Doanh nhân tác nhân dẫn đến sự sụp đổ của các chính phủ liên minh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 90)

Chương 2 : KHÁI QUÁT VỀ NỀN CHÍNH TRỊ THÁI LAN HIỆN ĐẠI

3.3. Doanh nhân tác nhân dẫn đến sự sụp đổ của các chính phủ liên minh

3.3.1. Đằng sau nhóm lợi ích và nạn tham nhũng

Các chính phủ từ khi Thủ tướng Chatichai Choonhavan lên nắm quyền cho đến khi Thủ tướng Chavalit Yongchaiyudh từ chức đều là một tập hợp lỏng lẻo của các đảng phái chính trị khác nhau. Đặc trưng này được nhiều học giả khái quát khá cụ thể. Ví dụ, nội các Thủ tướng Chaitichai được gọi là “nội các búp-phê” (buffet

cabinet) nghĩa là các thành viên trong nội các “muốn lấy gì cũng được” hay nội các

của Thủ tướng Banharn ngay từ đầu đã bị gọi là “nội các vịt què” (lame duck) có

nghĩa là chưa bao giờ hoàn thiện được bộ máy điều hành [24, tr.117] [67, tr.66-9]. Với tính chất như vậy, khả năng sụp đổ của các chính phủ trên là rất lớn một khi các phe nhóm trong một đảng cầm quyền xung đột lợi ích. Quan trọng hơn, nguyên nhân sâu xa hơn có thể dẫn đến sự sụp đổ của các chính phủ liên minh giai đoạn này là sự trỗi dậy của các nhóm lợi ích và nạn tham nhũng. Vấn nạn tham nhũng tràn lan trong các cơ quan công quyền và sự lũng đoạn của giới doanh nhân qua các nhóm lợi ích đã dẫn đến mâu thuẫn khơng thể điều hịa giữa các phe nhóm trong chính phủ với nhau và giữa các đảng phái đối lập trong hạ nghị viện đối với chính phủ. Tình trạng đó sẽ dẫn đến khủng hoảng chính trị hoặc khủng hoảng kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho quân đội can thiệp lật đổ hoặc các phe nhóm đối lập bỏ phiếu bất tín nhiệm dẫn đến các chính phủ sụp đổ.

3.3.1.1. Nhóm lợi ích

Nếu xét ở mối quan hệ giữa chính quyền và các tổ chức, cá nhân thì nhóm lợi ích ở đây được hiểu là sự móc ngoặc giữa một số quan chức nhà nước với các tổ chức kinh tế để hợp thức hóa việc tham nhũng của cơng, làm giàu cho các cá nhân hay một nhóm cụ thể. Ví dụ như sự móc nối giữa các doanh nghiệp với nhau và với các quan chức có quyền, có chức để dành những gói thầu, những khoản ưu đãi từ tiền công quỹ; hay sự thơng đồng của một nhóm người để mưu cầu có chức, có quyền bằng cách mua bán, đút lót, hối lộ.

Ở Thái Lan, từ năm 1988 trở đi, thành viên nội các chính phủ và các doanh nghiệp, ngân hàng ngày càng có sự liên kết chặt chẽ để hình thành nhóm lợi ích nhằm tác động thay đổi chính sách của chính phủ, làm lợi cho doanh nghiệp và qua

đó thu lợi cá nhân. Sự câu kết này diễn ra dưới nhiều hình thức, trong đó dễ thấy nhất là ở q trình tư nhân hóa các cơng ty nhà nước. Đây là cơ hội vàng cho các chính trị gia đồng thời là người quản lý cấp chính phủ trong lĩnh vực đó. Paul Handley (1997, tr.127) đã chỉ ra quá trình tư nhân hóa một số cơng ty nhà nước như Tập đồn Xăng dầu Thái Lan hay Hãng Hàng khơng quốc gia Thái Lan là kết quả thỏa thuận về lợi ích tài chính của các lãnh đạo trong chính phủ. Khi nghiên cứu về ngành viễn thông Thái Lan, Sakkarin cũng kết luận: “Rõ ràng là có những người

mơi giới kết nối với các đảng phái chính trị để bán các giấy phép về viễn thông cho các nhà đầu tư tiềm năng. Do vậy, kết quả của nhiều đợt bỏ thầu BOT được cho là đã ấn định sẵn trước khi mở thầu” [66, tr.209].

Nhóm lợi ích cũng hoạt động ở mức độ tinh vi hơn khi kết hợp nhiều bên tham gia. Vụ bê bối cho vay nợ tại Ngân hàng Thương mại Bangkok (BBC) năm 1996 lại cho thấy sự thông đồng giữa chủ ngân hàng, chính khách và các nhà lãnh đạo để “bật đèn xanh” cho gian lận trong vay tiền ngân hàng cũng như sự ngăn cản của nhiều quan chức chính phủ trong việc kỷ luật những ngân hàng mắc sai sót. Bê bối của BBC chính là việc cung cấp những khoản vay đáng nghi ngờ cho các chính trị gia được biết dưới mật danh là Nhóm 16 và nhận thế chấp là những lơ đất được định giá cao hơn giá thực tế gấp 10 lần. Sau sự kiện này, các bộ trưởng trong Nhóm 16 buộc phải từ chức. Nghiêm trọng hơn, chính phủ của Banharn đối diện với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tháng 5 năm 1996. Khơng chỉ dừng lại ở đó, sau sự sụp đổ của BBC, có báo cáo cho thấy 10 tỉ baht trong số 78 tỉ baht trong chính BBC đã được chuyển cho các thành viên Đảng Quốc dân Thái cầm quyền. Trong số người nhận có Thứ trưởng Bộ Tài chính Newwin Chidchob.

Vụ tai tiếng BBC cũng tiết lộ mối liên kết bên trong giữa các chủ nhà băng tư nhân và quan chức nhà nước, những người đã “làm ngơ” trước tình trạng gian lận. Ngân hàng Trung ương nhận thấy rằng BBC đã thực sự phá sản từ đầu năm 1995, và biết rõ về độ rủi ro trong quản lý cũng như việc cho vay sai phạm.7 Tuy nhiên, thay vì đưa ra những chỉ đạo nhằm cấu trúc cũng như đổi mới việc quản lý ngân hàng này khi phát hiện ra vấn đề, Ngân hàng Trung ương lại bảo lãnh 1,7 tỉ

baht từ Quỹ Phục hồi các tổ chức tín dụng cho BBC. Sau này, khi biết được rằng Thống đốc Ngân hàng Trung ương là Vijit Supinit đã mượn 5 triệu baht từ Ngân hàng BBC mà không thế chấp, người ta mới rõ động cơ của gói cứu trợ nêu trên.

3.3.1.2. Nạn tham nhũng

Vấn nạn tham nhũng trong các chính phủ Thái Lan xuất hiện và tỉ lệ thuận với sự gia tăng của giới doanh nhân, đặc biệt là các doanh nhân địa phương, trong chính phủ. Để có được vị trí trong nội các, các doanh nhân địa phương đã sử dụng một khoản tài sản lớn hợp pháp hoặc bất hợp pháp của mình. Khi đạt được mục đích ban đầu, họ tiếp tục sử dụng các cách thức đó để làm giàu thơng qua các hoạt động chính trị. Hiện tượng “chính trị rổ thịt”, tham nhũng, lại quả và các hình thức nhận hối lộ khác nhau trở nên rõ ràng hơn trong những nội các có doanh nhân địa phương tham gia [55, tr.29-32] [19, tr.214]. Từ khi Chatichai lên làm thủ tướng cho đến cuộc bầu cử năm 2001, cũng chưa chính phủ nào thốt khỏi những cáo buộc của các đảng phái đối lập về tham nhũng và bất minh trong điều hành. Những lời cáo buộc này động chạm đến tận các quan chức cao cấp nhất vì sự giàu có xa hoa của gia đình họ, ví dụ như Thủ tướng Banharn được mệnh danh là “quý ông ATM” [89, tr.262] trong khi vợ của Thủ tướng Chavalit được coi là “hộp trang sức di động” [45, tr.128]

Khi Thủ tướng Chatichai lên nắm quyền năm 1988, tham nhũng trở nên phổ biến ở tất cả các ngóc ngách của đời sống chính trị. Ở trong bầu cử thì đó là việc mua phiếu bầu, ở trong các đảng phái là mua chuộc ứng cử viên sáng giá về đảng của mình, và trong chính phủ là tận dụng vị trí cơng việc để thu lợi cá nhân.

Trường hợp điển hình về tham nhũng trong Chính phủ Chatichai gắn với tên tuổi Bộ trưởng Giao thông Samak Sundaravej. Sau khi ông ký hợp đồng xây dựng đường dây diện thoại tồn quốc trị giá 150 tỉ baht, báo chí Thái Lan đồng loạt đưa tin có những dấu hiệu về hối lộ trong dự án này. Trước khi Chính phủ Chatichai bị lật đổ, năm dự án lớn về giao thơng tại Bangkok đã được ký kết, trong đó Bộ trưởng Montree ký trực tiếp một dự án với tập đồn Hopwell (Hồng Kơng). Người ta đã đồn đoán về sự thỏa thuận lại quả lớn của các tập đoàn dành cho các quan chức trong nội các trước và sau khi các dự án này được ký kết [26].

Sau cuộc đảo chính của tướng Suchinda năm 1992, có 25 quan chức trong Chính phủ Chatichai bị đưa vào danh sách nghi vấn “giàu có bất thường” và 12 người bị buộc tội tích lũy khoảng 01 tỉ Baht và từ 8.000 đến 9.000 rai đất trong giai đoạn cầm quyền.9

Các cuộc điều tra cũng công bố nhiều bộ trưởng của Chatichai đã nhận được những khoản lại quả khổng lồ từ các công ty trúng thầu các dự án của chính phủ.

Đến thời Thủ tướng Chuan Leekpai lên nắm quyền năm 1993, những nghi vấn về tham nhũng trong chính phủ khơng có dấu hiệu giảm bớt do chính phủ của Chuan vẫn là tập hợp của nhiều đảng phái do các doanh nhân nắm quyền chi phối. Cụ thể là trường hợp Bộ trưởng Y tế Rakkiat Sukhthana, bị cáo buộc nhận hối lộ 5 triệu baht từ một cơng ty dược để rồi sau đó ép các bệnh viện cơng lập mua thuốc từ công ty này với giá cao hơn giá thị trường. Rakkiat bị buộc phải từ chức sau đó. Khơng chỉ có vậy, Bộ trưởng Nội vụ Sanan Kajornprasart cùng tám bộ trưởng khác bị buộc tội không báo cáo tài sản. Bản thân Thủ tướng Chuan - người được mệnh danh là “ông trong sạch” - cũng bị Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia buộc tội không khai báo cổ phần trong một hợp tác xã nông nghiệp [3]. Đặc biệt là Bộ trưởng Giao thông - Liên lạc Suthep Thaugsuban bị cáo buộc cố ý làm trái quy định khi bán một phần lớn đất vốn được bố trí cho các hộ nơng dân theo Dự án cải cách đất đai Sor Phor Korr 4-0 tại tỉnh Phuket cho các hộ gia đình khơng thuộc diện được cấp đất [87, tr.157]. Bê bối tham nhũng đất đai này là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho Chính phủ Chuan Leekpai sụp đổ sau cuộc bầu cử tháng 5 năm 1995.

Đến khi chính phủ của Thủ tướng Banharn được thành lập, tình trạng tham nhũng càng trở nên nhức nhối. Theo tính tốn của tờ Bloomberg, chỉ trong một năm nắm quyền, Thủ tướng đã làm tiêu tan đến 3 tỷ đô la Mỹ [13], phần nhiều là hậu quả từ việc các thành viên chủ chốt trong đảng cầm quyền của ông đã nhận “lại quả” để thông qua các dự án của nhà nước, các gói thầu quốc phịng cũng như “trả lễ” các chiến hữu đã giúp ông nắm quyền điều hành chính phủ. Cũng theo Bloomberg, chỉ riêng trong tháng 8 năm 1996, chính Bộ Tư pháp đã lên án các quan chức chính phủ nhận tổng số hối lộ lên tới tới 90 triệu USD để cấp phép thành lập các ngân hàng thương mại.

3.3.2. Sự sụp đổ của các chính phủ liên minh

Từ hai nguyên nhân căn bản trên và từ Bảng 3..3 cho thấy một hệ quả tất yếu là tồn bộ các chính phủ liên minh của Thái Lan kéo dài từ 1988 đến 2001 với sự tham gia đông đảo của các doanh nhân đều không tồn tại quá một nhiệm kỳ..

Cụ thể hơn, chúng ta thấy sự sụp đổ của từng chính phủ liên minh như sau: Đối với Chính phủ của Thủ tướng Chatichai Choonhavan, khi ơng lên nắm quyền, nền kinh tế Thái Lan có sự phát triển mạnh mẽ. Thậm chí ngay trong năm đầu tiên ông giữ chức Thủ tướng, GDP của Thái Lan đã tăng trưởng đến mức hơn 13%. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển thần kỳ này, nền kinh tế Thái Lan bắt đầu bộc lộ những khuyết tật nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng tham nhũng tràn lan. Nạn tham nhũng cùng với sự thiếu quan tâm của Chính phủ đối với quyền lợi của quân đội là những nguyên nhân chính dẫn đến việc các tướng lĩnh đảo chính lật đổ Chính phủ Chatichai vào tháng 02 năm 1991.

Bảng 3.2: Nguyên nhân hình thành và kết thúc của các chính phủ Thái Lan

(Tác giả thống kê)

TT Tên chính phủ

(Thời gian tại nhiệm)

Phƣơng thức hình thành

Nguyên nhân kết thúc

Biểu hiện Nguyên nhân cốt lõi

1. Chatichai Choonhavan (8/1988-2/1991) Qua tổng tuyển cử, Hạ viện đề cử Bị quân đội lật đổ

Tham nhũng, gây tổn hại tới lợi ích của quân đội

2. Anand Panyarachun (3/1991-4/1992) Nhóm đảo chính đề cử Kết thúc nhiệm kỳ

Tổ chức tuyển cử theo kế hoạch của nhóm đảo chính

3. Suchinda Kraprayoon

(4/1992 - 6/1992)

Qua tổng tuyển cử, Hạ viện đề cử

Từ chức Cuộc nổi dậy của các lực lượng

dân chủ

4. Anand Panyarachun

(6/1992-9/1992)

Hạ viện đề cử Kết thúc

nhiệm kỳ

Tổ chức bầu cử theo kế hoạch

5. Chuan Leekpai (1992-1995) Qua tổng tuyển cử, Hạ viện đề cử Giải tán Quốc hội

Bị các đảng phái đối lập cáo buộc tham nhũng 6. Banharn Sila-archa (7/1995 - 11/1996) Qua tổng tuyển cử, Hạ viện đề cử Giải tán Quốc hội

Bị các đảng phái đối lập cáo buộc tham nhũng 7. Chavalit Yongchaiyudh (11/1996 -11/1997) Qua tổng tuyển cử, Hạ viện đề cử Từ chức Chịu sức ép từ cuộc khủng hoảng tài chính 8. Chuan Leekpai (11/1997 - 2/2001) Hạ viện đề cử Giải tán Quốc hội

Thất bại trong việc khôi phục kinh tế, bị cáo buộc tham nhũng

Trải qua các biến cố chính trị trong năm 1992, nền dân chủ được khôi phục, Thủ lĩnh Đảng dân chủ Chuan Leekpai trở thành thủ tướng của chính quyền dân sự. Tuy vậy, chính phủ của Thủ tướng Chuan cũng chỉ tồn tại không quá ba năm và buộc phải kết thúc hoạt động khi bị các đảng phái đối lập tố cáo có dính líu vào một vụ tai tiếng lớn liên quan đến chương trình cải cách ruộng đất. Sự việc này được đưa ra trước Quốc hội khi các đảng đối lập tố cáo Chính phủ lợi dụng cuộc cải cách để chia phần có lợi cho giới kinh doanh cũng như các vùng dân cư tại Phuket nhằm tìm cách gây ảnh hưởng chính trị sau này. Để tránh bị buộc phải từ chức, Thủ tướng Chuan quyết định giải tán Hạ nghị viện và tổ chức bầu cử sớm hơn hạn định.

Sau cuộc bầu cử tháng 7 năm 1995, Banharn Sila-archa, thủ lĩnh Đảng Quốc dân Thái trở thành thủ tướng. Tuy nhiên, nội các do Banharn thành lập là tập hợp của các đảng phái có sự liên kết rời rạc, hoạt động vì mục tiêu lợi ích trước mắt thông qua những dự án cần đến nguồn ngân sách khổng lồ. Trong hơn một năm, Thủ tướng đã cải tổ chính phủ tới 11 lần. Cũng trong từng ấy thời gian, Chính phủ Banharn liên tiếp bị cáo buộc bởi những hoạt động làm ăn phi pháp cũng như các hành vi tham nhũng của quan chức chính phủ. Trước sức ép của các đảng phái đối lập, thậm chí từ chính các đảng phái trong chính phủ liên minh, Thủ tướng Banharn buộc phải từ chức vào tháng 9 năm 1996.

Sau cuộc bầu cử tháng 11 năm 1996, đến lượt Đảng Khát vọng mới của Chavalit Yongchaiyudh nắm quyền. Thời gian này, nền kinh tế bước vào suy thoái nghiêm trọng. GDP tiếp tục giảm sâu, tổng giá trị hàng xuất khẩu giảm mạnh từ 24,8% năm 1995 xuống -1,9% năm 1996 [14]. Thái Lan chính thức lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính tháng 7 năm 1997. Trong vịng xốy của cuộc khủng hoảng, Thủ tướng Chavalit Yongchaiyudh buộc phải từ chức vào tháng 11 cùng năm.

Sau khi Chavalit Youngchaiyudh từ chức, các đảng phái trong Hạ nghị viện thỏa hiệp với nhau đưa Chuan Leekpai của Đảng Dân chủ lên nắm quyền. Lần thứ hai trở thành Thủ tướng, Chuan Leekpai phải giải quyết những hậu quả trầm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Đây là giai đoạn chính phủ phải thực hiện các chính sách tái cấu trúc nền kinh tế với những “liều thuốc đắng” mà Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra để giải cứu nền kinh tế của quốc gia này. Đó là mở ra nhiều

ngành có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngồi, tư nhân hóa các cơng ty nhà nước, cải cách dịch vụ công, mở cửa cho sự tham gia tích cực hơn của khu vực tư nhân vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và nhất là thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Tuy vậy, các chính sách mà chính phủ cam kết với IMF lại gặp khơng ít khó khăn do sự chống đối và hoài nghi của các giai tầng trong xã hội, trong đó có cả giới doanh nhân và phe nhóm chính trị đối lập. Do đó các chính sách nhiều khi khơng được thực hiện một cách thơng suốt, dẫn đến q trình khơi phục của kinh tế Thái Lan diễn ra rất chậm chạp. Những nỗ lực khôi phục nền kinh tế khơng thành cơng trở thành ngun nhân chính khiến Đảng Dân chủ thất bại trong

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)