Hoạt động trong quá trình bầu cử

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 82 - 84)

Chương 2 : KHÁI QUÁT VỀ NỀN CHÍNH TRỊ THÁI LAN HIỆN ĐẠI

3.2. Những hoạt động và ảnh hưởng chính trị của doanh nhân

3.2.2. Hoạt động trong quá trình bầu cử

Tối đa hóa số lá phiếu là mục tiêu cao nhất của các ứng cử viên trong mỗi cuộc bầu cử. Sau khi đã chọn ra được ứng cử viên tiềm năng, các đảng phái chính trị Thái Lan vấp phải một khó khăn nữa là làm sao thuyết phục cử tri bỏ phiếu cho ứng cử viên của đảng mình. Do đa số đảng phái chính trị Thái Lan chỉ là những tổ chức chính trị lỏng lẻo, hoạt động theo mùa vụ nên họ không thể tập hợp đủ số lượng cử tri trung thành bầu cho họ. Vì thế, một trong những cách hiệu quả nhất là mua phiếu bầu.

Daniel Arghiros đã khái quát tình trạng mua bán phiếu bầu trong nền chính trị Thái Lan “là một hình thức đầu tư trong đó tiền được sử dụng làm vốn đầu tư với

mục đích tạo ra lợi nhuận từ các dự án trong chính phủ” [9, tr.241]. Cụ thể hơn, tiền

bạc được sử dụng để mua chuộc cử tri bỏ phiếu cho những ứng cử viên cụ thể. Khi các ứng cử viên này đắc cử và có vị trí trong nội các chính phủ, họ sẽ phải trả lại số tiền trên bằng cách tạo điều kiện cho người đã bỏ tiền đầu tư mua phiếu bầu cho họ

tham gia vào các hợp đồng, dự án của chính phủ. Nhận xét về hậu quả của tệ nạn mua phiếu bầu ở Thái Lan, Arghiros [9, tr.154] trích từ ý kiến biên tập viên báo Thai-rat ngày 28/10/1990 rằng: “Việc sử dụng tiền để mua phiếu bầu, bất chấp quy định của

pháp luật, đã lan nhanh như dịch bệnh xuống cả các cuộc bầu cử cấp địa phương. Nó lây lan trên cả nước như lửa cháy trên đồng… quyền lực vì thế sẽ rơi vào tay giới doanh nhân, những người có sự ủng hộ từ những “thế lực đen” ở địa phương.”

Ở Thái Lan, trong suốt thập niên 1990, các cuộc bầu cử thường không theo chu kỳ. Nguyên nhân là, các cuộc khủng hoảng trong chính phủ thường dẫn đến giải tán hạ nghị viện và bầu cử lại. Chính vì khơng có thời gian theo hạn định nên sau khi tìm kiếm đủ ứng cử viên cho đảng, các đảng phái phải tiếp tục công việc vận động cử tri ở các khu vực bầu cử. Trên thực tế, các khu vực bầu cử thường rất rộng lớn và nằm ở vùng nông thơn xa xơi, do đó việc bố trí lịch để các ứng cử viên thường xuyên tiếp xúc cử tri là điều thực sự khó khăn. Vì vậy, các cuộc tập hợp cử tri chỉ được làm chiếu lệ cịn để có được số phiếu bầu, các đảng phái và ứng cử viên thực sự phải trông chờ vào các đầu nậu phiếu.

Trong thời gian tranh cử ngắn ngủi, các đầu nậu phiếu, khi được các đảng phái tập hợp thành mạng lưới, sẽ chịu trách nhiệm chuyển quà và tiền mua phiếu từ ứng cử viên tới cử tri; tổ chức các chương trình tiếp xúc, diễn thuyết của ứng cử viên với cử tri; tìm cách gây khó dễ cho việc tranh cử của đối thủ tại khu vực bầu cử mà họ được thuê và thậm chí sử dụng nhiều thủ đoạn bất hợp pháp như cản trở đối thủ, thậm chí là ám sát ứng cử viên nhằm giúp cho “thân chủ” của họ thắng cử.

Việc gom phiếu của cử tri để bầu cho một ứng cử viên được hình thành từ những năm 1950 khi chính quyền giao cho các quan chức cơ sở nhiệm vụ huy động cử tri để bầu cho các ứng viên đã chỉ định sẵn. Sau này, khi nền kinh tế phát triển, nền chính trị “bán dân chủ” được thiết lập, tình trạng trung gian thu gom phiếu bầu được thương mại hóa và được thực hiện công khai và sôi động nhất vào đêm trước của cuộc bầu cử [9, tr.138]. Trên “thị trường bầu cử” này thường đã có một mức giá định sẵn, các đầu nậu phiếu đến từng hộ trả tiền và đợi kết quả, hoặc họ trả tiền thành hai đợt, trước và sau bầu cử. Theo khảo sát của Surin và McCargo, để mua phiếu của một hộ gia đình nơng thơn gồm từ 2-5 cử tri, số tiền bỏ ra là 100 đến 200

baht (tương đương 4 đến 8 USD). Tại các khu vực bầu cử có tính cạnh tranh cao, một phiếu bầu của cử tri có khi đáng giá đến hơn 1.000 baht [74, tr.138]. Ngồi hình thức mua bán trực tiếp, các chính trị gia-doanh nhân cũng thực hiện cách thức mua cả cộng đồng cử tri thông qua việc xây dựng một hoặc một số cơng trình phúc lợi tại cộng đồng đó.

Tóm lại, số tiền được chi sẽ tùy vào tỉ lệ cạnh tranh cao hay thấp. Ví dụ, trong cuộc bầu cử tháng 7 năm 1995, trong 20 đến 25 triệu baht chi phí, một phần ba hoặc một phần tư đã được sử dụng để mua phiếu bầu [75, tr.138]. Với tình trạng mua bán phổ biến như vậy, tổng số tiền bỏ ra của kỳ bầu cử lần sau ln ln cao hơn lần trước. Ước tính trong cuộc bầu cử năm 1986, tiền mua phiếu bầu từ 300 đến 400 triệu baht, năm 1988 là từ 4 đến 5 tỷ baht, năm 1992 lên đến 10 tỷ baht rồi 17 tỷ vào năm bầu cử 1995 và từ 20 đến 30 tỷ baht vào năm 1996 [61, tr.261-2].

Như vậy, đồng tiền của giới doanh nhân đổ vào cho các cuộc bầu cử Thái Lan trong thập kỷ 1990 đã tạo ra nạn mua bán phiếu bầu vô cùng nhức nhối. Người được bầu lên khơng hẳn là do tài năng chính trị, có được cương lĩnh hoạt động hiệu quả hay đại diện cho ý chí, nguyện vọng của đại đa số cử tri. Họ trở thành hạ nghị sĩ phần nhiều là nhờ số tiền của họ hoặc, của những người hậu thuẫn họ hoặc của đảng phái họ đứng tên được sử dụng qua một hệ thống trung gian để mua chuộc cử tri. Một khi đắc cử vào hạ nghị viện hoặc may mắn hơn, được chọn giữ cương vị bộ trưởng hoặc thứ trưởng trong nội các, các nghị sĩ sẽ phải tìm cách thu hồi vốn lại cho mình hoặc trả lại cho người đã đài thọ. Đây là chặng đường tiếp nối cho cho vấn nạn tham nhũng vốn xảy ra tràn lan trong các cơ quan công quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)