Chương 2 : KHÁI QUÁT VỀ NỀN CHÍNH TRỊ THÁI LAN HIỆN ĐẠI
2.3. Đảng phái chính trị và chế độ bầu cử của Thái Lan
2.3.1. Sự hình thành và phát triển của các đảng phái
Biến cố năm 1973 đã góp phần quan trọng khơi phục nền dân chủ và mở ra một thời kỳ nền chính trị Thái Lan hoạt động trên cơ sở cạnh tranh giữa các đảng phái. Theo Hiến pháp 1974, các đại biểu quốc hội nhất thiết phải là thành viên của một đảng phái chính trị. Đến năm 1981, Luật Đảng phái được ban hành góp phần quan trọng đưa hoạt động đảng phái và tranh cử của các đảng phái vào khn khổ. Theo đó, để được phép tham gia tranh cử, một đảng phái có từ 5000 đảng viên trở lên ở 4 vùng miền của cả nước, trong mỗi vùng đó, có ít nhất 5 tỉnh phải có đảng viên với mỗi tỉnh có ít nhất 50 đảng viên. Ngoài ra, khi tranh cử, số lượng ứng cử viên của đảng phải bằng ít nhất một nửa số hạ nghị sĩ [42, tr.210]. Với quy định này, hoạt động của các đảng phái đã được tổ chức bài bản hơn.
Sau khi Luật Đảng phái được ban hành, bắt đầu xuất hiện tình trạng phân hóa trong các đảng cũ và xuất hiện các đảng mới. Ví dụ, Đảng Dân chủ bị chia thành 03 đảng mới là Đảng Dân chủ, Đảng Hành động xã hội và Đảng Thế lực mới. Trong đó, hai đảng Hành động xã hội và Thế lực mới theo xu hướng trung tả. Các đảng
phái chính trị mới như Quốc dân Thái, Dân tộc xã hội, Công bằng xã hội, Nông nghiệp xã hội cũng được các doanh nhân hậu thuẫn thành lập. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự ra đời của hai đảng cánh tả là đảng Mặt trận xã hội thống nhất và Đảng Xã hội Thái [21, tr.95].
Dù mới ra đời song việc phân chia khu vực của các đảng phái đã tương đối rõ ràng. Mỗi một đảng thường có cơ sở hoạt động chính tại một số tỉnh, thành nhất định, một phần vì điều kiện ra đời, một phần khác là do có thủ lĩnh hoặc những nhà bảo trợ lớn xuất thân ở khu vực đó. Ví dụ, Đảng Dân chủ ln chiếm ưu thế tại các tỉnh phía Nam, Đảng Quốc dân Thái thống trị các tỉnh miền Trung, Đảng Sức mạnh đạo đức (Palang Dharma - PDP) được sự ủng hộ lớn tại Bangkok còn hai đảng Dân tộc phát triển (Chart Pattana) và Khát vọng mới luôn nhận được nhiều phiếu của cử tri nhất ở các tỉnh Đông Bắc [75, tr.161].
Bảng 2.1: Các đảng phái dẫn đầu trong các cuộc bầu cử hạ nghị viện
(Giai đoạn 1983 - 1996) Năm bầu cử Tổng số ghế Đảng đạt nhiều ghế nhất Đảng đạt nhiều ghế thứ hai Đảng đạt nhiều ghế thứ ba 18/4/1983 324 ghế Hành động Xã hội 92 ghế (23,39%)
Quốc dân Thái
73 ghế (22,53%) Dân chủ 56 ghế (17,28%) 27/7/1986 347 ghế Dân chủ 100 ghế (28,81%)
Quốc dân Thái
63 ghế (18,15%)
Hành động xã hội
51 ghế (14,69%)
24/7/1988
357 ghế
Quốc dân Thái
87 ghế (24,37%) Hành động xã hội 54 ghế (15,12%) Dân chủ 48 ghế (13,44%) 22/3/1992 360 ghế Cơng lý đồn kết 79 ghế (21,94%)
Quốc dân Thái
74 ghế (20,55%) Khát vọng mới 72 ghế (20%) 13/9/1992 360 ghế Dân chủ 79 (21,94%) Sức mạnh đạo đức 77 (21,38%)
Phát triển quốc gia
60 (16,66%)
02/7/1995
391 ghế
Dân chủ
92 ghế (23,53%)
Quốc dân Thái
86 ghế (21,99%) Dân tộc phát triển 57 ghế (14,57%) 17/11/1996 393 ghế Khát vọng mới 125 ghế (31,80%) Dân chủ 123 ghế (31,29%) Dân tộc phát triển 52 ghế (13,23%) Nguồn: [68, tr.63]
Từ năm 1983 đến năm 1996, đã có tất cả bảy cuộc tổng tuyển cử vào hạ nghị viện. Trung bình mỗi cuộc bầu cử thu hút 15 đảng phái tham gia [33, tr.388]. Những đảng giành nhiều ghế lần lượt là Đảng Hành động xã hội (1983), Dân chủ (1986), Quốc dân Thái (1988), Đồn kết Cơng lý (3/1992), Dân chủ (9/1992), Quốc dân Thái (1995) và Khát vọng mới (1996). Tuy nhiên, chiến thắng của các đảng này đều ở mức tối thiểu. Bảng 2.1 cho thấy ở cuộc bầu cử năm 1983, Đảng Hành động xã hội giành nhiều ghế nhất nhưng cũng chỉ ở tỷ lệ 23,39% tổng số ghế. Sang cuộc bầu cử năm 1988, Đảng Quốc dân Thái về nhất với tỷ lệ rất thấp là 87/357 ghế (24,37%). Trong cuộc bầu cử năm 1995, Đảng Dân chủ giành thắng lợi với 92/391 ghế (23,53%). Tới cuộc bầu cử tháng 11 năm 1996, Đảng Khát vọng mới đạt được con số kỷ lục nhưng cũng chỉ dừng ở mức 31,8% tổng số ghế (125/393 ghế).
Về số lượng đảng phái tham gia chính phủ, Bảng 2.2 cho thấy, từ năm 1983 đến năm 1996, ln ln có trên 10 đảng phái trong mỗi nhiệm kỳ của hạ nghị viện. Với số ghế phân tán đều cho quá nhiều đảng cho nên cần sự tham gia của nhiều đảng mới đủ số phiếu quá bán thông qua tại hạ nghị viện. Hầu hết các chính phủ liên minh giai đoạn này được lập ra có đại diện của gần một nửa số đảng phái trong hạ nghị viện. Ví dụ, trong giai đoạn ra mắt, Chính phủ Chatichai (1988) có sáu đảng, Chính phủ Banharn (1995) có đến bảy đảng, Chính phủ Chavalit có sáu đảng tham gia.
Bảng 2.2: Chính quyền đa đảng của Thái Lan (giai đoạn 1983 - 1996)
Năm bầu cử 1983 1986 1988 9/1992 1995 1996
Số đảng trong hạ viện 10 14 15 11 11 11 Số đảng tham gia nội các 4 4 6 5 7 6
(Nguồn: Tác giả thống kê)
Như vậy, từ sau năm 1983 cho đến năm 1997, cơ sở quan trọng cho nền chính trị dân chủ tuyển cử đã được tăng cường khi có nhiều đảng phái chính trị được hình thành và tham gia nắm quyền chính trị. Tuy nhiên, số lượng nhiều không đồng nghĩa với sự ổn định và vững chắc. Ngay từ khi ra đời, đa số đảng phái chính trị Thái Lan có nhiều hạn chế về cả mặt chủ quan và khác quan. Hầu hết các đảng phái đều hoạt động theo vùng miền, rất ít đảng phái có cơ sở ủng hộ hoặc tầm ủng
hộ trên toàn quốc. Đại đa số các đảng phái đều ra quân sôi động vào trước và trong các cuộc tuyển cử bầu hạ nghị viện. Sau mỗi kỳ bầu cử, trong Hạ viện thường xuất hiện rất nhiều đảng phái và họ kiểm sốt số ghế khơng cách biệt nhau nhiều. Điều dẫn đến sự phân tán trong thảo luận và đặc biệt là làm cho chức năng thành lập chính phủ của hạ viện thêm khó khăn.
2.3.2. Chế độ bầu cử và đặc điểm cử tri
2.3.2.1. Thể thức bầu cử
Ở Thái Lan, bầu cử được thực hiện theo phương pháp lá phiếu khối nghĩa là bầu theo hệ thống đa số. Theo Luật Bầu cử năm 1979, mỗi tỉnh là một khu vực bầu cử, trong đó cứ 200.000 dân, sau này giảm xuống cịn 150.000, thì chọn ra một hạ nghị sĩ. [75, tr.136]. Theo hệ thống đa số, mỗi khu vực bầu cử đó có thể bầu nhiều nghị sĩ (multi - member districts), nghĩa là cử tri bỏ phiếu để bầu ra một bằng hoặc ít hơn số lượng đại biểu được phân bổ cho khu vực bầu cử đó. Người trúng cử phải đạt số phiếu bầu trên một nửa số phiếu bầu hợp lệ và lấy theo thứ tự từ người có số phiếu cao nhất trở xuống cho đến khi đủ số đại biểu được phân bổ. Trong hệ thống bầu cử này, cả nước được chia ra các khu vực bầu cử. Theo các Hiến pháp 1978 và 1992, Thái Lan được chia thành từ 142 đến 156 khu vực bầu cử để bầu ra từ 301 đến 393 hạ nghị sĩ. Số lượng khu vực bầu cử và hạ nghị sĩ tùy thuộc vào năm bầu cử [32, tr.4]. Nhận thấy nguyên tắc một khu vực bầu ra nhiều nghị sĩ không tạo ra sự cạnh tranh, các nhà lập hiến đã đưa vào Hiến pháp năm 1997 một số cải cách. Theo đó, hạ nghị viện gồm 500 thành viên với 400 hạ nghị sĩ được bầu từ 400 khu vực bầu cử và 100 hạ nghị sĩ còn lại được bầu theo danh sách đảng phái.
2.3.2.2. Đặc điểm khu vực bầu cử và cử tri
Nếu tính theo đặc điểm phân bố dân cư và tỷ lệ cử tri ở Thái Lan, có thể chia làm năm khu vực chính gồm Thủ đơ Bangkok và các vùng phụ cận, các khu vực miền Bắc, miền Trung, Đông Bắc và miền Nam. Thống kê của Glassman cho thấy, thủ đơ Bangkok tuy là khu vực có đóng góp GDP vào hàng lớn nhất (35,2%) song dân số chỉ chiếm 10,4% tổng số dân số Thái Lan. Trong khi đó ở miền Bắc và Đơng Bắc dù đóng góp GDP chỉ đứng ở mức khiêm tốn là 20%, song lại có tỷ lệ dân cư lớn, chiếm tới 53% trên tổng số dân của cả nước [28, tr.32]. Điều này cũng đồng
nghĩa với việc đảng phái chính trị nào có được sự ủng hộ đơng đảo cử tri hai khu vực Bắc và Đơng Bắc cũng sẽ có cơ hội thắng cử lớn hơn.
Hai khu vực miền Bắc và Đông Bắc là những vùng nông thôn và miền núi, nơi điều kiện kinh tế và dân trí khó khăn. Tuy vậy, các cuộc bầu cử ở đây thường dễ đoán ra kết quả. Nguyên nhân là, dân cư ở đó trong một cộng đồng có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó người đứng đầu cộng đồng như trưởng bản, nhà sư hoặc các trí thức tại địa phương (giáo viên, bác sĩ) giữ vai trị rất quan trọng. Tiếng nói của họ về các vấn đề chính trị, xã hội và ứng xử trong cộng đồng được tôn trọng và tin tưởng. Vì vậy trong bầu cử, những nhân vật này thường có vai trị chủ đạo trong việc đưa ra định hướng lựa chọn ứng cử viên cho cộng đồng. Ngồi ra, cư dân nơng thơn có những đối tượng là “khách hàng”, có thể là tiểu thương thu mua hoặc cung cấp các dịch vụ hay các ông chủ cho vay. Một khi những người này được các đảng phái thuê làm “đầu nậu phiếu bầu” thì kết quả bầu cử tại các khu vực này sẽ dễ dàng đoán được hơn.
Việc cử tri được định hướng bầu cử cho một ứng cử viên với sự vận động của trưởng bản, giáo viên, hay những người mà cử tri chịu ơn, được quan niệm như một hành động trả ơn, một chuẩn mực đạo đức trong xã hội nông nghiệp. Trớ trêu thay, cách hành xử đó lại tương phản với tinh thần dân chủ. Ngoài ra, do ý thức chính trị và trình độ dân trí cịn thấp, cử tri dễ dàng chấp nhận đổi lá phiếu của họ và người thân để lấy tiền mặt hoặc cùng dồn phiếu bầu cho ứng cử viên nào đã hỗ trợ xây dựng cộng đồng mình. Chính vì vậy, khu vực bầu cử vùng nơng thơn trở thành địa điểm hoạt động lý tưởng cho các chính trị gia mong muốn có được chỗ đứng trong hạ nghị viện. Thông qua hệ thống đầu nậu phiếu và việc thiết lập quan hệ tốt với cộng đồng nơi họ ứng cử, cũng như với sự đầu tư tiền bạc xứng đáng, các ứng cử viên sẽ có rất nhiều cơ hội giành thắng lợi. Điều này đưa đến một nghịch cảnh trong nền dân chủ Thái Lan đó là “hầu hết tiền bạc thì ở Bangkok và hầu hết
phiếu bầu lại ở ngoài Bangkok” [12]. Đặc điểm này đã góp phần hình thành “nền
chính trị tiền bạc” của Thái Lan từ cuối thập niên 1980 và suốt thập niên 1990. Nó cũng chính là căn nguyên cho sự xuất hiện ồ ạt của các doanh nhân địa phương trong các cơ quan quyền lực trung ương suốt thập niên 1990.
Nhìn chung, q trình dân chủ hóa nền chính trị Thái Lan đã được thực hiện một cách bài bản mà trước hết là quá trình sửa đổi, bổ sung hiến pháp, hồn thiện hệ thống luật pháp. Những cải cách về thể chế này đã có tác động quan trọng trong việc phát huy sự tham gia của người dân vào nền chính trị, hạn chế sự lũng đoạn của giới quan liêu và tạo điều kiện cho các đảng phái chính trị hoạt động. Những lần sửa đổi hiến pháp của Thái Lan về cơ bản khơng làm thay đổi hệ tư tưởng chính trị, thể chế chính trị và phần nào đưa nền chính trị đó phát triển theo đúng tinh thần của một nền dân chủ đại nghị. Tuy nhiên, những phong tục, tập quán, đặc điểm khu dân cư, trình độ dân trí và những lợi ích cục bộ của giới tài phiệt là những cản trở lớn để chế độ bầu cử của Thái Lan thực sự dân chủ và bình đẳng góp phần đưa quốc gia này chuyển mình sang một nền dân chủ toàn diện.
2.4. Các lực lƣợng chủ yếu trong nền chính trị Thái Lan
Khi nghiên cứu về nền chính trị Thái Lan, Pasuk và Baker cho rằng nên chia thành hai lực lượng cơ bản là cũ và mới. Lực lượng cũ là tầng lớp quan lại, giới tướng lĩnh quân đội nắm quyền và một phần các chủ đất [56, tr.19]. Còn lực lượng mới được hình thành trong quá trình phát triển kinh tế Thái Lan là doanh nhân thành thị, doanh nhân địa phương, người làm công ăn lương và cơng nhân thành thị. Tơi nhận thấy, nền chính trị Thái Lan hiện đại có bốn lực lượng chính trị chủ yếu hợp thành. Đó là Quốc vương Bhumibol Adulyadej, giới quan liêu, tập hợp các tướng lĩnh quân quân đội và giới doanh nhân. Nhận định này được đưa ra dựa vào những căn cứ chính như: Đây là những lực lượng có tác động quan trọng tới cục diện chính trị Thái Lan từ sau năm 1932. Ở mỗi giai đoạn trong tiến trình chính trị Thái Lan, các lực lượng này có thể là chủ thể nắm quyền lực chính trị hoặc là đồng minh của các thế lực cầm quyền. Trong các biến cố chính trị, các lực lượng này không hề bị triệt tiêu cho dù đã có xung đột gay gắt với các lực lượng chính trị khác. Thay vào đó, chúng tiếp tục tồn tại và hiện nay vẫn đóng vai trị tích cực trong việc duy trì hoặc thay đổi hiện trạng chính trị Thái Lan.
2.4.1. Quốc vương Bhumibol Adulyadej
Bàn đến vai trò của Quốc vương Rama IX (cịn có danh xưng là Bhumibol Adulyadej) trong nền chính trị Thái Lan là một vấn đề nhạy cảm mặc dù q trình chuyển đổi chính trị ở nước này đã cho thấy vai trị rất to lớn của ơng. Ở Thái Lan,
quốc vương được tôn xưng là một trong ba trụ cột tinh thần của nhân dân Thái Lan (gồm Quốc vương - Dân tộc - Tôn giáo). Vì quốc vương là bậc chí tơn, nhà lãnh đạo tinh thần tối cao cho nên luật pháp hiện tại của Thái Lan sẽ ghép bất cứ tổ chức, cá nhân nào vào tội bất kính nếu như họ đề cập khơng đúng hồn cảnh hoặc có những hàm ý hay sử dụng ngôn từ không hợp lý đối với nhà vua.
Quốc vương Bhumibol lên ngôi từ năm 1946 sau khi anh trai của ông, vua Ananda Mahidol, đột ngột qua đời. Trong những năm tháng đầu tiên ngồi trên ngai vàng, ông thực hiện đúng chức trách là người đứng đầu nền quân chủ lập hiến. Giai đoạn này, Thái Lan đang nằm dưới chế độ độc tài quân sự của tướng Phibul Songram, người ln muốn giữ vai trị lãnh đạo tồn diện và cao nhất của Thái Lan. Bên cạnh đó, quốc vương trẻ cũng chưa tích lũy được nhiều uy tín với thần dân cho dù trong một số bản hiến pháp, quốc vương có quyền lựa chọn Hội đồng nhà nước (Chính phủ), thành viên của Thượng nghị viện và có quyền ban hành nghị định riêng (Hiến pháp 1949). Kể từ năm 1958 trở đi, vai trị của Quốc vương và hồng gia thực sự thay đổi khi tướng Sarit Thanarat đề ra hàng loạt sắc lệnh và chương trình nhằm phục dựng vai trò lãnh đạo tinh thần của Quốc vương. Từ vị trí gần như bị lãng quên dưới thời Thủ tướng Phibul, Quốc vương được chính quyền độc tài Sarit tôn sùng trở thành biểu tượng tinh thần của dân tộc Thái. Từ đó đến nay, sự gắn kết giữa hoàng gia và giới quân đội ngày càng mật thiết.
Bước vào thập niên 1970, Quốc vương Bhumibol đã tập hợp được đầy đủ quyền lực theo hiến pháp và cả ngoài hiến pháp để trở thành một nhân vật có vị trí quan trọng trong nền chính trị Thái Lan [38, tr.12]. Quyền lực đó được thể hiện rõ rệt qua sự can thiệp trực tiếp hoặc đầy ẩn ý vào các biến cố chính trị xảy ra liên tiếp ở Thái Lan vào các năm 1973, 1976, 1981 và 1992. Tuy nhiên, đối với mỗi biến cố, quốc vương lại có cách hành xử khác nhau. Năm 1973, ông lên tiếng ủng hộ lực lượng dân chủ chống chính quyền độc tài dù cho trước đó, chính quyền độc tài đã khơi phục vị trí lãnh đạo tinh thần tối cao của ông. Năm 1976, ông quay sang ủng