Chương 2 : KHÁI QUÁT VỀ NỀN CHÍNH TRỊ THÁI LAN HIỆN ĐẠI
3.2. Những hoạt động và ảnh hưởng chính trị của doanh nhân
3.2.3. Hoạt động trong chính phủ
3.2.3.1. Sự tham gia của doanh nhân trong các chính phủ đa đảng
Các chính phủ đa đảng của Thái Lan cuối thập niên 1980 và trong suốt thập niên 1990 thường có rất nhiều đợt cải tổ. Thơng thường đó là kết quả của các thỏa hiệp giữa các đảng cầm quyền và các vị trí trong nội các thường có sự hốn đổi cho nhau. Chính vì vậy, phần trình bày dưới đây chỉ tập trung vào việc nội các lần đầu tiên, tức là khi chính phủ mới ra mắt.
Từ đầu thập niên 1980, có một làn sóng các doanh nhân tiến vào chính trường Thái Lan. Họ trở thành thành viên chủ chốt trong các đảng phái, họ đắc cử trong Hạ nghị viện và các hội đồng địa phương và họ tìm mọi cách tác động để có vị trí trong các chính phủ. Chính vì vậy, trong chính phủ của Thủ tướng Prem Tinsulanonda, đã xuất hiện rất nhiều doanh nhân đến từ các đảng Quốc dân Thái, Hành động xã hội và Dân chủ vào nội các của mình. Ví dụ như các doanh nhân Bonchu Rojanastien, một trùm tài phiệt ngân hàng, Lek Nana, ông trùm bất động sản tại Bangkok, Narong Wongwan, doanh nhân ngành sản xuất thuốc lá đồng thời là một “bố già” của tỉnh Phrae, Banharn Sila-archa, doanh nhân ngành xây dựng, vv..
Cho đến các chính phủ sau này, số lượng doanh nhân giữ chức Thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng vẫn rất đông đảo. Giai đoạn Chính phủ Chatichai (1988 - 1991), trong nội các lần đầu, có đến 33 trong số 45 thành viên là doanh nhân. Chính vì vậy, khơng có gì khác lạ khi Thủ tướng Chatichai bổ nhiệm một loạt thành viên vốn là các doanh nhân cỡ lớn tham gia nội các. Trước tiên, vị trí Bộ trưởng Tài chính vốn trước đây ln thuộc về những nhà kỹ trị nay phải nhường cho Pramual Sabhavasu, một doanh nhân ngành xây dựng và là nhà tài trợ chính cho Đảng Quốc dân Thái; Pong Sarasin, một lãnh đạo cấp cao trong tập đồn Sarasin, giữ chức Phó Thủ tướng; Sanoh Thienthong, chủ doanh nghiệp vận tải, người đứng đầu nhóm Wang Nam Yen trong Đảng Quốc dân Thái, giữ chức Bộ trưởng Nội vụ; Banharn Silpa-archa, một doanh nhân xây dựng giữ cương vị Bộ trưởng Công nghiệp; Bhichai Rattakul, một doanh nhân chế biến lâm sản, giữ chức vụ Phó Thủ tướng; còn Suwat Lipatallop là một doanh nhân ngành xây dựng giữ chức Thứ trưởng Bộ Thông tin liên lạc.
Đến chính phủ Chuan Leekpai lần thứ nhất (1992 - 1995), với quan điểm luôn đề cao tự do hóa nền kinh tế - tài chính và điều hành tốt, Thủ tướng Chuan Leekpai quay trở lại trọng dụng các nhà kỹ trị và chủ nhà băng bằng cách bổ nhiệm họ phụ trách các vấn đề kinh tế, tài chính trong chính phủ. Có thể kể đến ba vị trí phó thủ tướng chính phủ được dành cho Amnuay Veeravan - Chủ tịch NESDB, Boonchu Rojanastien - cựu Chủ tịch Ngân hàng Bangkok, và Supachai
Panitchapakdi - Chủ tịch Ngân hàng Quân đội. Các vị trí khác trong nội các cũng được dành cho doanh nhân như Bộ trưởng Ngoại giao được trao cho Thaksin Shinawatra - một tỷ phú ngành viễn thông, thủ lĩnh Đảng PDP.
Tới Thủ tướng Banharn (1995-1996), số lượng doanh nhân trong chính phủ đã đạt mức kỷ lục. Trong số 49 thành viên nội các thì có đến 43 doanh nhân và chỉ có 5 vị trí dành cho sĩ quan quân đội và giới quan liêu [88, tr.389]. Hơn bao giờ hết, những vị trí có nhiều lợi ích trong chính phủ được bổ nhiệm cho các thân hữu của Banharn. Thậm chí những vị trí chủ chốt, giữ vai trị hoạch định chính sách của quốc gia và cần đến kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm quản lý, cũng được phân bổ cho các doanh nhân. Ví dụ như, chức vụ Bộ trưởng Tài chính được bố trí cho Surakiart Sathirathai, nguyên Trưởng Khoa Luật Đại học Chulalongkorn, người khơng hề có chun mơn quản lý tài chính; chức vụ Thứ trưởng Bộ Tài chính thuộc về Newin Chidchob, một doanh nhân - nghị sĩ của tỉnh Burirum. Snoh Thienthong giữ chức Bộ trưởng Y tế; Montree Ponpanit - một chính trị gia từng bị đưa vào danh sách “giàu bất thường” được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Nông nghiệp và Hợp tác. Thủ tướng Banharn cũng chia đều các vị trí khác trong chính phủ cho đại diện các đảng phái trong nội các liên minh.
Đối với Chính phủ Chavalit Yongchaiyudh (1996 - 1997), cũng giống như cách làm của Banharn hơn một năm trước đó, Chavalit đã lựa chọn rất nhiều chính trị gia - doanh nhân khu vực địa phương vào nội các của mình. Ví dụ, Montree Pongpanit trở thành Phó Thủ tướng. Ngồi ra, chức vụ Phó Thủ tướng cũng được phân công cho các doanh nhân như Sukavich Rangsitpol - nguyên Chủ tịch Tập đồn dầu khí Caltex, đảng viên đảng Khát vọng mới; Korn Dabbaransi - một chính trị gia từng bị điều tra là “giàu có bất thường” ở trong Chính phủ Chatichai. Bên cạnh đó, năm vị trí lãnh đạo của Bộ Giao thông và Thông tin liên lạc được phân cho các doanh nhân dến từ những đảng phái khác nhau như Suwat Lippatapanlop của Đảng Dân tộc phát triển, Aram Lhoveera của Đảng Khát vọng mới, Pinij Jarusombat của Đảng Seridham, Somsak Thepsuthin của Đảng Hành động xã hội và vị trí cuối cùng cho Direk Jareonpol một doanh nhân và chưa từng là hạ nghị sĩ [68, tr.158]. Khơng chỉ có vậy, Thủ tướng Chavalit còn bổ nhiệm cả Udomsak Thamthong, một “bố già” nổi tiếng làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp [69, tr.66].
Chuyển sang chính phủ Chuan Leekpai lần thứ hai (1997 - 2001), rút kinh nghiệm từ nội các trước, lần này Thủ tướng Chuan Leekpai quyết định giao cho các đảng viên chủ chốt của Đảng Dân chủ đảm nhiệm tồn bộ các vị trí phụ trách lĩnh vực kinh tế. Trong nội các mới của Chuan Leekpai, các doanh nhân tầm cỡ quốc gia, những nhà kỹ trị thực sự được trọng dụng. Thủ tướng Chuan cũng đã “để lọt” các cá nhân từng được cảnh sát đưa vào danh sách những jaopho trong chính trị. Ví
dụ như Jongchai Thiengnam, hạ nghị sĩ tỉnh Suphanburi, được bố trí vào vị trí Thứ trưởng Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội; ông trùm tài phiệt Vattana Asavahame được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Ngoài ra, Sonthaya Kunplome, con trai của một jaopho nổi tiếng là Somchai Kunplome cũng được cất nhắc vào vị trí Thứ
trưởng Bộ Giao thơng Vận tải [69, tr.66].
Từ việc bố trí doanh nhân trong các chính phủ đa đảng giai đoạn 1988 và 1997, có thể thấy một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, qua mỗi nội các khác nhau, người ta vẫn thấy những khuôn mặt cũ, những doanh nhân - chính trị gia nổi tiếng như: Banharn Sila-archa, Snoh Thienthong, Narong Wongwan, Montree Ponpainit, vv.... Khi chính phủ mà họ tham gia sụp đổ, các doanh nhân này lại tìm cách tham gia vào các chính phủ tiếp theo bằng cách rời bỏ sang đảng khác hoặc vận động để đảng phái của mình có tên trong chính phủ đa đảng.
Thứ hai, trong các chính phủ liên minh, khơng chỉ các doanh nhân làm ăn chân chính hay các trùm tài phiệt lớn còn xuất hiện cả các bố già, những người trở nên giàu có nhờ các hoạt động kinh tế ngầm hoặc bất hợp pháp. Đây là một thực tế nhức nhối trong các chính phủ Thái Lan suốt thập niên 1990. Điều này cũng chứng tỏ mối quan hệ lợi ích giữa các chính trị gia và doanh nhân đã ở mức độ cao nhất. Nó đã được bộc lộ một cách cơng khai, làm vấy đục hình ảnh của các chính phủ dân cử và nó cũng góp phần hủy hoại chính các chính phủ đó.
Thứ ba, chất lượng của doanh nhân trong cũng là điều đáng bàn. Do các Hiến pháp 1978 và 1991 không quy định rõ rệt về trình độ học vấn của thành viên nội các nên nhiều doanh nhân dù có trình độ văn hóa hạn chế nhưng vẫn giữ vị trí trong nội các. Ví dụ, chỉ riêng trong nội các của Chính phủ Chavalit Yongchaiyudh, có thể điểm tên hàng loạt doanh nhân - hạ nghị sĩ như Somporn Asavahame, Thứ
trưởng Bộ Thương mại; Soontorn Wilawan, Thứ trưởng Bộ Y tế Công; hay Samarn Pummakarnchana, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp mới chỉ có bằng tốt nghiệp cấp hai. Thứ tư, trong nhiều nội các, các thành viên nội các được bố trí chủ yếu theo thỏa thuận giữa các đảng phái trong chính phủ liên minh chứ khơng theo chun mơn, kinh nghiệm và trình độ. Ví dụ, các thủ tướng Chavalit và Banharn đã thay thế các nhà kỹ trị am hiểu quản lý kinh tế vĩ mô bằng các doanh nhân hoặc thân hữu vốn khơng có nhiều chun mơn và kinh nghiệm trong quản lý điều hành các Bộ quản lý kinh tế như Bộ Tài chính, Bộ Cơng nghiệp và Bộ Thương mại. Sự bố trí này xuất phát từ tính chất thân hữu cũng như lợi ích nhóm trong các đảng phái. Nó làm cho hoạt động trong nhiều bộ ngành của Thái Lan gặp trục trặc về tổ chức cũng như khơng có sự ổn định về nhân sự. Nghiêm trọng hơn, khi bổ nhiệm những người ra quyết định không có chun mơn và trình độ quản lý, các chính phủ Thái Lan đã góp phần khơng nhỏ dẫn đến di hại cho nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 cũng một phần bắt nguồn từ sự điều hành yếu kém của chính phủ với các sai lầm của các quan chức - doanh nhân nắm quyền quản lý.
3.2.3.2. Tham gia điều hành kinh tế xã hội
Trong giai đoạn Chatichai nắm quyền, tầng lớp doanh nhân dần dần thay thế các nhà kỹ trị để quản lý nền kinh tế quốc dân theo định hướng thị trường. Quyền đề xuất và hoạch định chính sách được chuyển dần về các Bộ Tài chính và Cơng nghiệp. Các cơ quan tham vấn chính sách chủ yếu trước đây như Cục Phát triển kinh tế và xã hội quốc gia (NESDB), Ủy ban Tư vấn hợp tác công tư (JPPCC) và Ngân hàng Bangkok lần lượt bị hạn chế phạm vi hoạt động [32, tr.15]. Về cơ bản, giới quan liêu và kỹ trị dần bị gạt sang một bên trong trong hoạch định chính sách. Trách nhiệm này được chuyển giao cho các doanh nhân - chính trị gia cũng như chuyên gia tư vấn chính sách.
Về ban hành và thực thi chính sách kinh tế xã hội, các chính phủ giai đoạn này dù dài ngắn khác nhau nhưng đều giữ mục tiêu chung là chính sách kinh tế hướng về xuất khẩu; theo đuổi chính sách tự do hóa nền kinh tế trong đó có chính sách tự do hóa tài chính. Với các chính sách kinh tế cởi mở, Thái Lan đã có được tốc độ tăng trưởng GDP nói chung và tốc độ tăng trưởng công nghiệp và ngoại
thương nói riêng ln ở mức cao của khu vực trong nhiều năm liền [2, tr.71]. Khi Chatichai Choonhavan trở thành thủ tướng, ông bổ nhiệm Pramual Sabhavasu, một doanh nhân địa phương được giao cương vị Bộ trưởng Tài chính. Trên cương vị này, Pramual đã đưa ra các đề xuất thúc đẩy tự do hóa tài chính nhằm nâng cao tính hiệu quả của hệ thống tài chính cũng như phục vụ nhu cầu lớn về vốn cho các nhà công nghiệp có quan hệ chặt chẽ với Thủ tướng Chatichai [53, tr.134]. Với các chính sách mới của Chatichai, nền kinh tế Thái Lan đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Sau những biến cố chính trị năm 1992, Đảng Dân chủ lên cầm quyền đã trọng dụng các nhà kỹ trị và chuyên gia ngân hàng vào nhóm quản lý kinh tế, cơng ngiệp và thương mại trong chính phủ. Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện chính sách tự do hóa kinh tế, Chính phủ Chuan cũng đề ra ưu tiên trọng điểm là cải cách thuế nhằm tiếp tục khuyến khích sự phát triển của giới doanh nhân. Với sự quan tâm từ chính phủ, GDP tiếp tục giữ ở mức độ tăng trưởng cao, lần lượt là 8,3%, 8,8% và 9,2% vào các năm 1993, 1994, 1995 [14].
Đến thời của Thủ tướng Banharn, nền kinh tế đã đạt đến độ mở cao nhất. Tuy nhiên, bất cập bắt đầu xuất hiện từ lỗ hổng quản lý nhà nước về kinh tế. Bộ khung quản lý mảng kinh tế, tài chính của chính phủ là những chính khách khơng hề có kinh nghiệm về chun mơn nên khơng có những đề xuất thiết thực theo kịp diễn tiến của nền kinh tế. Thiếu sót về chun mơn đã góp phần đẩy tình hình kinh tế tài chính ngày càng xấu đi cho dù Thái Lan vẫn ở giai đoạn tăng trưởng cao. Ngay bản thân Thủ tướng Banharn cũng “đã tảng lờ các cảnh báo xấu về kinh tế và
thực sự đã làm rất ít để chặn đà suy giảm kinh tế Thái Lan” [37, tr.163]. Ngay trong
năm đầu cầm quyền của Banharn, GDP đã suy giảm từ 9,2% xuống 5,8%, báo hiệu nền kinh tế nước này bước vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng. Trầm trọng hơn nữa, trước tình hình đầu tư ồ ạt vào khu vực công, đặc biệt là vào bất động sản, sự mở rộng các dự án của chính phủ và tình trạng suy giảm cân bằng thương mại nghiêm trọng, Kết quả là, nền kinh tế Thái Lan bị dẫn dắt đến cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Sau này, nhiều chun gia kinh tế vĩ mơ đều có nhận định chung là sự thiếu giám sát của chính quyền, sự yếu kém trong cơ cấu kinh tế trong nước và tình trạng tham nhũng tràn lan là các nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng này [54, tr.174].