Hoạt động trong các đảng phái

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 77 - 82)

Chương 2 : KHÁI QUÁT VỀ NỀN CHÍNH TRỊ THÁI LAN HIỆN ĐẠI

3.2. Những hoạt động và ảnh hưởng chính trị của doanh nhân

3.2.1. Hoạt động trong các đảng phái

Trước năm 1973, các doanh nghiệp lớn của Thái Lan đều giữ mối quan hệ khăng khít với các tướng lĩnh quân đội cầm quyền. Mối quan hệ cộng sinh này được thiết lập khi doanh nghiệp chia sẻ lợi nhuận cho các tướng lĩnh, để đổi lại các tướng lĩnh sẽ bảo hộ cho việc làm ăn và đặc biệt là xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi, dành cho doanh nghiệp các dự án kinh tế lớn cũng như các hoạt động tạo lợi nhuận khác [59, tr.13]. Từ sau năm 1973, khi các tướng lĩnh khơng cịn nắm giữ vai trị độc tơn lãnh đạo, nền dân chủ trở lại và quyền lực

chính trị được trao cho quốc hội thông qua sự cạnh tranh giữa các đảng phái, các doanh nghiệp bắt đầu chuyển hướng điều chỉnh lại các mối quan hệ chính trị. Thay vì tìm đến sự bảo hộ của các tướng lĩnh quân đội như trước đây, các doanh nhân đã tìm cách tự gây dựng ảnh hưởng qua các hoạt động chính trị đảng phái mà nhờ đó họ có cơ hội bước chân vào hạ nghị viện hoặc tham vọng hơn nữa là tham gia các chính phủ liên minh.

Sau năm 1973, hàng loạt các đảng phái chính trị được khơi phục hoặc ra đời. Tuy nhiên, chúng khơng chỉ thiếu đường lối chính trị, yếu về tổ chức, hạn chế về sự ủng hộ của quần chúng mà cịn đối mặt với tình trạng tài chính khó khăn. Việc tìm được nhà tài trợ trở thành nhu cầu cấp bách cho sự tồn tại của mỗi đảng. Đảng phái và chính trị gia cần tiền, doanh nhân cần danh tiếng và quyền lực đã dẫn đến sự liên kết giữa doanh nhân và chính trị. Nhờ tiền bạc của mình, doanh nhân thiết lập sự áp đặt và dần tiến đến chi phối các đảng phái.

Sự tham gia của doanh nhân vào các đảng phái cũng chia ra các giai đoạn khác nhau. Ở giai đoạn đầu tiên, kéo dài từ cuối những năm 1970 cho đến những năm đầu thập niên 1980, doanh nhân khu vực Bangkok là lực lượng tham gia tích cực nhất. Đây là các doanh nhân lớn, hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và công nghiệp. Các doanh nhân này là tự thành lập đảng phái của riêng mình hoặc xin gia nhập một đảng phái có uy tín tài trợ hậu hĩnh cho đảng đó. Có thể lấy rất nhiều ví dụ về các trường hợp này, đó là Pramarn Adireksarn (chủ xưởng dệt) và Chatichai Choonhawan (chủ nhiều công ty dệt và kính cơng nghiệp) là những người sáng lập và lãnh đạo Đảng Quốc dân Thái; Pong Sarasin (chủ doanh nghiệp thương mại, lắp ráp, đồ uống Coca Cola Thailand) và Surat Osathankhro (chủ doanh nghiệp dược, cơng ty tài chính) là những nhà tài trợ chính của Đảng Hành động xã hội; Pichai Rattakul (chủ doanh nghiệp sản xuất), Sasima và Chalermpan Srivigorn (doanh nghiệp bất động sản và tài chính), Chavalit và Porntep Tejapaibool (chủ các ngân hàng Asia, Bangkok Metropolitan và công ty rượu Mekhong Thai) tài trợ chính cho Đảng Dân chủ. Trong năm 1974, chỉ tính đến ban lãnh đạo của ba đảng phái chính trị lớn là Hành động Xã hội, Dân chủ và Quốc dân Thái, 27/51 người có nguồn gốc xuất thân là chủ các doanh nghiệp tại Bangkok [68, tr.83] [89, tr.257].

Nền chính trị dân chủ tuyển cử ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đảng phái chính trị ra đời và hoạt động. Tuy vậy, với sự ảnh hưởng của các doanh nhân, nhiều đảng phái chính trị đã khơng cịn là những tổ chức có sự gắn kết chặt chẽ về hệ thống. Trải qua những thủ tục đơn giản, một đảng phái chính trị sẽ được khai sinh. Đảng phái chính trị Thái Lan giai đoạn này không phải là nơi tuyển chọn, đào tạo ra những đảng viên xuất chúng để trở thành những chính trị gia chuyên nghiệp mà là công cụ để các doanh nhân hợp pháp hóa vai trị của mình khi tham gia tranh cử vào nghị trường. Các đảng phái đều chủ trương lơi kéo được các chính trị gia uy tín về đảng mình. Ngược lại, để được bầu vào các cơ quan dân cử, các chính khách, có thể là một doanh nhân hoặc được một doanh nhân đỡ đầu, thường chọn gia nhập hoặc chuyển sang những đảng phái mà họ tin là có tiềm lực lớn hơn về kinh tế cũng như về sức ảnh hưởng trong xã hội. Việc đảng viên rời bỏ đảng này để gia nhập vào đảng khác là chuyện bình thường. Họ không chịu sự ràng buộc nào ngồi lợi ích của mình và việc chuyển đối đó chưa bao giờ bị coi là phản bội trong giới chính trị gia.

Từ giữa những năm 1980, cơ cấu doanh nhân trong các đảng phái bắt đầu có sự thay đổi, số lượng doanh nhân ngành ngân hàng, cơng nghiệp quan tâm tới chính trị thơng qua việc tham gia các đảng phái suy giảm đáng kể. Trong khi đó, doanh nhân địa phương lại coi việc gia nhập các đảng phái chính trị giống như một cơ hội vàng. Cũng giống như doanh nghiệp trung ương, các doanh nghiệp địa phương muốn mở rộng địa bàn và phạm vi hoạt động đều tìm đến sự bảo vệ, đỡ đầu của các quan chức địa phương và thậm chí là các quan chức trung ương. Chính mối quan hệ lợi ích ngày càng bền chặt này đã dần đưa các doanh nhân địa phương bước vào mơi trường chính trị. Nhờ số tài sản tích lũy được và hệ thống kinh doanh chặt chẽ, ổn định, các nhà tư bản tỉnh lẻ của Thái Lan đã nhìn thấy khu vực bầu cử, nơi họ đang hoạt động kinh doanh, như một cơ hội tốt để tiến vào Bangkok trong vai trị là nhà bảo trợ cho các chính trị gia hoặc thậm chí là với tư thế của những chính khách. Đa số họ cũng nhận định rằng “cách hiệu quả nhất để bảo vệ quyền lợi kinh tế của

họ là ủng hộ hay “làm chủ” các đảng phái chính trị hoặc trở thành phe nhóm trong các đảng phái ấy” [89, tr.261].

Khi tham gia vào các đảng phái, giới doanh nhân địa phương không thể đứng độc lập trong một mơi trường mới. Vì vậy, họ tìm đến các cá nhân khác có cùng lợi ích để kết nối và từ sự kết nối đó những phe nhóm trong đảng phái chính trị Thái Lan ra đời. Đây là một tổ chức tương đối gắn kết về lợi ích. Những người trong phe nhóm này thường trong cùng gia đình, họ tộc hoặc là đối tác làm ăn. Trong q trình tham gia chính trị, họ được bầu làm hạ nghị sĩ qua nhiều nhiệm kỳ và thường rất có uy tín để được bầu lại tại các cuộc tuyển cử tiếp theo. Đứng đầu một phe nhóm thường phải là một doanh nhân giàu có, có mối quan hệ chính trị rộng rãi. Mục tiêu của các phe nhóm khơng phải là khuếch trương các chương trình nghị sự trong đảng mà là tìm cách đưa những người đứng đầu phe mình chiếm vị trí trong nội các để từ đó phân phối lại lợi ích cho các thành viên trong nhóm.

Từ cuộc bầu cử tháng 9 năm 1992 trở đi, để bảo đảm thắng lợi, các doanh nhân vô cùng sốt sắng săn tìm các ứng cử viên có uy tín về cho đảng của mình. Trước mỗi cuộc bầu cử, các đảng phái chính trị thường tiến hành những cuộc vận động lớn nhằm lôi kéo các ứng cử viên tiềm năng, có thể là các hạ nghị sĩ đương nhiệm hoặc các nhà hoạt động chính trị có uy tín. Theo Surin và McCargo, trong cuộc bầu cử năm 2001, để lôi kéo được một ứng cử viên sáng giá từ đảng khác, một đảng sẽ phải trả từ 10 đến 20 triệu baht trong khi 10 năm trước, số tiền này chỉ là từ 3 đến 7 triệu baht [75, tr.137].

Bảng 3.1: Số liệu về nghị sĩ quốc hội chuyển sang đảng phái khác

(trước các cuộc bầu cử giai đoạn 1995 - 2001)

Các cuộc bầu cử Đảng phái Thai Rak Thai Dân Chủ Khát vọng mới Quốc dân Thái Dân tộc phát triển Đảng phái khác

Vào Ra Vào Ra Vào Ra Vào Ra Vào Ra Vào Ra

02/7/1995 - - 8 3 2 11 23 2 3 16 18 22

17/11/1996 - - 13 4 51 2 3 47 6 5 19 39

06/01/2001 117 - 3 13 2 70 12 13 14 28 19 43

Bảng 3.1 cho thấy, tình trạng cựu nghị sĩ có uy tín rời bỏ đảng này sang một đảng khác là vấn đề hết sức phổ biến trong nền chính trị Thái Lan suốt những năm 1990. Việc chuyển đổi đã làm thay đổi kết quả của cuộc bầu cử giai đoạn này. Lấy ví dụ về cuộc bầu cử tháng 7 năm 1995, Đảng Quốc dân Thái lôi kéo được nhiều nghị sĩ từ đảng phái khác nhất (23 người), góp phần quan trọng giúp họ trở thành đảng giành nhiều ghế nhất trong Quốc hội (92 ghế) và có quyền thành lập chính phủ liên minh. Trong khi đó, Đảng Dân tộc phát triển chỉ đứng thứ tư chung cuộc vì có đến 16 đại biểu ưu tú của họ rời bỏ sang các đảng khác. Hay trong cuộc bầu cử tháng 01 năm 2001, Đảng TRT giành thắng lợi vang dội không những bởi cương lĩnh mà còn nhờ một số lượng khổng lồ các nghị sĩ có uy tín đến từ các đảng khác. Số lượng đảng viên là 117, chiếm 47% người trên tổng số 248 đảng viên của đảng này trúng cử.

Theo tính tốn của Suchit, trong bảy cuộc tổng tuyển cử tính từ năm 1988 đến năm 1996, có tới 45% nghị sĩ trúng cử là người “đào thoát” từ một đảng khác sang [73, tr.78]. Sự thay đổi đảng phái của ứng viên cho thấy tính chất phe phái có ảnh hưởng mạnh mẽ như thế nào trong các đảng đồng thời là minh chứng cho sự lũng đoạn của các ơng trùm chính trị.

Ngồi việc lơi kéo chính trị gia đến từ các đảng khác, các doanh nhân cũng là tác nhân quyết định đến sự tồn vong của nhiều đảng phái. Có thể thấy rằng, cứ khoảng 1-2 năm trước mỗi cuộc bầu cử hạ nghị viện, lại xuất hiện các đảng phái mới. Ví dụ, các đảng Tiến bộ, Cộng đồng, Đại chúng, Dân chủ đoàn kết xuất hiện trước cuộc bầu cử năm 1988, Đảng Khát vọng mới của Chavalit Yongchaiyudh năm 1990, Đảng phát triển quốc gia của Chatichai Choonhavan năm 1992. Sau mỗi mùa bầu cử một số đảng phái cũ bị giải tán hoặc sát nhập vào các đảng phái chính trị khác ví dụ Đảng Cơng lý Đồn kết của “bố già” Narong Wongwang sụp đổ sau biến cố chính trị năm 1992; Đảng PDP của Chamlong Srimuang và Thaksin Shinawatra tan rã sau cuộc bầu cử 1995; năm 1998, Đảng Dân chủ tự do sát nhập vào đảng TRT, Đảng Hành động xã hội bị giải tán năm 2003, vv.. Hicken thống kế trong số 43 đảng tranh cử từ cuộc bầu cử năm 1979 cho đến năm 1996 thì đến năm 2001, chỉ cịn có 10 đảng trong số này tồn tại. Trung bình là mỗi đảng tham gia khơng quá ba cuộc bầu cử trước khi giải tán. Trong số đó thì có gần một nửa chỉ tham gia một lần trong tranh cử [33, tr.389].

Có thể thấy, khi nền dân chủ được khôi phục và mở rộng, các đảng phái chính trị của Thái Lan đã hoạt động thực sự sôi nổi qua mỗi kỳ bầu cử. Điều đó một phần nhờ sự tham gia của các doanh nhân cấp quốc gia và cấp địa phương. Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực này, sự tham gia của doanh nhân thực tế đã không làm cho các đảng phái đó mạnh hơn về tổ chức, vững về cơ sở lý luận cũng như mở rộng và thiết lập chặt chẽ hơn mối quan hệ với quần chúng. Ngược lại, giới doanh nhân đã làm cho hoạt động đảng phái bị biến dạng, trở thành tập hợp của các nhóm lợi ích thực dụng. Trong nhiều đảng phái chính trị, đồng tiền đã đẩy những đặc trưng nhất của đảng phái là hệ tư tưởng, cương lĩnh chính trị, kỷ luật, tổ chức đảng, mạng lưới đảng viên trở thành hàng thứ yếu. Trong một nền dân chủ mở rộng, một khi hệ thống các đảng phái không ổn định thì nền tảng cho hoạt động của chính quyền chắc chắn sẽ bất ổn và nhiều hệ quả khác sẽ phát sinh. Khơng có đảng phái ổn định, hệ tư tưởng để tập hợp các đảng viên, thu hút quần chúng sẽ khơng được hình thành; việc xây dựng các chính sách cơng trong chính quyền sẽ khơng được đảm bảo, cuối cùng là các đảng hoạt động theo mùa vụ dĩ nhiên sẽ không thể đào tạo ra các thủ lĩnh chính trị tồn diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị thái lan hiện đại trường hợp của cựu thủ tướng thaksin shinawatra (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)