Quốc vương Bhumibol Adulyadej

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 55 - 57)

Chương 2 : KHÁI QUÁT VỀ NỀN CHÍNH TRỊ THÁI LAN HIỆN ĐẠI

2.4. Các lực lượng chủ yếu trong nền chính trị Thái Lan

2.4.1. Quốc vương Bhumibol Adulyadej

Bàn đến vai trò của Quốc vương Rama IX (còn có danh xưng là Bhumibol Adulyadej) trong nền chính trị Thái Lan là một vấn đề nhạy cảm mặc dù q trình chuyển đổi chính trị ở nước này đã cho thấy vai trị rất to lớn của ơng. Ở Thái Lan,

quốc vương được tôn xưng là một trong ba trụ cột tinh thần của nhân dân Thái Lan (gồm Quốc vương - Dân tộc - Tơn giáo). Vì quốc vương là bậc chí tơn, nhà lãnh đạo tinh thần tối cao cho nên luật pháp hiện tại của Thái Lan sẽ ghép bất cứ tổ chức, cá nhân nào vào tội bất kính nếu như họ đề cập khơng đúng hồn cảnh hoặc có những hàm ý hay sử dụng ngơn từ không hợp lý đối với nhà vua.

Quốc vương Bhumibol lên ngôi từ năm 1946 sau khi anh trai của ông, vua Ananda Mahidol, đột ngột qua đời. Trong những năm tháng đầu tiên ngồi trên ngai vàng, ông thực hiện đúng chức trách là người đứng đầu nền quân chủ lập hiến. Giai đoạn này, Thái Lan đang nằm dưới chế độ độc tài quân sự của tướng Phibul Songram, người ln muốn giữ vai trị lãnh đạo tồn diện và cao nhất của Thái Lan. Bên cạnh đó, quốc vương trẻ cũng chưa tích lũy được nhiều uy tín với thần dân cho dù trong một số bản hiến pháp, quốc vương có quyền lựa chọn Hội đồng nhà nước (Chính phủ), thành viên của Thượng nghị viện và có quyền ban hành nghị định riêng (Hiến pháp 1949). Kể từ năm 1958 trở đi, vai trị của Quốc vương và hồng gia thực sự thay đổi khi tướng Sarit Thanarat đề ra hàng loạt sắc lệnh và chương trình nhằm phục dựng vai trị lãnh đạo tinh thần của Quốc vương. Từ vị trí gần như bị lãng quên dưới thời Thủ tướng Phibul, Quốc vương được chính quyền độc tài Sarit tôn sùng trở thành biểu tượng tinh thần của dân tộc Thái. Từ đó đến nay, sự gắn kết giữa hoàng gia và giới quân đội ngày càng mật thiết.

Bước vào thập niên 1970, Quốc vương Bhumibol đã tập hợp được đầy đủ quyền lực theo hiến pháp và cả ngoài hiến pháp để trở thành một nhân vật có vị trí quan trọng trong nền chính trị Thái Lan [38, tr.12]. Quyền lực đó được thể hiện rõ rệt qua sự can thiệp trực tiếp hoặc đầy ẩn ý vào các biến cố chính trị xảy ra liên tiếp ở Thái Lan vào các năm 1973, 1976, 1981 và 1992. Tuy nhiên, đối với mỗi biến cố, quốc vương lại có cách hành xử khác nhau. Năm 1973, ông lên tiếng ủng hộ lực lượng dân chủ chống chính quyền độc tài dù cho trước đó, chính quyền độc tài đã khơi phục vị trí lãnh đạo tinh thần tối cao của ông. Năm 1976, ông quay sang ủng hộ chính quyền độc tài của Thủ tướng Thanin. Năm 1981 và 1984, khi nhóm “tướng trẻ” tổ chức đảo chính lật đổ Thủ tướng Prem Tinsulanonda, Quốc vương đã kiên định ủng hộ chính phủ và làm cho nhóm đảo chính thất bại. Vào năm 1991, ơng

cơng nhận chính quyền qn sự của tướng Suchinda Kraprayoon, nhưng một năm sau đó, ơng lại chỉ thị cho Suchinda và thủ lĩnh biểu tình Chamlong Srimuang hịa giải và Thủ tướng Suchinda phải từ chức. Năm 2006, Quốc vương tiếp tục hiện diện và đưa ra những chỉ dụ nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa chính phủ Thaksin Shinawatra và phe nhóm đối lập. Dưới áp lực đó, Tịa án Hiến pháp Thái Lan đã ra phán quyết hủy bỏ kết quả cuộc bầu cử tháng 4. Phán quyết đó đã gián tiếp đưa chính phủ Thaksin đến bờ sụp đổ.

Như vậy, mặc dù Thái Lan đã chuyển mình sang nền dân chủ, Quốc vương Bhumibol vẫn tiếp tục nắm giữ quyền lực chính trị. Ơng đã góp phần quan trọng chấm dứt hoặc làm gián đoạn các cuộc khủng hoảng chính trị xảy ra tại Thái Lan trong suốt thập kỷ 1970 đến năm 2006. Quyền lực được tích lũy theo năm tháng đã đưa Quốc vương Bhumibol vượt khỏi vai trò lễ nghi của một ông vua trong nền quân chủ lập hiến thông thường. Đặc điểm này khiến cho tính chất trị vị của Quốc vương Thái Lan khác biệt so với các vua chúa của những nền quân chủ lập hiến trên thế giới. Đối với đại bộ phận nhân dân Thái Lan, ông là một người cha tinh thần, thậm chí là một vị phật sống, đối với các phe nhóm chính trị, ơng là một trọng tài trong các cuộc khủng hoảng chính trị, là nhân tố hòa giải mỗi khi xã hội Thái Lan có dấu hiệu chia rẽ. Vai trị của ơng khơng thể hiện thường xun và liên tục trong đời sống chính trị hàng ngày, song trước mỗi biến chuyển chính trị mà có thể dẫn đến những thay đổi quan trọng trong cấu trúc quyền lực chính trị Thái Lan, Quốc vương ln xuất hiện và có tiếng nói cuối cùng, ảnh hưởng quyết định đến sự thay đổi hay khơng của nền chính trị đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)