Chính thể quan liêu (1932 1978)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 32 - 38)

Chương 2 : KHÁI QUÁT VỀ NỀN CHÍNH TRỊ THÁI LAN HIỆN ĐẠI

2.1. Tiến trình chính trị Thái Lan (1932 2014)

2.1.1. Chính thể quan liêu (1932 1978)

2.1.1.1. Con đường tới quyền lực của giới tướng lĩnh quân sự

Trước năm 1932, Thái Lan, còn gọi là nước Xiêm, vẫn giữ vững được độc lập tương đối trong bối cảnh các nước lân cận đều đã trở thành thuộc địa của thực

dân phương Tây. Nước Xiêm vẫn duy trì nền chính trị qn chủ chuyên chế với quyền lực thuộc về Vương triều Chakri. Quyền lực tối cao của nhà nước tập trung hoàn toàn trong tay nhà vua theo nguyên tắc thế tập. Mặc dù từ thời vua Chulalongkorn (1868 - 1910), Vương triều Chakri đã có những cải tổ quan trọng về chính trị, đặc biệt là trong tổ chức bộ máy nhà nước, song những thể chế căn bản của một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền vẫn khơng có nhiều thay đổi.

Cho đến những thập niên đầu thế kỷ 20, khu vực châu Á đã có nhiều chuyển biến quan trọng. Quá trình xâm lược, khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây đã ảnh hưởng đến sự chuyển đổi chính trị của các nước châu Á. Một số quốc gia đã bắt kịp với thời đại khi từ bỏ cấu trúc chính trị - xã hội xưa cũ để học tập và đi theo mơ hình chính trị đang thịnh hành của phương Tây. Tiêu biểu là Nhật Bản, quốc gia đã tiến hành cuộc cải cách toàn diện dưới thời vua Minh Trị để trở thành một quốc gia nước giàu binh mạnh. Ở Trung Quốc, các lực lượng tư sản cấp tiến và tiểu tư sản tiến hành cuộc cách mạng Tân Hợi lật đổ chế độ quân chủ phong kiến hàng ngàn năm và thành lập chính phủ Dân quốc. Những ảnh hưởng về chính trị của phương Tây cùng với những biến động chính trị của Nhật Bản, Trung Quốc cũng đã tác động đến tư duy của khơng ít nhân sĩ tiến bộ cũng như một bộ phận quan lại trong Vương triều Chakri. Họ nhìn thấy sự thay đổi mơ hình chính trị là tất yếu để đưa nước Xiêm không bị tụt hậu cũng như phát triển hùng cường như Nhật Bản.

Những cá nhân có cùng tư tưởng đó dần tập hợp nhau trong một hội kín chính trị và đặt tên nó là “Đảng Nhân dân” (Khana Ratsadon). Tổ chức này kết nạp các quan chức cấp cao, sĩ quan quân đội trung cấp từng đi du học tại các nước Anh, Pháp và Đức. Đảng Nhân dân ngay từ khi được thành lập đã chia ra hai nhóm rõ rệt là dân sự (do Pridi Banomyong đứng đầu) gồm các quan chức dân sự làm việc trong các cơ quan hành chính và quân sự (do Phahol Phonphayuhasena làm thủ lĩnh) bao gồm các sĩ quan quân đội và cảnh sát. Cả hai nhóm trong Đảng đều thống nhất quan điểm cần phải thay đổi nền chính trị Xiêm theo mơ hình các nền qn chủ lập hiến của châu Âu.

Đến năm 1932, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 1929 đã tác động không chỉ đến các quốc gia châu

Âu mà cả những nước Đơng Nam Á. Ở Xiêm, tình cảnh sản xuất ngày càng trì trệ do lương thực làm ra, khống sản khai thác lên khơng xuất khẩu được trong khi nhu cầu chi tiêu của nhà nước ngày càng nhiều. Trước tình hình đó, Vua Prajadhipok đã ban hành nhiều biện pháp tăng thu ngân sách nhà nước, cắt giảm các khoản chi tiêu cơng, nhất là giảm chi tiêu cho quốc phịng. Các chính sách mới này đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tầng lớp quan lại và quân đội, làm cho mâu thuẫn giữa họ với hoàng gia ngày càng lớn dần.

Tận dụng tình hình chính trị, xã hội bế tắc và những phản ứng bất lực của vương triều trước cuộc khủng hoảng kinh tế, ngày 24 tháng 6 năm 1932, các sĩ quan quân đội trong Đảng Nhân dân đã huy động được một lực lượng quân đội khá lớn tiến hành cuộc đảo chính, tuyên bố lật đổ sự cai trị của đương kim hoàng đế Prajadhipok. Sau cuộc đảo chính, tháng 12 năm 1932, hiến pháp mới được ban hành. Theo đó, quyền lực tối cao thuộc về nhân dân, quốc vương là người thừa hành trực tiếp trên cơ sở sự chấp thuận và thỉnh thị của các cơ quan nhà nước bên dưới bao gồm Đại hội nhân dân (Quốc hội), Hội đồng nhà nước (Chính phủ) và Tịa án. Sau sự kiện này, quyền lực chính trị từ tầng lớp quý tộc được chia sẻ cho các quan chức cao cấp “Tây học” và các sĩ quan quân đội. Bản hiến pháp này đã đánh dấu sự chuyển mình của nước Xiêm từ nền quân chủ chuyên chế sang nền quân chủ lập hiến. Quốc vương Prajadhipok vẫn giữ được ngai vàng nhưng thực quyền chính trị của ông đã bị tước bỏ. Như vậy, về bản chất, cuộc chính biến 1932 là sự thay đổi có tính cách mạng trong nền chính trị Thái Lan. Đây là thành quả hoạt động của một bộ phận quan lại có tư tưởng tiến bộ chứ khơng phải là nỗ lực cách mạng của giai cấp tư sản cấp tiến hay quần chúng nhân dân lao động. Cuộc chính biến thành cơng vì những người đứng đầu đã sử dụng cơng cụ bạo lực của chính nhà nước để chiếm đoạt quyền lực tối cao của quốc vương.

Được tổ chức bài bản, thống nhất trong hành động và với uy tín chính trị hiện có, các sĩ quan qn đội chính thức xác lập vai trị lãnh đạo sau khi họ lật đổ Thủ tướng Manopakorn Nititada vào tháng 6 năm 1933. Đại tá Phahol trở thành thủ tướng của 5 nội các từ đó cho đến tháng 9 năm 1938. Ông dần tập trung quyền lực tuyệt đối vào tay mình, mở đầu giai đoạn quân đội thống lĩnh nền chính trị Thái Lan.

Năm 1938, sau khi bất lực trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế quốc gia, Thủ tướng Phahol buộc phải từ chức và Phibul Songkhram, một tướng lĩnh quân đội khác trở thành thủ tướng. Tháng 5 năm 1939, Tướng Phibul quyết định đổi tên nước Xiêm thành Thái Lan. Giai đoạn Phibul cầm quyền từ 1938 đến 1944 đánh dấu thời kỳ giới lãnh đạo quân đội kết hợp với tầng lớp quan liêu nắm quyền lực chính trị. Các hoạt động của đất nước thơng qua các sắc lệnh và mệnh lệnh. Thủ tướng Chính phủ nắm quyền lực chính trị cao nhất, Quốc hội dù khơng bị giải tán nhưng hoạt động chỉ mang tính hình thức. Dưới sự cố vấn của Luang Vichid Vadhakarn, chính phủ thực thi học thuyết “Đại Thái” [6, tr.65]. Theo đó, tinh thần dân tộc được đề cao, các chính sách bài Hoa được ban hành và các doanh nghiệp của người Thái bản địa được khuyến khích. Trong lĩnh vực đối ngoại, chính phủ ký hiệp ước liên minh quân sự với Nhật Bản và chống lại lực lượng đồng minh. Các tướng lĩnh Thái Lan coi chế độ quân phiệt Nhật Bản là một hình mẫu mà Thái Lan có thể học tập và thành công.

2.1.1.2. Thử nghiệm dân chủ thất bại và sự nổi lên của chế độ độc tài quân sự

Mặc dù có tập trung tồn bộ quyền lực song chính phủ Phibul cũng khơng tồn tại được lâu. Tháng 7 năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai đi vào hồi kết. Tại mặt trận Thái Bình Dương, Nhật Bản, đồng minh trụ cột của Thái Lan thua trận liên tiếp trên các khu vực họ chiếm đóng. Điều này tác động gián tiếp khiến Chính phủ Phibul thân Nhật sụp đổ. Khuang Aphaiwong, một thành viên cũ của nhóm dân sự trong Đảng Nhân dân trước kia, được bổ nhiệm làm thủ tướng tạm quyền. Với sự thay đổi này, xu hướng dân chủ hóa trong đời sống chính trị Thái Lan được hình thành.

Từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 10 năm 1947, hiến pháp mới (1946) được ban hành tạo nền móng cho một nhà nước dân chủ. Hiến pháp này cho phép thành lập các đảng phái chính trị và thực hiện tổng tuyển cử tự do. Tuy vậy, thử nghiệm trên sớm đi vào bế tắc. Trong một thời gian ngắn, có đến 5 đời thủ tướng khác nhau (Khuang Aphaiwong, Tawee Punyaketu, Seni Pramoj, Pridi Banomyong và Thawal Thamrongnavaswadhi) với tám lượt nội các được lập lên rồi sụp đổ. Sự bất ổn này bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các phe nhóm dân sự trong Quốc hội và từ sự bế tắc

của chính phủ trong giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội. Điều này tạo cơ hội để quân đội quay lại nắm quyền. Tháng 4 năm 1948, tướng quân đội Phin Choonhawan ép Thủ tướng Khuang từ chức. Vậy là nền dân chủ sơ khai của Thái Lan thất bại, chính thể quan liêu được tái lập khi Phibul Songkhram quay trở lại giữa cương vị thủ tướng.

Giai đoạn cầm quyền lần thứ hai của Phibul diễn ra trong bối cảnh thực dân cũ lần lượt rút khỏi các thuộc địa ở Đông Nam Á và Hoa Kỳ bắt đầu thực hiện chiến lược toàn cầu “ngăn chặn” sự lây lan của chủ nghĩa cộng sản trong đó có các nước Đơng Dương. Nhận thức được vai trị ngày càng lớn của Hoa Kỳ tại châu Á - Thái Bình Dương, Chính phủ Phibul đẩy mạnh chính sách ngoại giao thân Hoa Kỳ để nhận được những gói tài trợ phát triển kinh tế và quân sự lớn. Khi các dự án lớn được đầu tư vào Thái Lan cũng là lúc tập đoàn lãnh đạo bắt đầu chia rẽ về lợi ích. Nội các chính phủ Phibul chia thành hai nhóm riêng biệt: Nhóm gia đình Rajakru do tướng Phin Choonhavan đứng đầu và nhóm Sisao Deves của tướng cảnh sát Sarit Thanarat. Tháng 9 năm 1957, với sự ủng hộ của các đảng phái dân sự và giới doanh nhân nhà nước, tướng Sarit tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Chính phủ Phibul đồng thời gạt bỏ nhóm Rajakru ra khỏi các hoạt động chính trị.

Tháng 10 năm 1958, tướng Sarit tuyên bố tiến hành cuộc đảo chính thể chế, xóa bỏ tồn bộ mơ hình nhà nước trước kia và thay bằng một nền độc tài quân sự. Theo đó, Hiến pháp 1952 bị xóa bỏ, lệnh thiết quân luật được ban bố, các đảng phái chính trị bị cấm hoạt động. Nhóm đảo chính cũng ban hành hiến pháp mới (1959) để tập trung hầu hết quyền lực cho thủ tướng chính phủ. Trong khi đó, Hồng gia vốn đã suy giảm vai trị ở các chính quyền trước - được khơi phục địa vị chính trị. Quốc vương Bhumibol Adulyadej được tôn xưng là biểu tượng cao nhất của quốc gia, là người có quyền lãnh đạo cao nhất nhưng quốc vương trao quyền đó cho tướng Sarit Thanarat để điều hành toàn diện đất nước. Từ sau cuộc đảo chính, Thái Lan chuyển hẳn sang chế độ độc tài toàn diện. Mặc dù Tướng Sarit đột ngột qua đời vào tháng 12 năm 1963, song khơng vì thế mà chế độ này sụp đổ. Quyền lực chính trị được chuyển giao cho cho Phó Thủ tướng Thanom Kittikachorrn. Viên tướng này tự chỉ định mình làm thủ tướng năm 1969 và tiếp tục duy trì nền độc tài.

Trong thời gian cầm quyền, ngoài việc thực thi chính sách bóp nghẹt các phản kháng chính trị, hai nhà độc tài Sarit và Thanom cũng tập trung xây dựng chiến lược phát triển kinh tế và xã hội. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền Sarit là thực hiện chiến lược cơng nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Chiến lược này thực sự làm cho nền kinh tế Thái Lan có sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định trong suốt thập niên 1960. Cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho q trình đơ thị hóa, cho các khu công nghiệp và các ngành dịch vụ đã dẫn đến việc thành lập và phát triển các trường đại học và cao đẳng, nhiều ngành nghề kinh doanh ra đời và phát đạt làm cho cộng đồng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh đặc biệt, tầng lớp trung lưu, tiểu tư sản, học sinh, sinh viên cũng tăng theo.

Từ sự lớn mạnh về số lượng, tầng lớp tiểu tư sản và tư sản mới đã có những biến đổi về chất lượng và mức độ liên kết. Nhu cầu hình thành các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp ngày càng mạnh mẽ. Từ đó, nhận thức về chính trị của các tầng lớp này có sự chuyển biến. Các hoạt động biểu tình, tuần hành, thỉnh thị ý kiến được nhen nhóm dần. Ban đầu là các cuộc tập trung, biểu tình hợp pháp như tuần hành phản đối phán quyết của Tịa án Quốc tế vì Cơng lý cơng nhận đền Preah Vihear thuộc Campuchia vào năm 1962 hay xuống đường tẩy chay hàng hóa Nhật Bản, kêu gọi dùng hàng Thái Lan. Sau này, những cuộc biểu tình dần chuyển sang chỉ trích việc điều hành nền kinh tế, tình trạng tham nhũng và gia đình trị trong chính phủ. Đặc biệt, ngày càng có những tiếng nói mạnh mẽ địi hỏi chính quyền mở rộng quyền tự do dân chủ, tự do báo chí, tự do kinh doanh và thực hiện cam kết ban hành lại hiến pháp dân chủ. Nịng cốt của các phong trào bày tỏ chính kiến là lực lượng sinh viên vốn tập trung ngày càng lớn ở các đơ thị. Ý thức chính trị, óc phản kháng trong giới sinh viên ngày càng tăng thì sự đàn áp của chính quyền ngày càng quyết liệt. Mâu thuẫn đối kháng giữa hai bên trở nên gay gắt vào tháng 10 năm 1973, khi các lực lượng dân chủ đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình rầm rộ tại Bangkok để địi chính quyền thả người bị bắt vì hoạt động chống chính phủ. Biểu tình sau đó dần chuyển hướng sang xung đột bạo lực khi quân đội cùng với cảnh sát tổ chức đàn áp mạnh mẽ. Đỉnh điểm của xung đột diễn ra vào sáng 15 tháng 10 năm 1973 khi cảnh

sát được lệnh bắn đạn thật vào đồn người biểu tình khiến hàng trăm người bị chết và hàng trăm người khác bị thương [65, tr.56]. Sự kiện này gây chấn động tồn bộ hệ thống chính trị đến mức Quốc vương Bhumibol phải có chỉ dụ hàm ý can thiệp, gián tiếp buộc Thủ tướng Thanom từ chức, mở đầu cho sự sụp đổ nhanh chóng của chính quyền độc tài quân sự. Quyền lực chính trị được chuyển giao cho một chính phủ lâm thời có tính chất ơn hịa.

Như vậy, chính thể quan liêu đã thống trị nền chính trị Thái Lan trong hơn 40 năm cho dù có sự gián đoạn nhất định. Chính thể này thực sự đã làm lu mờ hình ảnh một quốc gia có nền quân chủ lập hiến kiểu mẫu. Anek Laothamatas cho rằng “Chính thể quan liêu của Thái Lan hoạt động giữa các tầng lớp hoặc nhóm xã hội

dễ bị điều khiển, trì trệ và để quyền quyết định lọt vào tay của một nhóm nhỏ quan chức tinh hoa” [8, tr.451]. Cụ thể hơn, đó là nền chính trị khi “các viên tướng sử dụng sức mạnh quân sự và trọng pháo như một loại quyền lực của chính phủ để

chống lại những người dám thách thức họ [55, tr.29]. Sự sụp đổ của thể chế này

như một tất yếu của lịch sử khi các lực lượng xã hội mới như tầng lớp trung lưu, tư sản mới trỗi dậy mạnh mẽ và địi hỏi quyền lợi chính trị của mình và mở ra một tiến trình chính trị mới của Thái Lan.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)