Tạo điều kiện cho các đối thủ chính trị trỗi dậy

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 143 - 147)

Chương 2 : KHÁI QUÁT VỀ NỀN CHÍNH TRỊ THÁI LAN HIỆN ĐẠI

4.3. Thủ tướng Thaksin tác nhân chính khiến chính phủ sụp đổ

4.3.4. Tạo điều kiện cho các đối thủ chính trị trỗi dậy

Vì những chính sách của chính phủ như trình bày ở mục 4.3 của Luận án, kể từ cuối năm 2004, Thủ tướng Thaksin phải đối diện với nhiều thách thức và sự chống đối đến từ các thế lực chính trị khác, những người coi sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ của ông là sự đe dọa cho lợi ích chính trị và kinh tế của họ, thậm chí là sự tồn tại của chính thể quân chủ đại nghị của Thái Lan. Sau này, khi trả lời phỏng vấn từ Thời báo Times (xem thêm Phụ lục 5), Thaksin Shinawatra đã thừa nhận sự thiếu hiểu biết của ông về các lực lượng chống đối và cơ cấu quyền lực của Thái Lan:

“Tơi làm chính trị mà khơng hiểu nhiều về cơ cấu quyền lực của xã

hội Thái Lan. Tơi chỉ cố gắng để làm điều đó như một doanh nhân, đã cố gắng để làm tiếp thị, vận động và bán hàng. Tôi đã cố gắng để giúp đỡ người nghèo, vận động cho số đơng, vận động cho những gì tơi đã làm cho họ. Tôi làm việc chăm chỉ mà không nhận thức được sự phức tạp trong cơ cấu quyền lực của chính trường Thái Lan. Tơi đã rất ngây thơ và vì vậy, tơi vấp ngã”.

Trong cơ cấu quyền lực phức tạp của Thái Lan như lời Thaksin thú nhận ở trên, khơng khó để chỉ ra những thế lực chính trị chống lại Thaksin. Trước hết đó là giới quan chức bảo hồng vốn được Thủ tướng gọi là “Vịng trịn cung điện” gồm những nhân vật thân cận với Nhà vua và Hồng hậu, sau đó là các tướng lĩnh quân đội. Kết hợp với hai nhóm trên là các trùm tài phiệt và giới trung lưu có xung đột lợi ích với gia đình Thaksin [63, tr.144]. Những thế lực chống đối Chính phủ Thaksin được đại diện bằng những nhân vật chính trị có tầm ảnh hưởng lớn là Đại tướng Prem Tinsulanonda, Chủ tịch Hội đồng cơ mật Hoàng gia, Đại tướng Sonthi Boonyaratklin, Tổng tư lệnh lục quân và tỷ phú Sondhi Limthongkul.

4.3.4.1. Đại tướng Prem Tinsulanonda

Chính sách tấn cơng vào giới quan liêu, tái cấu trúc hệ thống chính trị và tái chính trị hóa quân đội, sử dụng lực lượng này như một đồng minh phụ thuộc của Thủ tướng Thaksin đã ảnh hưởng lớn đến lợi ích của các thế lực chính trị truyền thống, trong đó có thế lực bảo hồng và giới quan liêu. Sự chống đối của các thế lực này được thể hiện qua nhiều cách thức và nhiều cá nhân khác nhau. Một trong những đại diện là Đại tướng Prem Tinsulanonda, người đứng đầu Hội đồng Cơ mật của Hoàng gia. Mặc dù đã rời bỏ quyền lực chính trị từ năm 1988 sau khi từ chức thủ tướng chính phủ song Tướng Prem vẫn cịn có ảnh hưởng rất lớn phía qn đội. Ơng được coi là cầu nối chính giữa Hồng gia và quân đội. Dù khơng cịn nắm quyền lực nhưng Đại tướng Prem có ảnh hưởng rất lớn về tinh thần đến các tướng lĩnh đương nhiệm, nhất là các vị trí nhiều quyền lực trong quân đội như chức vụ Tư lệnh lục quân hồng gia. Với chính sách tạo đồng minh trong giới quân đội, Thủ tướng Thaksin ở mặt nào đó đã cắt đứt cầu nối đó, tạo ra mâu thuẫn giữa Chính phủ với các tướng lĩnh bảo hồng. Mâu thuẫn này được cụ thể hóa bằng việc bổ nhiệm người của mình vào vị trí Tư lệnh lục quân. Năm 2003, Thủ tướng Thaksin vận động để nhà vua bổ nhiệm người anh họ là tướng Chaiyasit Shinawatra giữ chức vụ này thay cho Surayuth Chulanont, một đồng minh thân cận của tướng Prem. Tuy vậy, chỉ sau đó 01 năm, Tướng Chaiyashit bị dính líu vào một loạt các bê bối và phải nhường chỗ cho tướng Pravit Wongsuwan, và đến tháng 10 năm 2005, Tướng Sonthi Boonyaratklin, một nhân vật không nằm trong nhóm sĩ quan cao cấp thân chính phủ nhưng lại rất thân cận với Tướng Prem được bổ nhiệm chức vụ này.

Khơng chỉ có vậy, trong những ngày tháng 6 và tháng 7 năm 2006, khi nền chính trị Thái Lan đang lâm vào khủng hoảng, Tướng Prem đã đích thân xuất hiện trong giới sĩ quan quân đội cấp cao và kêu gọi họ đoàn kết đứng sau Hoàng gia thay vì chính phủ. Ví dụ như tại cuộc gặp các học viên quân sự ngày 14 tháng 7, ông khích lệ lịng trung thành của quân đội đối với đất nước và Quốc vương thay vì chính phủ: “Trong cuộc đua ngựa, chủ ngựa thuê nài ngựa. Nài ngựa không phải là

chủ ngựa. Nài ngựa chỉ việc phi ngựa. Một chính phủ cũng như nài ngựa, nó chỉ giám sát quân đội. Người chủ của quân đội là đất nước và quốc vương. Một số nài ngựa cưỡi ngựa giỏi và một số thì khơng [59, tr.279].

4.3.4.2. Đại tướng Sonthi Boonyaratklin - Tư lệnh lục quân

Sau khi lên nắm giữ chức vụ Tư lệnh lục quân, tướng Sonthi đã có nhiều hành động cơng khai chống chính phủ. Ví dụ, ơng có ý kiến khác biệt trong vấn đề ban bố tình trạng khẩn cấp trước các cuộc biểu tình rầm rộ do PAD phát động. Ở một động thái khiêu khích hơn, Sonthi cịn ra lệnh cho một kênh truyền hình của quân đội tường thuật trực tiếp các cuộc biểu tình quy mơ lớn của PAD chống lại Thủ tướng [53, tr.136]. Khơng chỉ có vậy, tháng 7 năm 2006, Tướng Sonthi ký quyết định điều chuyển tới 129 sĩ quan trung cấp được coi là người thân cận của Thaksin giữ các vị trí ít quan trọng hơn trong quân đội hoặc bổ nhiệm họ nắm các chức vụ ngoài khu vực Bangkok. Việc điều chuyển nêu trên nằm trong quyền hạn của Sonthi. [53, tr.136] [59, tr.180-1].

Việc tướng Sonthi được bổ nhiệm chức tư lệnh lục quân sau này được Thaksin Shinawatra thừa nhận là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời hoạt động chính trị của ơng.30 Nhận định của Thaksin hồn tồn chính xác vì rằng việc đưa một viên tướng của các thế lực đối nghịch nắm quyền lực tối cao trong lực lượng lục quân Thái là hành động “tự sát về chính trị.” Lục quân Thái Lan vốn có truyền thống gây ra các cuộc đảo chính trước đây, họ ln lấy danh nghĩa chính phủ hoạt động yếu kém, tham nhũng và hối lộ làm bình phong cho sự can thiệp của mình. Khơng những vậy, hành động này cũng phá hủy hoàn toàn những nỗ lực của Thủ tướng Thaksin trong việc xây dựng lực lượng quân đội như một đồng minh phụ thuộc vào chính phủ.

4.3.4.3. Tỷ phú Sondhi Limthongkul - Thủ lĩnh PAD

Giống như Thaksin Shinawatra, Sondhi là một nhà tài phiệt truyền thông hàng đầu của Thái Lan khi ơng sở hữu các tạp chí và hãng truyền thơng lớn. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính 1997 đã tác động đến tồn bộ các tập đồn tài chính kinh tế, trong đó có tập đồn truyền thơng của Sondhi. Thậm chí năm 2000, Sondhi tun bố phá sản. Thời điểm đó, chính Thaksin đã có cơng lớn cứu giúp các cơng ty của Sondhi và Sondhi cũng trở thành một người ủng hộ nhiệt thành sự nghiệp chính trị của Thaksin. Năm 2001, may mắn đã quay trở lại với Sondhi. Mặc dù tập đoàn cũ vẫn nằm trong tay các chủ nợ, nhưng ông ta lại thành lập các công ty mới và giành được các hợp đồng sản xuất các show "giờ vàng" trên truyền hình quốc gia. Có được điều đó là nhờ sự giúp đỡ của Viroj Nuakhair, Chủ tịch Ngân hàng Krung Thai, một đối tác của Sondhi. Ngân hàng này đã hỗ trợ hàng tỉ baht cho Tập đồn truyền thơng Phucbatkan của Sondhi để khơi phục việc kinh doanh.

Mối quan hệ Thaksin - Sondhi thay đổi hoàn toàn khi Thủ tướng Thaksin từ chối can thiệp để Viroj Nualkhair không bị sa thải khỏi ghế Chủ tịch Ngân hàng Krungbank. Từ tháng 9 năm 2005, Sondhi bắt đầu các cuộc diễn thuyết ngồi trời chống chính phủ, chống Thaksin. Ơng tự coi mình là người bảo vệ lợi ích của giới trung lưu vốn đã bị Thaksin gây tổn hại nghiêm trọng bằng chính sách dân túy. Sondhi liên tục cáo buộc Thaksin và gia đình tham nhũng cũng tiến hành hàng loạt vụ kiện tụng dân sự và hình sự chống lại Thaksin [59, tr.252].

Vụ mua bán Tập đoàn Shin với những khuất tất của nó tạo thành cái cớ rất thuận lợi để Sondhi gia tăng sự chống phá chính phủ. Ngày 06 tháng 02 năm 2006, Sondhi Limthongkul cùng với một số thành phần của Đảng Dân chủ đối lập trong hạ nghị viện đã thành lập PAD. Ngay sau khi đi vào hoạt động, PAD phát động các cuộc biểu tình với hàng loạt cáo buộc nhắm vào Thủ tướng Thaksin như tham nhũng, trốn thuế, làm tổn hại tới nền dân chủ, lãnh đạo độc đoán, lạm dụng quyền lực, tiếm quyền cơ chế Hiến pháp, coi thường phe đối lập trong Quốc hội, biến phương tiện truyền thơng nhà nước thành cơng cụ tun truyền cho chính phủ, và bất kính với Hồng gia. Những cuộc biểu tình ngày càng lớn mạnh của PAD đã tạo ra một sức ép lớn đe dọa sự tồn tại của Chính phủ Thaksin.

Cuộc đảo chính đêm 19 tháng 9 năm 2006 của các tướng lĩnh quân đội lật đổ Chính phủ thủ tướng Thaksin Shinawatra trở thành một lẽ tất yếu trong bối cảnh chính trị Thái Lan khi đó. Đây rõ ràng khơng phải là một sự kiện bộc phát, mà là hệ quả từ hàng loạt biến động chính trị, kinh tế, xã hội đan xen với nhau một cách phức tạp. Nguyên nhân của sự sụp đố đó trước hết và quyết định nhất là những sai lầm của chính Thủ tướng Thaksin Shinawatra. Hơn nửa nhiệm kỳ đầu, Thủ tướng Thaksin đã tạo ra những thành tích về kinh tế và xã hội gây kinh ngạc. Tuy nhiên, sang đến nhiệm kỳ thứ 2, áp lực về thành tích ngày càng lớn, tham vọng chính trị và kinh tế ngày càng cao và sự cơng kích của các thế lực chống đối ngày càng mạnh mẽ đã đưa thủ tướng đến nhiều quyết sách sai lầm. Cụ thể là sự vội vã trong xây dựng nền kinh tế Thái Lan, nóng vội trong trấn áp các phần tử địi ly khai ở miền Nam, chỉ đạo bắn giết nghi can buôn bán ma túy không qua xét xử, coi rẻ và gay gắt với những ý kiến chỉ trích đã tạo cho Thủ tướng Thái Lan hình ảnh một nhà lãnh đạo có xu hướng độc tài trong thế giới dân chủ. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng xử lý không tốt mối quan hệ đối với quân đội, như điều quân tham gia trấn áp các phần tử ly khai, qua mặt nhiều tướng lĩnh khiến cho sự bất bình và chống đối của giới tướng lĩnh quân đội ngày càng tăng. Thủ tướng Thaksin cũng khơng có các đối sách hiệu quả với các phong trào chống chính phủ và quan trọng hơn, gây ra nhiều tai tiếng trong hoạt động kinh tế gia đình. Những nguyên nhân này đã đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị của Thaksin, biến ơng vừa là thủ phạm nhưng cũng vừa là nạn nhân của một nền chính trị dân chủ bất ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 143 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)