt đầu từ việc phân bổ các vị trí trong chính phủ. Chatichai là lãnh tụ của một đảng phái chính trị lớn đang nổi lên với đại diện là các doanh nhân rất có thế lực đến từ nhiều địa phương khác nhau. Ơng có trách nhiệm phải đảm bảo sự hài hòa về vị trí của các doanh nhân trong chính phủ của mình. Vì vậy, Thủ tướng Chatichai đã loại bỏ các ứng cử viên xuất thân từ quân đội khỏi các chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng, Ngoại giao và Nội vụ. Khơng chỉ có vậy, tính độc lập của quân đội đối với chính quyền bị đe dọa khi chính Thủ tướng vận động để bổ sung điều khoản trong Hiến pháp cho phép Thủ tướng được quyền bổ nhiệm, thăng hàm các tướng lĩnh cấp cao [88, tr.398]. Ngồi ra, Thủ tướng cịn tấn cơng trực tiếp vào những lợi ích của qn đội như cắt giảm chi tiêu quốc phòng trong các năm ngân sách 1989 và 1990; tổ chức kiểm toán việc

mua bán trang thiết bị trong quân đội và nhất là giảm bớt sự tham gia của quân đội vào các dự án phát triển kinh tế lớn của nhà nước. Những thay đổi đột ngột trong chính sách đối với quân đội so với trước kia là mầm mống của sự bất mãn từ các tướng lĩnh và họ chỉ chờ đợi thời cơ để ra tay hành động.

Trong giai đoạn cầm quyền của Thủ tướng Chatichai, nền kinh tế Thái Lan phát triển mạnh mẽ song đi cùng với đó là vấn nạn tham nhũng tràn lan trong giới quan chức chính quyền. Nguyên nhân chính là việc chính phủ tiến hành hàng loạt các dự án phát triển cơ sở hạ tầng cấp quốc gia với nhiều dự có số vốn lên đến hàng tỉ baht. Vốn đầu tư lớn nhưng sự quản lý lỏng lẻo của chính phủ và các cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp đã vơ hình chung tiếp tay cho tham nhũng. Những vụ bê bối chủ yếu xảy ra quanh việc các nhà thầu bỏ ra những khoản tiền lớn nhằm hối lộ các quan chức có thẩm quyền để được trúng thầu [60, tr.27].

Tháng 02 năm 1991, lấy cớ tình trạng tham nhũng đang tràn lan trong chính phủ, Tư lệnh lục quân, Đại tướng Suchinda Kraprayoon đã tiến hành cuộc đảo chính lật đổ thủ tướng Chatichai Choonhavan. Sau đó, lãnh đạo phe đảo chính cho tổ chức cuộc bầu cử tháng 02 năm 1992 nhằm chính thức hợp pháp hóa vị trí thủ tướng của Suchinda, người không hề được bầu vào Hạ nghị viện. Tuy vậy, phong trào dân chủ lên cao buộc Thủ tướng Suchinda phải từ chức. Sau sự kiện này, Nền chính trị Thái Lan quay trở lại chế độ tuyển cử tự do và dân chủ. Các chính phủ dân cử được thành lập và thay nhau nắm quyền, mở ra một khơng khí chính trị tương đối cởi mở tại đất nước này trong suốt thập kỷ 1990.

2.1.3.2. Những nội các “đoản thọ”

Từ tháng 9 năm 1992 đến tháng hết năm 1996, đã có ba cuộc bầu cử hạ nghị viện (vào các tháng 9/1992, 7/1995, 11/1996) được tổ chức với thắng lợi lần lượt của các đảng Dân chủ, Quốc dân Thái, Khát vọng mới (Khwam Wang Mai). Vì khơng đủ số ghế đa số tuyệt đối nên các đảng phái buộc phải liên minh với nhau để lập ra chính phủ đa đảng. Đáng tiếc là các chính phủ này hoạt động khơng hết một nhiệm kỳ. Tình trạng “đoản thọ” này bắt nguồn từ sự mâu thuẫn về lợi ích giữa các đảng trong chính phủ. Để điều hịa lại lợi ích giữa các đảng phái, các chính phủ liên minh liên tục tiến hành cải tổ nội các. Ví dụ, chính phủ Chuan Leekpai lần thứ nhất

có 6 đợt cải tổ, chính phủ Banharn có đến 10 lần thay đổi, và chính phủ Chuan Leekpai lần thứ hai có tới 21 đợt bố trí lại thành viên. Đến lượt mình, sự thay đổi nhân sự lại gây ra sự rối loạn trong hoạt động điều hành của chính phủ.

Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn, do tính chất thân hữu quá nặng nề cho nên các thủ tướng đã bố trí nhân sự khơng hợp lý, khơng đủ chun mơn vào các vị trí quản lý kinh tế. Điều này gây ra những sai lầm trong đề xuất và thực thi các chính sách vĩ mơ. Hệ quả là, sai lầm về chính sách kết hợp với sự lũng đoạn của các nhóm lợi ích đã góp phần đẩy nền kinh tế Thái Lan đến vực thẳm của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997.

2.1.3.3. Sự nổi lên của giới tư bản tài phiệt

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 trở thành bài học đắt giá để giới tinh hoa xem xét lại bản chất và những điểm hạn chế của hệ thống chính trị Thái Lan. Những sửa chữa và bổ khuyết đã nhanh chóng được thực hiện qua việc ban hành Hiến pháp 1997. Với luật chơi mới, hiện trạng chính trị Thái Lan có sự thay đổi đáng kể khi các đảng phái chính trị do doanh nhân địa phương nắm giữ dần dần suy giảm vai trị. Thay vào đó, xuất hiện các đảng phái mới do các trùm tư bản tài phiệt trực tiếp sáng lập và điều hành mang tham vọng thống lĩnh chính trường. Tiêu biểu nhất là Đảng TRT do tỷ phú viễn thông Thaksin Shinawatra thành lập năm 1998. Không giống với cách làm của những đảng phái khác, Đảng TRT đã xác định rõ ràng đối tượng cử tri để đề ra đường lối chính trị phù hợp nhằm tối đa hóa lá phiếu bầu. Với cương lĩnh chính trị mang màu sắc dân túy, sau ba năm thành lập, Đảng TRT đã khuếch trương thanh thế một cách đáng kể, nhất là ở khu vực nông thôn. Trong cuộc bầu cử tháng 1 năm 2001, Đảng TRT đã giành thắng lợi vang dội và được quyền thành lập chính phủ.

Sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Thaksin đã thực hiện một chương trình nghị sự có nhiều tham vọng như: Khơi phục nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng, thực hiện việc xóa đói giảm nghèo, từng bước tái cấu trúc lại nền chính trị theo tinh thần Hiến pháp 1997. Những thành tựu về khôi phục nền kinh tế và cải thiện đời sống của người dân đã giúp Đảng TRT tiếp tục giành thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử năm 2005. Tuy nhiên, với việc ban hành nhiều chính sách và áp dụng nhiều biện

pháp đụng chạm đến lợi ích của nhiều thế lực chính trị khác nhau, Thủ tướng Thaksin phải đối diện với sự chống đối lớn đến từ nhiều phía, trong đó có thể kể đến lực lượng quân đội, phái bảo hồng, các nhóm xã hội dân sự, tầng lớp trung lưu và các nhóm tư nhân có xung đột lợi ích với gia đình Thaksin [63, tr.144]. Những lực lượng này, tập hợp trong một phong trào có tên là Liên minh nhân dân vì dân chủ (PAD), tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình rầm rộ chống Thủ tướng. Tận dụng cơ hội này, giới tướng lĩnh quân đội đã nhanh chóng chớp cơ hội tiến hành đảo chính chớp nhống lật đổ Thủ tướng Thaksin. Biến cố này đã tạm khép lại giai đoạn nắm quyền của giới doanh nhân kéo dài trong nền chính trị Thái Lan suốt từ cuối thập kỷ 1980.

2.1.3.4. Nền chính trị “hậu Thaksin”

Sau cuộc đảo chính năm 2006 cho đến năm 2014, Thái Lan liên tục trải qua những bất ổn chính trị với nhiều lần khủng hoảng. Chỉ trong vòng chưa đầy tám năm, đã có thêm một cuộc đảo chính, hai bản hiến pháp được ban hành, ba cuộc bầu cử hạ viện, tám lượt thủ tướng nắm thực quyền và tạm quyền và hàng trăm cuộc tuần hành khổng lồ mang màu sắc chính trị. Nguyên nhân chính nằm ở mâu thuẫn giữa hai lực lượng, một bên là các thế lực ủng hộ Thủ tướng Thaksin và bên kia là giới quân đội, quan liêu và các thế lực bảo hoàng. Một bên sử dụng lá phiếu qua các cuộc bầu cử còn bên kia viện đến phán quyết của tịa án và thậm chí là qn đội để giành quyền lực.

Cụ thể là, trong thời gian đầu, các lực lượng ủng hộ Thaksin thông qua lá phiếu dân chủ đã liên tiếp đưa các chính phủ thân Thaksin lên nắm quyền. Cụ thể là, sau cuộc bầu cử tự do tổ chức tháng 12 năm 2007, Đảng Sức mạnh nhân dân (PPP), một biến thể khác của Đảng TRT4 giành thắng lợi và thủ lĩnh đảng này là Samak trở thành thủ tướng. Vì lẽ này, liên minh PAD tiếp tục mở các cuộc biểu tình chống đối, tạo cớ cho Tòa án Hiến pháp vào cuộc và cách chức Thủ tướng của ơng vì lý do khơng tương xứng. Đảng PPP cầm quyền lại tiếp tục bầu ông Somchai Wongsawat, đồng thời là em rể của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, làm thủ tướng mới. Điều này tạo cớ cho sự phe áo vàng xuống đường và khủng hoảng chính

4

Sau khi Đảng TRT bị giải tán, có gần 300 đảng viên là hạ nghị sĩ của đảng này sang “đầu quân” và góp phần giúp Đảng PPP giành thắng lợi trong cuộc bầu cử.

trị tiếp tục nổ ra. Lần này Tòa án Hiến pháp đi đến tận cùng vấn đề hơn khi phán quyết cấm các thành viên trong Ban chấp hành Đảng PPP, trong đó có thủ tướng Somchai, tham gia chính trị vì đã gian lận trong cuộc bầu cử năm 2007. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Thủ tướng Somchai chính thức bị cách chức.

Lực lượng ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin tạm thời thất bại trong cuộc bầu cử hạ nghị viện tháng 12 năm 2008 khi Đảng Dân chủ thắng cử. Tuy nhiên, những người ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin lại khơng chấp nhận điều đó. Họ cùng tập hợp đứng dưới một tên gọi chung là Mặt trận dân chủ thống nhất chống độc tài (UDD), lấy áo đỏ làm mầu sắc chính trị và lấy đường phố làm mặt trận đấu tranh. Cách thức đấu tranh cũng tương tự PAD đã làm, đó là biểu tình, bao vây các cơ quan công quyền, các sân bay và yết hầu giao thơng để tạo áp lực với chính phủ. Tuy vậy, với sự hậu thuẫn đắc lực của lực lượng quân đội và cảnh sát, chính phủ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva đã đàn áp thành công phong trào UDD.

Dù phong trào chống chính phủ thất bại nhưng dấu ấn của Thaksin Shinawatra khơng vì vậy mà phai mờ hẳn trên chính trường. Sau gần ba năm chuẩn bị lực lượng, Đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) với thủ lĩnh là Yingluck Shinawatra, một doanh nhân cũng đồng thời là em gái của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã giành thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử tháng 7 năm 2011. Kết quả này phản ánh sự tin tưởng của đại đa số cử tri vùng nông thơn đối với các cương lĩnh của Đảng Vì nước Thái có phần tương tự như Đảng TRT trước kia. Sau ba năm điều hành chính phủ tương đối sn sẻ, Thủ tướng Yingluck lại gây tranh cãi gay gắt khi đề xuất một dự luật ân xá các chính trị gia, nhằm tạo điều kiện cho sự hồi hương của cựu Thủ tướng Thaksin. Từ tháng 11 năm 2013, các cuộc biểu tình do chính trị gia Suthep Thaugsuban lãnh đạo đã được tổ chức quy mơ nhằm phản đối chính phủ và tiếp tục gây ra sự rối loạn kéo dài tại Bangkok. Kịch bản chính trị cho cuộc khủng hoảng này cũng tương tự như đối với các Thủ tướng Samak và Somchai trước đó khi Tịa án Hiến pháp phán quyết Thủ tướng Yingluck phải từ chức vì vi hiến.

Tháng 5 năm 2014, khi nền chính trị rơi vào bế tắc, Tư lệnh lục quân, Đại tướng Prayuth Chan-ocha tuyên bố giành quyền kiểm sốt chính phủ Yingluck không Yingluck. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quân đội tổ chức cuộc đảo

chính lần thứ 19. Khơng giống với cuộc đảo chính năm 2006 trước đó, các tướng lĩnh quân đội có xu hướng kéo dài thời gian nắm quyền của mình và thực sự khó dự đốn đến khi nào nền dân chủ Thái Lan mới được khôi phục.

Như vậy, nền chính trị Thái Lan hiện đại đã trải qua rất nhiều biến động với căn nguyên chủ yếu là sự đấu tranh giữa các thế lực chính trị khác nhau. Khi nền chính trị tuyển cử dân chủ được thành lập, sự bất ổn vẫn không hề mất đi. Các lực lượng chính trị tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ với nhau, thậm chí ngay trong mỗi lực lượng, sự bất đồng và chia rẽ cũng diễn ra thường xuyên. Điều này đã đưa nền chính trị Thái Lan vào những bất ổn khơng có hồi kết và tạo điều kiện cho các tướng lĩnh quân sự thừa cơ chiếm đoạt quyền lực một cách bất hợp pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)