Chương 2 : KHÁI QUÁT VỀ NỀN CHÍNH TRỊ THÁI LAN HIỆN ĐẠI
4.1. Nguồn gốc gia đình và quá trình phát triển
4.1.1. Hồn cảnh xuất thân
Dòng họ Thaksin Shinawatra có thể được coi là một trong những đại diện rõ rệt của thế hệ người gốc Hoa định cư và thành đạt tại Thái Lan. Ông cố của Thaksin là Ku Sun Saeng đã đến Xiêm từ những năm 1860 cùng gia đình. Năm 1908, ơng Ku Sun Saeng đưa cả gia đình chuyển từ Chantaburri tới Chiangmai để lập nghiệp nơi ông làm cai thuế ở các huyện Mae Rim, San Sai và Doi Saket [57, tr.32], đồng thời bắt đầu buôn bán lụa và hàng may mặc tuyến Chiangmai - Miến Điện. Ku Sun Saeng lấy một phụ nữ gốc Thái và sinh được chín người con. Con trai cả của ơng là Ku Chiang Sae (ông nội của Thaksin Shinawatra) sau này lập gia đình và sinh được 12 người con. Năm 1938, gia đình họ Ku bị buộc phải chuyển sang họ người Thái và Ku Chiang Sea đã chọn họ cho gia đình mình là Shinawatra.
Trong số các con của Ku Chiang Sae, có nhiều người rất thành đạt trong hoạt động kinh doanh và hoạt động chính trị. Trong số đó, Sak Shinawatra (bác của Thaksin Shinawatra) theo đuổi sự nghiệp nhà binh. Sak chính là cha đẻ của tướng Chaiyasit Shinawatra, sau này được Thủ tướng Thaksin đưa lên vị trí Tổng Tư lệnh Lục quân Thái Lan. Con thứ tư của Ku Chiang Sae là Lert Shinawatra. Ơng này lập gia đình với Rindee Raminwong và sinh được 10 người con, trong đó Thaksin là con trai lớn và Yingluck là con gái út.
Thaksin Shinawatra từng xác nhận mình xuất thân trong một gia đình “trung
lưu lớp dưới” [4, tr.77]. Tuy vậy, so với điều kiện sống của người dân trong vùng
lúc đó, gia đình của Thaksin thuộc diện giàu có. Cha mẹ của ơng ngồi việc làm chủ một diện tích đất trồng trọt khá lớn cịn mở quán bán cà phê, thức uống trong thị trấn, sau đó mở rộng qua các hoạt động vận tải, mua bán xăng dầu, ô tô. Giống như nhiều doanh nhân gốc Hoa khác, ông Lert cũng tham gia chính trị, được bầu vào Hội đồng tỉnh Chiangmai và trở thành Hạ nghị sĩ quốc hội năm 1969. Như vậy, các hoạt động chính trị và kinh doanh đối với Thaksin ngay từ nhỏ đã khơng cịn xa lạ.
Thaksin Shinawatra chào đời năm 1949, ơng có nền tảng giáo dục bài bản từ gia đình và được học tại các trường nổi tiếng. Năm 1973, Thaksin tốt nghiệp Học viện cảnh sát hoàng gia và trở thành sĩ quan cảnh sát ngay trong năm. Một năm sau, ơng tiếp tục nhận được học bổng của chính phủ Thái Lan để nghiên cứu thạc sĩ về luật hình sự tại Đại học Đơng Kentucky, Hoa Kỳ. Năm 1978, ông đạt được học vị tiến sĩ về tội phạm học tại Đại học Sam Houston State, Texas [71, tr.32-3]. Sau khi trở về nước, Thaksin được bổ nhiệm làm Phó ban Chính sách và Kế hoạch thuộc Sở Cảnh sát Bangkok. Năm 1980, Thaksin lập gia đình với Potjaman Damapong, con gái của Tướng Samoer Damapong, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Thái Lan.
Như vậy, Thaksin Shinawatra sinh ra trong một gia đình gốc Hoa có truyền thống làm ăn, buôn bán. Nền tảng tốt của gia đình đã tạo điều kiện cho ơng và các anh chị em mình được giáo dục đầy đủ. Ơng chọn đi theo ngành cảnh sát vì đó thực sự là một cơ quan đầy quyền lực của Thái Lan. Việc Thaksin kết hôn với con gái một tướng cảnh sát giúp ơng có cơ hội mở rộng mối các quan hệ các mối quan hệ làm ăn trong kinh doanh và thăng tiến chính trị sau này.
4.1.2. Quá trình phát triển kinh doanh
Mặc dù là một viên chức nhà nước song Thaksin Shinawatra không bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh. Ban đầu, ơng bn bán vải vóc và xây dựng nhà cho th song khơng thành công. Đến năm 1980, hoạt động kinh doanh bắt đầu khởi sắc khi ông thành lập Cơng ty máy tính ICSI. Bằng mối quan hệ của mình và của gia đình nhà vợ, Thaksin đã ký được nhiều hợp đồng cung cấp máy tính cho các cơ quan chính phủ Thái Lan. Năm 1983, cơng ty máy tính ICSI được đổi tên thành công ty Shinawatra. Vào năm 1986, Thaksin thành lập thêm công ty Dịch vụ Thông tin Tiên tiến (AIS) cũng chuyên về kinh doanh máy tính. Khi hoạt động kinh doanh thành công nhưng cũng đầy bận rộn, trung tá Thaksin Shinawatra quyết định ra khỏi ngành cảnh sát. Lúc bấy giờ, ngành viễn thông Thái Lan ngày càng mở rộng và đa dạng hóa nhiều loại hình hoạt động. Với sự nhạy bén trên thương trường, năm 1989, Thaksin thành lập thêm cơng ty cáp truyền hình IBC. Các hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực viễn thông và điện máy của Thaksin trong suốt thập kỷ 1980 có được thành cơng là nhờ các mối quan hệ thân tình giữa Thaksin với giới quan chức cảnh
sát Thái Lan cũng như với các quan chức quản lý ngành. Năm 1999, Thaksin sát nhập các công ty trên dưới một tên gọi chung là Tập đoàn Shin (Shin Corp).
Bước ngoặt trong sự nghiệp kinh doanh của Thaksin khi ông lần lượt cho niêm yết các cơng ty chủ lực của mình của mình lên thị trường chứng khốn gồm: Cơng ty Máy tính và Liên lạc Shinawatra (SCC) (niêm yết năm 1990), Công ty AIS (niêm yết năm 1991), Cơng ty cáp truyền hình IBC (niêm yết năm 1992) [59, tr.49]. Giai đoạn này, nền kinh tế Thái Lan đang phát triển bùng nổ, dịch vụ viễn thơng có những bước phát triển nhảy vọt và nhờ vậy các công ty của Thaksin đã thu được những nguồn lợi nhuận khổng lồ. Thaksin tiếp tục chọn việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán làm chiến lược mở rộng, phát triển các dự án mới của mình. Ví dụ, Cơng ty SCC huy động được một khoản vốn khổng lồ bằng cách mua 2,1 triệu cổ phần của chính nó, từ đó kiếm được 525 triệu baht tiền lãi. Trong năm 1994, Công ty Vệ tinh Shinawatra được niêm yết trên sàn chứng khoán, một tháng sau khi vệ tinh Shinawatra phóng thành cơng vào quỹ đạo, cổ phiếu của công ty này đã tăng đột biến. Với những hoạt động như vậy, từ năm 1990 đến năm 1994, giá trị tài sản của các công ty do Thaksin Shinawatra thành lập và điều hành đã tăng từ 0,6 lên 56 tỉ baht [66, tr.103]. Điều này đã đưa Thaksin Shinawatra trở thành tỉ phú của Thái Lan và là một doanh nhân tầm cỡ quốc gia.
Khi Cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 xảy ra, mặc dù nhiều công ty viễn thông và thông tin liên lạc đối diện với sự phá sản song Tập đoàn Shinawatra lại chịu ảnh hưởng tương đối ít. Thaksin cho rằng tập đồn của ơng ít bị tổn thất hơn các đối thủ trên bởi vì đã khoanh nợ nước ngoài sáu tháng trước khi đồng baht bị thả nổi. Khơng chỉ có vậy, trong cơn khủng hoảng, Thaksin đã có những bước đi đầy dứt khốt và thực dụng trong kinh doanh. Ông quyết định hợp tác với đối thủ lớn là CP bằng cách sát nhập một kênh truyền hình của mình vào kênh truyền hình của đối thủ. Ngồi ra, hai bên cũng đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực khác [11, tr.112]. Những nỗ lực như vậy giúp cho Tập đồn Shin hạn chế được tổn thất, ngồi ra nó cịn giúp Thaksin có lợi thế vượt trội trong cuộc cạnh tranh sau đó. Trong tạp chí Forbes số tháng 6 năm 2001, cái tên Thaksin Shinawatra xuất hiện ở vị trí 421 trong danh sách các tỉ phú giàu nhất thế giới với 1,2 tỉ USD.
4.1.3. Tham gia vào “Nền chính trị tiền bạc”
Giống như hầu hết doanh nhân cùng thời, nhận thức được vai trò quan trọng của các đảng phái chính trị đối với sự phát triển của doanh nghiệp, từ tháng 11 năm 1994, Thaksin bắt đầu tham gia các hoạt động chính trị bằng việc tham gia Đảng Sức mạnh đạo đức (PDP). Đảng này do thiếu tướng về hưu Chamlong Srimuang và một số thành viên một hệ phái của Phật giáo Thái Lan là Santi Asoke thành lập năm 1988. Đảng PDP tuyên bố hoạt động trên các nguyên tắc căn bản của Phật giáo với tơn chỉ “chính trị sạch” và “chống tham nhũng.” Dựa vào đường lối đó, Đảng nhận được sự ủng hộ của đa số cử tri trung lưu tại Bangkok. Tuy vậy, trong quá trình hoạt động, Đảng PDP cũng phải mở cửa tiếp nhận sự tham gia của các doanh nhân để có được nguồn tài chính ổn định. Sau khi Chamlong từ chức, thủ lĩnh của Đảng lần lượt là các doanh nhân Bonchu Rojanastien và Thaksin Shinawatra. Khi Chuan Leekpai thành lập chính phủ liên minh sau cuộc bầu cử tháng 9 năm 1992, Đảng PDP được mời tham gia và Thaksin được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao. Đây là chức vụ đầu tiên của ông trong chính phủ Thái Lan. Trong thời gian này, sự móc nối giữa hoạt động chính quyền và hoạt động kinh tế của Bộ trưởng Thaksin chưa được phản ánh rõ nét.
Tháng 7 năm 1995, chính phủ liên minh do Banharn Silpa-Archa làm thủ tướng được thành lập. Thaksin Shinawatra, thủ lĩnh đảng PDP với 23 ghế trong Hạ nghị viện, được bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ. Với tư cách là Phó Thủ tướng kiêm Trưởng đồn cơng tác giải quyết vấn đề giao thơng Bangkok, Thaksin đã có nhiều chỉ đạo gây ảnh hưởng tới các dự án trong lĩnh vực này. Dự án Phát triển hệ thông giao thông Bangkok (BMTS) là một liên doanh giữa Tập đoàn xây dựng Tanayong và các ngân hàng Thái Lan về xây dựng đường sắt trên cao tại Bangkok trị giá 28 tỉ baht. Thaksin đã chỉ đạo Ngân hàng Thương mại Xiêm và một số ngân hàng khác tăng cổ phần trong BMTS nhằm giảm vị trí của Tanayong trong dự án này. Ngồi ra, Thaksin cịn tác động đến Thủ tướng Banharn để được phân công phụ trách chỉ đạo Công ty Cao tốc và vận tải nhanh (ETA) vốn đang nằm trong liên danh với Công ty TNHH đường cao tốc Bangkok (BECL) để xây dựng các dự án đường cao tốc lớn đang được triển khai như Dự án Dao Kanong- Bankunthien trị giá 18 tỉ baht và Dự án Chaeng Wattana-Bangpoon-Bangsai trị giá
23 tỉ baht. Với ảnh hưởng của Thaksin, BECL sau này đã trúng thầu giai đoạn hai của dự án đường cao tốc Bangkok Dao Kanong-Bankunthien [85, tr.73].
Ngoài ra, mục tiêu quan trọng hơn của Thaksin chính là cố gắng vận động Thủ tướng bổ nhiệm thân hữu của mình là Vichit Suraphong-chai vào vị trí Bộ trưởng Giao thơng liên lạc. Một khi đã có được vị trí này, Tập đồn Shin Corp chắc chắn nhận được những hỗ trợ tích cực để phát triển. Tuy vậy, ý đồ này thất bại vì Thủ tướng Banharn đã dành cả hai vị trí chủ chốt trong Bộ này cho Đảng Khát vọng mới. Đứng đằng sau Đảng Khát vọng mới khơng ai khác chính là Tập đồn CP, đối thủ kinh tế của Tập đoàn Shin Corp.
Với việc bổ nhiệm đó, hầu như tồn bộ ngành thông tin liên lạc quốc gia Thái Lan, trong đó có các tập đoàn nhà nước như Công ty Điện thoại Thái Lan (TOT) và Cục Viễn thông Thái Lan (CAT) đều do Đảng Khát vọng mới kiểm soát. Tháng 8 năm 1995, các cá nhân có quan hệ mật thiết với Khát vọng mới đều được đề cử vào các vị trí quan trọng trong các tập đồn này. Ví dụ, Tướng Sirin Thoupkram, một cấp dưới của Tướng Chavalit được bổ nhiệm làm Chủ tịch TOT; Phaisan Peauphol, chuyên gia tư vấn của Đảng Khát vọng mới được bổ nhiệm vào Hội đồng quản trị Cơng ty TOT. Điều này cũng có nghĩa là sự độc quyền về điện thoại di động của Cơng ty AIS thuộc Tập đồn Shin Corp đã bị thay thế bởi một cơng ty khác thuộc Tập đồn Telecom Asia của CP - vốn là đối thủ lớn kinh doanh nhất của Shinawatra [85, tr.71].
Khi mục tiêu lớn không đạt được, tháng 8 năm 1996, Thaksin từ chức Phó Thủ tướng Chính phủ, rút khỏi chính phủ liên minh và quay lại cơng kích Thủ tướng Banharn với những cáo buộc về tham nhũng và bất minh trong quản lý. Điều này đã góp phần khiến cho Thủ tướng Banharn phải giải tán quốc hội để tránh bị bỏ phiếu bất tín nhiệm. Tuy nhiên những nỗ lực của Thaksin đã không được đền đáp. Trong cuộc bầu cử hạ nghị viện tháng 11 cùng năm, Đảng PDP của ông đã chịu thất bại lớn mà nguyên nhân chính được cho là cư tri trung thành của Đảng ở khu vực Bangkok đã quay lưng với Đảng vì tơn chỉ, mục đích “chính trị sạch” và “chống tham nhũng” ban đầu của Đảng đã bị Thaksin làm hoen ố.8
8 Trong cuộc bầu cử này, Đảng PDP chỉ giành được đúng 01 ghế trong hạ nghị viện. Nhận xét về
kết quả này, Duncan McCargo cho rằng Thaksin trong 12 tháng lãnh đạo Đảng PDP đã phá hủy uy tín chính trị mà Chamlong và Đảng PDP vất và xây dựng sau hơn 11 năm [46, tr.299].
Tháng 8 năm 1997, Thaksin lại được mời giữ cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ trong nỗ lực cải tổ nội các của Thủ tướng Chavalit Yongchaiyudh. Tuy vậy, ông giữ chức vụ này không q ba tháng thì chính phủ sụp đổ vì những tác động từ khủng hoảng kinh tế - tài chính. Việc Thaksin rời bỏ cương vị lãnh đạo chính phủ vào tháng 11 năm 1997 có thể coi là sự kết thúc một giai đoạn tham gia chính trị theo đường lối cũ như các doanh nhân khác. Những diễn biến về kinh tế, chính trị của Thái Lan trong các năm 1997 và 1998 đã mở ra một cơ hội và hướng đi mới, khác biệt với các doanh nhân - chính trị gia khác, của Thaksin.
Có thể thấy, cũng như nhiều doanh nhân khác tham gia chính trị giai đoạn trước năm 1997, Thaksin Shinawatra, với năng lực tài chính và các mối quan hệ của mình đã đạt được những thành công nhất định. Tuy vậy, sự nghiệp chính trị của ơng cũng chìm nổi cùng với những nội các “đoản thọ” của các chính phủ Chuan và Banharn và Chavalit. Những thành cơng trên chính trường giai đoạn này chưa đủ để bảo đảm một cơ sở vững chắc cho hoạt động chính trị của tỉ phú Thaksin. Việc Thaksin rời bỏ đảng PDP cho thấy tư tưởng chính trị của ơng chưa được phổ biến và áp dụng trong một Đảng mà sự trong sạch được coi tôn chỉ. Những biến cố trong giai đoạn này sẽ trở thành những kinh nghiệm rất quý báu để Thaksin hun đúc lên tham vọng chính trị của ơng.
4.2. Những hoạt động và ảnh hƣởng chính trị của Thaksin Shinawatra
Con đường hoạt động chính trị trong bối cảnh mới của Thaksin Shinawatra mở ra sau hai sự kiện quan trọng ở Thái Lan. Thứ nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trầm trọng năm 1997 đã để lại nhiều di hại cho nền chính trị Thái Lan. Hàng loạt các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp địa phương bị phá sản kéo theo nguồn tài trợ cho các đảng phái chính trị suy giảm. Trên chính trường, Thủ tướng Chavalit Yongchaiyud buộc phải từ chức vì bất lực trong điều hành nền kinh tế. Đảng Dân chủ lên nắm quyền và Thủ tướng Chuan Leekpai lần thứ hai trở thành thủ tướng phải vật lộn với các kế hoạch khôi phục nền kinh tế trong điều kiện phải vay nợ từ các định chế tài chính quốc tế. Thứ hai, Bản hiến pháp 1997 ra đời dường như tiếp tục mở rộng nền dân chủ trong đời sống chính trị. Nền quân chủ đại nghị với hình thức bầu cử trực tiếp cả hai viện trong quốc hội đã tạo điều kiện cho người
dân được làm chủ trong hoạt động chính trị. Bên cạnh đó, các quy định chặt chẽ về tổ chức đảng phái, mối quan hệ giữa đảng phái với chính quyền, mối quan hệ giữa quốc hội và chính phủ đã hạn chế sự tham gia của các đảng phái nhỏ lẻ, tạo cơ hội nắm quyền cho các đảng phái chính trị, có cương lĩnh chính trị rõ ràng, có nguồn tài lực lớn và mạng lưới cơ sở đảng rộng khắp. Trong bối cảnh đó, hoạt động chính trị của Thaksin, với những cách làm kết hợp giữa các yếu tố mới và cũ, đáp ứng đúng nhu cầu đòi hỏi của đa số cử tri Thái Lan và giúp ông cùng với đảng phái của ình để tiến những bước vững chắc lên đỉnh cao quyền lực.
4.2.1. Hoạt động đảng phái
Ngày 14 tháng 7 năm 1998, Thaksin Shinawatra, cùng với các chính trị gia và doanh nhân khác như Somkid Jatusripitak, Sudarat Keyuraphan và Purachai Piumsomboon, đăng ký thành lập Đảng TRT. Trong bối cảnh các đảng phái chính