Vai trò tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 97 - 99)

Chương 2 : KHÁI QUÁT VỀ NỀN CHÍNH TRỊ THÁI LAN HIỆN ĐẠI

3.4. Đánh giá vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị Thái Lan

3.4.1. Vai trò tích cực

Từ thực tiễn tham gia hoạt động chính trị như trình bày ở trên, giới doanh nhân Thái Lan đã đóng góp nhiều mặt tích cực vào nền chính trị nói chung và hệ thống chính trị nói riêng.

Thứ nhất, không thể phủ nhận được những tác động rất lớn của doanh nhân đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. nền Kinh tế Thái Lan bắt đầu cất cánh phát triển từ sau khi Chính phủ thay đổi chiến lược phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu. Trong giai đoạn độc tài quân sự, tăng trưởng kinh tế luôn ở mức độ cao. Bất chấp các sự cố chính trị, GDP Thái Lan liên lục tăng trưởng ổn định. Trong chế độ độc tài quân sự thập niên 1960 và và đầu 1970, GDP của Thái Lan tăng trưởng trung bình hơn 7%. Sauk hi giới doanh nhân lên nắm quyền, kinh tế Thái Lan tiếp tục đà tăng mạnh mẽ, đặc biệt là giai đoạn 1988 - 1996 là ở mức 8,5% [34, tr.344]. Rõ ràng là với việc doanh nghiệp nắm quyền, mục tiêu phát triển kinh tế là ưu tiên hàng đầu. Quá trình tự do hóa kinh tế được thực hiện theo lộ trình đã giúp đưa Thái Lan trở thành một trong những nền kinh tế phát triển ấn tượng nhất của châu Á.

Thứ hai, khi tham gia chính trị, giới doanh nhân cùng với các lực lượng dân sự khác đã nỗ lực tạo ra hệ thống pháp lý quan trọng nhằm mục đích hình thành một nền dân chủ đa nguyên, nơi các lực lượng chính trị xã hội hoạt động theo những

điều chỉnh chung của pháp luật. Các quy định của hiến pháp và pháp luật do doanh nhân - chính khách đứng đằng sau về cơ bản đã định hình ra khung pháp lý quan trọng cho hoạt động chính trị, từ tổ chức đảng phái, bầu cử, thành lập, giải tán chính phủ và quốc hội. Quan trọng hơn, hệ thống pháp luật về hoạt động chính trị cũng không ngừng được hoàn thiện qua những lần tu sửa nhằm mục tiêu tạo ra tính dân chủ toàn diện hơn cho Thái Lan. Những điều đó làm cho đảng phái được tổ chức nghiêm túc hơn và hoạt động ổn định hơn, hệ thống bầu cử cũng được xây dựng một cách bài bản hơn giúp cho cử tri phần nào có thực quyền hơn. Bản hiến pháp 1997 với những quy định khá chặt chẽ về các hoạt động chính trị được coi là bản hiến pháp dân chủ nhất mà Thái Lan từng có.

Bên cạnh đó, hoạt động sôi động và toàn diện của giới doanh nhân trong nền chính trị đã đã gián tiếp tác động để xã hội cởi mở hơn. Việc thực hành chính trị tự do dân chủ làm cho con người không chấp nhận sự trấn áp và quản thúc của hình thái quản lý xã hội xưa cũ. Cụ thể là, với nền dân chủ được mở rộng không ngừng, ý thức dân chủ đã bám rễ sâu rộng trong xã hội, người dân đã không chấp nhận việc các tướng lĩnh nắm quyền chính trị. Điều này có thể thấy, một phong trào nổi dậy bùng phát khắp các đô thị Thái Lan năm 1992 chống lại tham vọng nắm quyền của các tướng lĩnh quân sự sau cuộc đảo chính năm 1991. Không khí dân chủ đó cũng gián tiếp tác động, tạo sức ép buộc các tướng lĩnh quân đội trao trả quyền lực cho nhân dân 15 tháng sau cuộc đảo chính. Như vậy là, doanh nhân khi tham gia chính trị đã phần nào hạn chế sự can thiệp của các thế lực cũ, cụ thể là các tướng lĩnh quân đội và giới quan liêu.

Thứ ba, hoạt động của giới doanh nhân đi liền với tính thực dụng, hiệu quả và phong cách năng động. Khi tham gia chính trường, giới doanh nhân cũng làm thay đổi quan trọng môi trường chính trị. Sự năng động, nhạy bén của các doanh nhân trong quản lý, sản xuất, kinh doanh nay được phần nào đem vận dụng trong các mối quan hệ chính trị, đảng phái và trong quản lý nhà nước. Bằng tiền bạc và kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp, doanh nhân làm cho các đảng phái được tổ chức tinh gọn, có tính nhân dân hơn; tính cạnh tranh giữa các đảng phái được đẩy lên ở mức cao hơn. Đối với Quốc hội, doanh nhân thay thế đáng kể sự trì trệ của

tầng lớp quan liêu, làm cho hoạt động lập pháp thêm gắn bó với cuộc sống, đáp ứng đúng điều một xã hội mở đang cần; đối với chính phủ, doanh nhân tạo ra các chính phủ hoạt động thực chất, xây dựng những nền tảng phát huy mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển toàn diện đất nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)