Lạm dụng quyền lực và trục lợi cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 141 - 143)

Chương 2 : KHÁI QUÁT VỀ NỀN CHÍNH TRỊ THÁI LAN HIỆN ĐẠI

4.3. Thủ tướng Thaksin tác nhân chính khiến chính phủ sụp đổ

4.3.3. Lạm dụng quyền lực và trục lợi cá nhân

Khi lên nắm quyền, để làm giảm mối bận tâm của cơng chúng về phân định vai trị thủ tướng và doanh nhân như thế nào, Thaksin luôn luôn tránh nhắc về hoạt động của Tập đoàn Shin cũng như hạn chế tối đa sự liên quan của nó đến các chương trình, dự án của nhà nước. Ơng ln bày tỏ thẳng thắn bản thân đã rất thỏa mãn với tình hình tài chính của mình và khơng cần thiết phải tìm kiếm thêm lợi nhuận nữa [59, tr.216].

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể phân biệt rạch ròi giữa việc cơng và việc tư. Những chính sách của chính phủ cũng như chỉ đạo điều hành của Thủ tướng nếu không minh bạch và khách quan sẽ dẫn đến những nghi ngờ, thậm chí là cáo buộc Thủ tướng làm lợi cho các cơng ty gia đình. Trong thời gian nắm quyền, đã có rất nhiều quyết định của Thủ tướng gây tranh cãi như vậy. Ví dụ, năm 2001, chính phủ quyết định hạn chế cổ phần nước ngoài trong các công ty viễn thông tới 25%, một mức có thể đã ảnh hưởng đến các hãng di động khác, nhưng khơng có tác động tới Cơng ty AIS của Tập đoàn Shin. Hoặc năm 2003, Cục Hàng khơng quyết định giảm lệ phí sân bay cho Hãng hàng không Thai Air Asia, một hãng hàng không cũng nằm trong Tập đoàn Shin [82, tr.22-4). Cùng năm, Cục Đất đai quyết định phê chuẩn cho gia đình Thủ tướng mua lại một lơ đất thuộc diện tranh chấp trước đó.29

Theo Tom Plate, trong thời gian nắm quyền, Thủ tướng Thaksin cũng đã có những quyết định làm lợi cho gia đình. Ví dụ, ơng chỉ đạo chuyển một khoản phí thuê bao các dịch vụ viễn thông thành thuế môn bài, từ đó giảm tiền thuế cho các công ty viễn thơng, trong đó có Tập đồn Shin. Thủ tướng cũng chỉ đạo điều tiết ngành viễn thông để làm lợi cho cơng ty gia đình mình như đẩy giá thị trường của công ty này, sửa những hợp đồng thuê bao liên lạc vệ tinh khiến đất nước thiệt hại đến 32 triệu USD và làm cho an ninh thông tin của quốc gia bị tổn hại [4, tr.284-5].

29 Quyết định này hồn tồn tồn vi phạm ngun tắc quản lý vì Thủ tướng là người chịu trách

nhiệm về Quỹ phát triển định chế tài chính, chỉ đạo việc phát triển quỹ đất. Khi vợ của Thủ tướng mua được lô đất này qua đấu giá công khai với giá thấp, người ta nghi ngờ Thủ tướng tạo ra sức ép với cơ quan thực thi để có được cái giá hời. Vì vụ việc này, năm 2008, Tịa án tối cao đã kết án Thaksin 02 năm tù giam do lợi dụng chức vụ để làm lợi cho cá nhân.

Tuy vậy, những hành động lạm quyền để thu lợi cá nhân nêu trên bị lu mờ bởi một bê bối rất lớn của gia đình Thủ tướng. Tháng 01 năm 2006, Thủ tướng Thaksin đã quyết định bán Tập đồn Viễn thơng Shin cho Quỹ Đầu tư Temasek của Singapore với giá gần 1,88 tỉ USD. Động cơ để gia đình Shinawatra bán tập đồn Shin Corp được thủ tướng giải thích là nhằm tránh xung đột lợi ích, rút khỏi các hoạt động thương trường nhằm toàn tâm tồn ý cho chính trường [59, tr.262]. Tuy vậy, những mối lợi khác về kinh tế hầu như bị Thủ tướng bỏ qua ví dụ như giá trị của các cổ phiếu Shin Corp đang ở mức cao nhất vì Cơng ty AIS trong Tập đồn này hầu như độc quyền về dịch vụ điện thoại di động ở Thái Lan. Quan trọng hơn, khi mua bán gia đình Thủ tướng sẽ không phải nộp một đồng thuế lãi vốn nào cho nhà nước. Thủ tướng Thaksin cho rằng:

Công ty của tôi đã được chuyển nhượng cho các con tôi trước khi tôi trở thành thủ tướng, theo hiến pháp cũ, theo luật cũ. Và một ngày nào đó, chúng muốn bán vì nó đến thời điểm phải bán. Và tơi nghĩ đó là một ý tưởng tốt.

Vậy là, các con tôi đã đồng ý bán. Và sau thương vụ đó, tơi bị bị cơng kích vì khơng nộp thuế, mà thực sự là đối với thuế lãi vốn trên thị trường Thái Lan, khơng có loại thuế nào như vậy. Đó là được miễn thuế, khơng phải chịu thuế.

Và ai đó nói rằng, "nếu anh bán mì, anh cũng phải đóng thuế. Vậy khi bán công ty, tại sao anh khơng phải đóng thuế?" Bán mì là bán hàng, hàng hóa thì phải chịu thuế nhưng với việc bán cổ phiếu thì khơng phải chịu thuế lãi vốn. Đó là điều mọi người nhầm lẫn [81].

Tuy nhiên, đằng sau thương vụ tưởng như hợp pháp và hợp lý như lời biện minh nêu trên, Thủ tướng đã có hành động lạm quyền bằng cách thay đổi chính sách để tạo lợi ích cho gia đình mình. Thứ nhất, chỉ một số ngày trước khi việc mua bán diễn ra, một số điều khoản trong Luật Viễn thơng được thơng qua trong đó cho phép mở rộng vốn nước ngồi trong các cơng ty viễn thông từ 25% lên 49%. Thứ hai, dù Thủ tướng khăng khăng bảo vệ quan điểm rằng việc mua bán vốn này khơng phải đóng thuế song cũng chỉ một vài ngày trước vụ mua bán với Temasek, các con

của Thủ tướng truong Tập đoàn Shin Corp đã “mua” lại 11% cổ phần của tập đồn Shin Corp từ Cơng ty Ample Rich. Cơng ty Ample Rich này có pháp nhân ở British Virgin Isles lại do chính Thaksin Shinawatra thành lập vào năm 1999. Trong thương vụ mua bán thứ cấp này, Công ty Ample Rich bán cho các con của Thủ tướng Thaksin giá mỗi cổ phiếu của Shin Corp là 1 baht và mấy ngày sau, giá này được bán cho Tập đoàn Temasek là 49,25 baht [53, tr.134-40] [59, tr.262]

Khi nhận được tố cáo từ các đối thủ chính trị của Thủ tướng, các cơ quan quản lý Thái Lan đã nhanh chóng tiến hành một cuộc điều tra dấu hiệu sai phạm và kết luận rằng vụ mua bán này là hợp pháp vì các con của Thủ tướng là chủ sở hữu của Ample Rich. Dù vậy, đối với những thế lực chống đối, vụ mua bán này là minh chứng cho thấy Thủ tướng Thaksin đã thao túng pháp luật vì lợi ích riêng của mình. Thương vụ bán Tập đoàn Shin Corp trở thành vụ bê bối lớn nhất của Thủ tướng để các phe nhóm đối lập xách động và hơ hào quần chúng chống lại chính phủ. Điều đó chứng tỏ Thủ tướng Thaksin đã mắc sai lầm chính trị lớn với quyết định bán Tập đồn Shin vào giai đoạn rất nhạy cảm trong nhiệm kỳ hoạt động của ông.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 141 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)