Chương 2 : KHÁI QUÁT VỀ NỀN CHÍNH TRỊ THÁI LAN HIỆN ĐẠI
2.4. Các lực lượng chủ yếu trong nền chính trị Thái Lan
2.4.2. Giới quan liêu
Như đã phân tích tại mục 2.1, Thái Lan chưa bao giờ chuyển mình sang hẳn chế độ tư bản chủ nghĩa thông qua một cuộc cách mạng tư sản. Tính chất cách mạng nửa vời trong chính biến tháng 6 năm 1932 đã để lại hầu như nguyên vẹn bộ máy quan lại, chức sắc làm việc cho nhà nước phong kiến trước đây. Trong giai đoạn đầu của nền chính trị hiện đại, tầng lớp quan lại vẫn được sử dụng trong hệ thống chính quyền. Họ là những cá nhân có quan hệ chặt chẽ với hoàng gia, là người được ban các danh hiệu quý tộc hay là đại diện của những gia đình có thế lực.
Trong các thập niên tiếp theo, tầng lớp quan lại tiếp tục mở rộng. Họ có thêm những cá nhân, thành phần ưu tú đến từ các gia đình gốc Hoa [74, tr.87-90]. Các cá nhân thuộc tầng lớp này liên tục được bổ nhiệm, được phân công hoặc tranh giành được các vị trí lãnh đạo trong bộ máy chính quyền hay quản lý các tập đồn kinh tế nhà nước. Với nguồn gốc xuất thân từ tầng lớp trên, được đào tạo bài bản và nhờ các mối quan hệ chính trị sẵn có, tầng lớp quan lại phát triển thành một lực lượng đặc trưng trong nền chính trị, như các học giả phương Tây gọi là “tầng lớp quan liêu” (bureaucrats) [64, tr.11] [52, tr.143-148].
Trải qua các biến cố chính trị sau đó, cho dù giới quan liêu khơng xuất hiện trực diện trong các cuộc tranh giành quyền lực, song với việc thiết lập một hệ thống từ trung ương tới địa phương, họ vẫn nắm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý qua nhiều chính quyền khác nhau. Để duy trì được vai trị của mình, tầng lớp quan liêu đã không ngừng mở rộng hoạt động trong hệ thống chính trị. Trong chính thể quan liêu, họ củng cố địa vị của mình thơng qua các mối quan hệ cộng sinh với các tướng lĩnh quân đội nắm quyền. Họ duy trì được vai trị của mình trong nền chính trị Thái Lan bằng những kỹ năng quản lý có được từ thời kỳ cải cách của quốc vương Chualalongkorn và sau này họ tiếp thu các kỹ thuật quản lý hành chính hiện đại trong giai đoạn Hoa Kỳ viện trợ tiền bạc và chuyển giao kỹ thuật quản lý cho Thái Lan [56, tr.23]. Bên cạnh đó, giới quan liêu cũng ngấm ngầm tranh giành với nhau để nắm giữ các vị trí đầy quyền lực, khơng chỉ trong Bộ Nội vụ mà còn ở Bộ Thương mại, Thông tin liên lạc, Giao thông và Nông nghiệp, những cơ quan được giao quản lý và phát triển các dự án lớn của chính phủ, nơi họ tìm thấy cơ hội để kết nối với các doanh nghiệp lớn nhằm thương lượng, nhận hoa hồng và lại quả sau mỗi dự án được ký kết [17, tr.154].
Sau khi chính thể quan liêu dần được thay thế bằng thể chế chính trị dân chủ tuyển cử, tầng lớp quan liêu bị buộc phải chia sẻ vai trị lãnh đạo của mình cho các lực lượng mới trong xã hội. Tuy vậy, lực lượng này cũng tìm cách thích nghi với mơi trường chính trị mới. Trong các cuộc bầu cử giành ghế vào Hạ nghị viện, nhiều quan chức cấp cao tham gia vào các đảng phái có xu hướng bảo hồng như Đảng Dân chủ hoặc thành lập các đảng phái chính trị có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa
như Đảng Khát vọng mới [41, tr.86]. Trong các tập đồn kinh tế nhà nước, họ tìm cách chống lại lệnh của các bộ trưởng, những người nắm quyền thông qua bầu cử, yêu cầu họ phải rời khỏi các vị trí chủ chốt trong quản lý. Trong các chính phủ đa đảng, họ gây sức ép trực tiếp và gián tiếp để Thủ tướng phải bố trí các sĩ quan quân đội, cảnh sát hoặc tướng lĩnh hồi hưu vào vị trí đứng đầu các bộ chủ chốt như Tài chính, Quốc phịng và Ngoại giao. Họ tích cực ủng hộ các cải cách chính trị nhằm tạo sự đối trọng hơn nữa giữa cơ quan hành pháp và lập pháp, với hy vọng qua đó tăng cường vai trị của cơ quan hành pháp, giảm bớt tiếng nói của quốc hội. Đặc biệt, họ tiếp tục tuyên truyền ý tưởng về sự cai trị của tầng lớp quan liêu, những người được gọi là nô bộc của quốc vương, và đối lập với các chính khách nắm quyền chính trị từ bầu cử [56, tr.24].