Chương 2 : KHÁI QUÁT VỀ NỀN CHÍNH TRỊ THÁI LAN HIỆN ĐẠI
2.4. Các lực lượng chủ yếu trong nền chính trị Thái Lan
2.4.4. Giới doanh nhân
Trước năm 1932, cộng đồng thương nhân Thái Lan với đa số là người gốc Hoa, đã được hình thành nhưng cịn non yếu. Hoạt động kinh tế của họ thường xoay quanh việc buôn bán nông sản [31, tr.25]. Về chính trị, họ thường trơng mong vào sự bảo hộ của tầng lớp quý tộc và quan chức trong triều đình. Đến năm 1932, nền quân chủ lập hiến được thiết lập, các nhà buôn hoặc chủ sản xuất chuyển sang tiếp cận và xin sự bảo hộ từ các tướng lĩnh quân đội và giới quan liêu. Trong giai đoạn này, giới doanh nhân Thái Lan khơng chỉ cịn bó hẹp trong phạm vi bn bán nơng sản mà đã mở rộng ra các hoạt động sản xuất hàng tiêu dùng, cung cấp dịch vụ hậu cần, thậm chí là khai mỏ và mở các nhà băng tư nhân.
Từ những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20, nền kinh tế Thái Lan phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa. Theo đó, nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả và thua lỗ bị giải thể hoặc bị tư nhân hóa. Chỉ cịn lại một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực cơng ích được cho tồn tại. Q trình tư nhân hóa nền kinh tế được đẩy mạnh đã tạo điều kiện cho doanh nhân phát triển về số lượng và mở rộng về phạm vi hoạt động. Tuy vậy, để ổn định làm ăn, các doanh nhân khu vực tư buộc phải giao kết với giới quân sự cầm quyền. Ví dụ, các doanh nhân mời các quan chức tham gia hoạt động kinh doanh bằng cách tặng cổ phiếu trong tập đồn, cơng ty của mình. Ngược lại, các tướng lĩnh quân đội, những quan chức chính phủ, cần đến tiền bạc của của họ để duy trì và gây dựng quyền lực. Cũng từ đây, Thái Lan bắt đầu hình thành cục diện qn đội nắm tồn quyền về chính trị, bộ máy quan chức điều hành đất nước và các doanh nghiệp tư
nhân “điều hành” nền kinh tế. Trong giai đoạn này, bắt đầu xuất hiện xu hướng “bắt tay” giữa chính quyền và doanh nghiệp tư nhân, theo đó, nhà nước ban hành cách chính sách kinh tế vĩ mơ, đầu tư vào giáo dục và xây dựng cơ sở hạ tầng, kiểm sốt lao động và giá lương thực, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư và mở rộng sản xuất [34, tr.355]. Như vậy, trong suốt giai đoạn Thái Lan nằm dưới sự lãnh đạo của quân đội, tác động của doanh nhân lên chính phủ cịn rất hạn chế do các chính sách vẫn tập trung trong tay các quan chức cấp cao. Sức ảnh hưởng của các doanh nhân lên chính trị chỉ ở thế bị động và trong những tình huống “vụng trộm và phân lập” [8, tr.451].
Năm 1973, chế độ độc tài quân sự bị lật đổ, Thái Lan hướng về dân chủ tự do, trong đó chế độ tuyển cử trở nên thực chất hơn, quốc hội trở thành cơ quan có quyền lực lớn. Đây cũng là lúc giới doanh nhân có sự tác động rõ rệt và sâu sắc hơn đến chính trị. Ở khía cạnh tác động vào chính sách, các chủ ngân hàng, nhà đầu tư tài chính, nhà cơng nghiệp, doanh nghiệp du lịch sử dụng sức mạnh của tiền bạc, sức mạnh của các hiệp hội do họ lập ra tạo nên tiếng nói đồng thanh buộc chính phủ có những điều chỉnh chính sách có lợi cho họ [55, tr.25]. Những tác động này được thể hiện rõ rệt qua các quyết sách kinh tế hướng về tự do hóa thị trường của chính phủ Thái Lan từ cuối những năm 1980 cho đến đầu những năm 1990. Quan trọng hơn, dưới sự vận động của giới doanh nhân, chính phủ đã xây dựng các chính sách bảo hộ bằng thuế quan và các hàng rào thương mại khác, giúp giới doanh nhân nhiều lợi thế trong các cuộc cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài [56, tr.26].
Trong khi đó, ở cấp độ địa phương, các doanh nhân, chủ thầu khoán, chủ xưởng tìm cách len lỏi vào hệ thống chính trị của Thái Lan thông qua con đường bầu cử từ cấp trung ương tới địa phương. Họ xuất hiện với số lượng đông đảo trong các hạ nghị viện từ giữa những năm 1980 cho đến nửa đầu thập kỷ 1990. Trong số đó có rất nhiều doanh nhân trở thành thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng hoặc thứ trưởng. Từ đó, họ tiếp tục sử dụng lợi thế chính trị của mình để thu vén thêm nhiều của cải và quyền lực cho bản thân.
Tuy vậy, con đường phát triển của giới doanh nhân không phải mãi hanh thông. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 và hậu quả nặng nề của nó đã gây thiệt
hại lớn tới các doanh nghiệp Thái Lan, đặc biệt là các doanh nghiệp cấp địa phương. Không chỉ tác động về kinh tế, nó làm thay đổi phần nào cách thức thực hành chính trị của doanh nhân trước kia. Trong khi nhiều doanh nghiệp có truyền thống bị phá sản, kéo theo sự suy yếu của nhiều đảng phái chính trị mà họ đỡ đầu thì một số doanh nhân khác đã giàu lên nhanh chóng từ sự gục ngã của đối thủ [84, tr.30]. Khơng chỉ có vậy, những doanh nhân ít bị tác động đã có những bước đi mới hơn để tiếp tục gây ảnh hưởng đến nền chính trị. Trường hợp tỷ phú Thaksin Shinawatra được trình bày trong Chương 4 của Luận án này sẽ làm rõ hơn sự thay đổi này.