Chương 2 : KHÁI QUÁT VỀ NỀN CHÍNH TRỊ THÁI LAN HIỆN ĐẠI
4.3. Thủ tướng Thaksin tác nhân chính khiến chính phủ sụp đổ
4.3.1. Thực hiện các chính sách gây tranh cãi
4.3.1.1 Tái cấu trúc hệ thống quản lý quan liêu
Trước khi hiến pháp ra đời, nền chính trị dân chủ tuyển cử Thái Lan được dẫn dắt bởi hai lực lượng chủ chốt là tầng lớp doanh nhân cấp địa phương và tầng lớp quan liêu. Khi tầng lớp doanh nhân lấp phần lớn các ghế trong hạ nghị viện từ những năm 1980, họ cũng nhanh chóng đàm phán một tạm ước về chia sẻ quyền lực và lợi nhuận với tầng lớp quan liêu chiếm ưu thế trước đây [58, tr.3]. Trong nền chính trị đó, ngồi sự lũng đoạn của giới doanh nhân, tầng lớp quan liêu vẫn giữ được những quyền lợi và bổng lộc của mình trong chính phủ. Họ là các cá nhân, quan chức cao cấp làm việc trong các bộ, ngành, là lãnh đạo hàng đầu của các địa phương, là những người trực tiếp hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của chính phủ. Giới quan liêu tồn tại để bảo đảm cho hệ thống hành chính được quản lý một cách ổn định. Tuy nhiên, chính họ cũng tạo ra sự trì trệ trong các cơ quan cơng quyền và trao đặc quyền, đặc lợi cho một tầng lớp riêng biệt. Điều này cản trở những nỗ lực cải cách của chính phủ cũng như tư duy quản lý nhà nước theo mơ hình cơng ty của Thaksin.
Chính vì vậy, sau một năm nắm quyền, Thủ tướng Thaksin bắt đầu tiến hành những thay đổi quan trọng nhằm làm suy yếu hệ thống quan liêu trong bộ máy nhà nước và thay vào đó là một hệ thống quản lý mới theo phong cách kinh doanh. Tháng 10 năm 2002, Quốc hội đã trình Quốc vương phê chuẩn Luật Tái cấu trúc các cơ quan cấp bộ và Luật Tái cấu trúc hành chính. Đây có thể được coi là sự thay đổi lớn nhất trong hệ thống các cơ quan cấp bộ sau gần nửa thế kỷ hoạt động của bộ máy chính phủ. Đối với Luật Tái cấu trúc các cơ quan cấp bộ, số bộ là tăng từ 14 lên 20. Trong đó, Bộ Cơng nghệ - Thơng tin được tách ra từ Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Văn hóa được thành lập mới nhằm xây dựng các thiết chế văn hóa, gìn giữ truyền thống và bản sắc dân tộc; Bộ Du lịch ra đời nhằm quản lý và phát triển du lịch trong nước. Các bộ khác được thành lập mới gồm: Bộ Năng lượng, Bộ Phát triển xã hội và An sinh, và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc thành lập thêm các bộ cũng đồng nghĩa với việc các bộ cũ bị xé lẻ, các lợi ích cũng được chuyển qua tay các thân hữu của Thủ tướng. Đối với Luật Tái cấu trúc hành chính, Thủ tướng được quyền thành lập một số phòng ban nhằm kéo giãn hệ thống quan liêu tại các bộ và song song với đó là bổ nhiệm, thăng cấp, luân chuyển một số lượng lớn các quan chức cao cấp có nhiều năm hoạt động tại một vị trí của bộ, ngành và thay bằng các quan chức có quan hệ với Đảng TRT cũng như thân hữu của Thủ tướng.
Không chỉ điều chỉnh về bộ máy và con người, chính phủ cũng tích cực xúc tiến việc thay đổi phong cách làm việc trong bộ máy hành chính. Quan điểm của Thaksin là xã hội Thái Lan đã chuyển mình sang xã hội kinh doanh mở và vì vậy mọi yếu tố quản lý, hành chính phải trở thành lực lượng phục vụ, tạo điều kiện hết mức cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh các cấp. Khơng thể để cho sự trì trệ lâu đời trong ngành hành chính ảnh hưởng tới các doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong rất nhiều bài nói chuyện với các quan chức cao cấp, ông đề cập đến các nguyên tắc quản lý kinh doanh, tóm tắt những nghiên cứu mới nhất của các lý thuyết gia và các nhà dự báo về kinh doanh, và nhấn mạnh rằng hoạt động hành chính cũng sẽ phải thay đổi sang văn hóa “hiện đại” này. Giữa năm 2003, Chính phủ ban hành Đề án "Tỉnh trưởng - Tổng giám đốc điều hành" (còn gọi là Tỉnh trưởng CEO) được chính phủ ban hành, theo đó tỉnh trưởng cũng được trao nhiều
quyền lực trong địa phương của mình giống như vai trị của một CEO trong công ty. Các tỉnh trưởng sẽ được các chuyên gia quản lý cao cấp, và thậm chí đích thân Thủ tướng Thaksin giảng dạy về quản lý và đổi mới để phục vụ xã hội kinh doanh.
Với việc sắp sếp lại bộ máy hành chính, Thủ tướng đã đạt được kết quả ban đầu khá quan trọng đó là tạo được một mơi trường hành chính tương đối năng động, đáp ứng đúng nhu cầu của một xã hội kinh doanh. Tuy nhiên, những cải cách này vơ hình chung đã gạt bỏ những lợi ích cốt lõi của giới quan liêu trong các cơ quan công quyền. Điều này đã tạo ra sự chống đối ngấm ngầm từ giới quan chức vốn đã bén rễ sâu rộng trong nền hành chính của Thái Lan hàng chục năm qua.
4.3.1.2. Thực hành chủ nghĩa thân hữu trong quân đội
Như đã chỉ ra ở phần trên, giới tướng lĩnh quân đội đã mất đi quyền lực chính trị sau khi chính quyền quân sự bị lật đổ năm 1992. Các chính quyền sau này cũng xác định quân đội như một lực lượng chuyên nghiệp đứng ngồi các hoạt động chính trị của chính quyền và các lợi ích của quân đội cần được bảo đảm để tránh gây ra sự chống đối vốn có thể dẫn đến sự can thiệp của các tướng lĩnh thông qua đảo chính. Trong suốt các chính quyền của Chuan Leekpai lần thứ nhất (1992 - 1995), Banharn Sila-archa (1995 - 1996), Chavalit Yongchayudh (1996 - 1997) và Chuan Leekpai lần thứ hai (1997 - 2000), phương châm “không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau” được tuân thủ một cách triệt để. Theo đó, qn đội khơng gây ảnh hưởng tới các quyết sách chính trị lớn của chính phủ và ngược lại chính phủ khơng tác động đến các lợi ích của quân đội. Khi Thaksin lên nắm quyền, ông đã làm thay đổi quan điểm này, thay vì tơn trọng sự độc lập của qn đội, ơng lại xây dựng một mơ hình quan hệ mới mà qn đội giống như “một đồng minh phụ thuộc” [58, tr.11].
Hoàn cảnh xuất thân và quá trình làm việc đã giúp Thủ tướng Thaksin có được một mạng lưới dày đặc và rộng lớn của thân nhân, các mối quan hệ qua hôn nhân, và các bạn cùng lớp công tác trong quân đội, cảnh sát và giới quan chức cao cấp. Cụ thể là, về phía gia tộc Shinawatra, Thaksin có một người bác là Sak từng được phong cấp tướng. Yaowalak, chị gái của Thaksin kết hôn với một tướng lĩnh trong quân đội. Hai người anh em họ của ông được phong tướng vào cuối những
năm 1990. Gia đình bên vợ của Thaksin cũng có sự gắn bó chặt chẽ với ngành cảnh sát. Bà Pojaman, phu nhân Thủ tướng, có người anh họ là Samoe Damaphong lúc đó giữ chức vụ Phó Tổng Chỉ huy lực lượng cảnh sát. Về phần bạn đồng mơn, Thaksin có một lực lượng khá đơng đảo các sĩ quan cùng cấp đang giữ nhiều vị trí quan trọng trong quân đội như Thiếu tướng Songkitti Jakkabatr, Thiếu tướng Manat Paorik hoặc Thiếu tướng Picharrnmet Muangmani. Học viên cùng khóa tại các học viện quân sự hoặc cảnh sát của Thái Lan có truyền thống tương trợ và kết nối rất tốt. Họ thường nâng đỡ nhau về chức vụ nhằm gây ảnh hưởng trong quân đội cũng như trong chính trị. Tất cả tập hợp thân hữu, người thân trong gia tộc và bên vợ là điều kiện cơ bản để Thủ tướng Thaksin “tái chính trị hóa” [48, tr.121] lực lượng vũ trang, giúp ơng kiểm sốt tốt hơn quân đội cũng như tạo ra một lực lượng hùng hậu ủng hộ mình.
Việc bổ nhiệm người thân cận nắm giữ chức vụ chủ chốt trong quân đội được thực hiện ngay từ năm 2001, khi Thaksin tìm cách nâng đỡ và phong hàm cho một số sĩ quan vốn là những người cùng khóa học với ơng trong Học viện Qn sự. Năm 2003, chủ trương này trở nên rõ rệt hơn khi Thaksin bổ nhiệm Thiếu tướng Jirasit Kesakomol và Thiếu tướng Anupong Paochinda lần lượt nắm cương vị Phó Chỉ huy trưởng Quân đoàn số 1 và Chỉ huy trưởng Sư đoàn lục quân số 1, đơn vị là xương sống phụ trách khu vực Bangkok. Một số nhân vật thân quen khác của Thaksin cũng được phong chức như Thiếu tướng Songkitti Jakkabatr giữ chức Tư lệnh Quân đoàn số 4 tại miền Nam, Thiếu tướng Manat Paorik giữ chức Sư đoàn trưởng Kỵ binh số 1 ở phía Bắc.21 Đặc biệt nhất là trường hợp phong hàm và thăng chức cho người anh họ là tướng Chaiyasit Shinawatra. Năm 2001, ông này được phong chức Chỉ huy trưởng Quân đoàn số 1, đến năm 2002 được phong quân hàm Đại tướng và giữ cương vị Phó Tổng chỉ huy tối cao. Khơng dừng lại ở đó, tháng 8 năm 2003, Thaksin vận động thành cong việc bổ nhiệm anh họ giữ chức Tổng Tư lệnh lục quân thay Tướng Surayud Chulanont.
21 Ngoài ra, một số thân nhân khác của gia đình Thaksin đang làm trong quân đội cũng được cất
nhắc như một người anh em con chú bác nữa, Uthai Shinawatra, trở thành Thư ký thường trực Bộ quốc phòng, một người bạn cùng học trước, Chidchai Wannasathit, trở thành trợ lý cục trưởng và Tổng thư ký Cục kiểm soát ma túy (Theo Báo Bangkok Post ngày 20/3/2001 và ngày 27/8/2003)
Với việc bổ sung người thân vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong quân đội, Thủ tướng đã dần tạo được một đồng minh quan trọng, giảm bớt lo ngại bị các tướng lĩnh quân đội can thiệp hay lật đổ như các chính quyền trước kia. Đây là những nỗ lực khác biệt mà chưa Thủ tướng tiền nhiệm nào có đủ khả năng thực hiện. Tuy nhiên với những thay đổi này, Thủ tướng Thaksin đã đụng chạm đến lợi ích cốt lõi của hai thế lực lớn trong nền chính trị Thái Lan là giới quan liêu và quân đội. Điều này dẫn đến những phản ứng ngấm ngầm từ giới sỹ quan quân đội cấp cao khơng cùng phe cánh. Nó chỉ chờ dịp thuận lợi để biến thành những tấn công và cáo buộc công khai chống lại Thủ tướng.
4.3.1.3. Hạn chế tự do ngôn luận
Là người ln duy trì tư tưởng một chính phủ mạnh mẽ và điều hành công việc trên cơ sở chỉ đạo, mệnh lệnh từ trên xuống dưới, Thủ tướng Thaksin gần như không tán đồng các chỉ trích nhắm chính sách đang thực thi của mình. Phát biểu trên đài phát thanh vào tháng 11 năm 2001, Thủ tướng Thaksin nhấn mạnh: “Về những lời phê bình cơng khai… tơi muốn mọi người nhìn đất nước dưới những điểm sáng tích cực để xã hội, doanh nghiệp và nhân dân có hy vọng và quyết tâm giải quyết vấn đề trên tinh thần lạc quan…. [59, tr.149].
Để lấn át những tiếng nói phản kháng từ báo chí độc lập, Chính phủ Thaksin đã sử dụng các công cụ truyền thơng nhà nước cũng như của chính các trùm tư bản tài phiệt trong nội các. Cụ thể là, các cơng ty của gia đình Thaksin cũng như các cơng ty của quan chức trong nội các tìm cách mua lại cổ phần chi phối trong các kênh truyền hình và báo chí độc lập. Sau khi có ảnh hưởng trong hội đồng quản trị, các công ty này tiến hành tái cấu trúc về nhân sự trong các cơ quan báo chí đó. Cụ thể là nhiều quan chức chủ chốt thân chính phủ được bổ nhiệm vào các chức danh tổng biên tập hoặc lãnh đạo tịa soạn, nhiều phóng viên thời sự chính trị có tư tưởng phê phán chính phủ bị sa thải hoặc chuyển sang công tác khác. Hệ quả là, các tin tức, bình luận về đường lối, chính sách của chính phủ với hàm ý phê phán đã bị cắt giảm.
Khơng chỉ có vậy, đích thân Thủ tướng Thaksin đã yêu cầu đài truyền hình phát sóng "tin tức mang tính xây dựng", có nghĩa là những câu chuyện tích cực về chính phủ. Riêng đối với những kênh tin tức hoặc tờ báo nằm ngoài quyền kiểm
sốt của các tập đồn viễn thông của Thaksin và đồng minh mà vẫn tiếp tục phê phán chính phủ, họ phải đối mặt với tình trạng cắt giảm quảng cáo - nguồn tài chính chủ yếu để nuôi sống họ. Hoạt động o ép các tờ báo này được chính phủ thực hiện thường xuyên. Càng về cuối nhiệm kỳ, các hoạt động phản biện, cơng kích chính phủ càng giảm bớt. Tin tức tập trung nhiều hơn cho tình hình quốc tế thay vì bình luận về chính phủ và chính sách. Kavi Chongkittavorn, người đứng đầu Hiệp hội Nhà báo Thái phân tích kỹ hơn những hệ quả từ chính sách báo chí của Thủ tướng:
Với nguồn lực tài chính và nhân lực dồi dào, Thaksin có thể dễ dàng dàn xếp hướng đi của tin tức để có lợi của mình và hạn chế tự do báo chí theo những cách tinh vi nhất ... Ông ta đã làm cho các phương tiện truyền thông im lặng một cách hiệu quả bằng cách hạn chế quảng cáo của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp .... Kết quả là, ơng ta có thể vạch ra chiến lược dài hạn và thiết lập chương trình nghị sự cho các phương tiện truyền thơng, mà sau đó sẽ dẫn đến cái gọi là "chủ nghĩa truyền thông phân biệt” (mediaapartheid) - chỉ những phương tiện truyền thơng ủng hộ Thaksin mới có thể phát triển [35].
Với sự can thiệp công khai vào hoạt động báo chí trong bối cảnh tự do ngơn luận và cởi mở chính trị được đề cao, Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã chịu những chỉ trích nặng nề khơng chỉ từ chính các cơ quan báo chí mà từ các đối thủ chính trị hoặc các nhà hoạt động xã hội. Họ cho rằng, Thủ tướng Thaksin đã dần trở thành một nhà độc tài kiểu mới, trấn áp những tiếng nói phản kháng, đàn áp dân chủ và bóp nghẹt tự do báo chí. Tuy nhiều tiếng nói chống Chính phủ có phần áp đặt và nêu q mức độ nhưng nó làm cho uy tín của Thủ tướng suy giảm và đẩy Thủ tướng ngày càng cách xa với giới trung lưu cũng như các tầng lớp ủng hộ dân chủ của Thái Lan.
4.3.1.4. Sử dụng “chính trị bạo lực” nhằm ổn định xã hội
Trong quá trình lãnh đạo của mình, Thủ tướng Thaksin đã nhiều lần phải sử dụng đến “nắm đấm sắt” [4, tr.248] nhằm giải quyết dứt điểm các bất ổn hoặc tệ nạn xã hội. Với việc sử dụng nhiều chính sách có tính chất bạo lực, quyết liệt cũng như đặt ra tham vọng cao độ, Thủ tướng Thaksin đã gây ra sự hoài nghi cao độ về sự độc đốn và chun quyền của mình trong chỉ đạo.
Thứ nhất, đối với việc giải quyết tình hình ly khai tại miền Nam. Làn sóng bạo lực tại các tỉnh miền Nam Thái Lan bao gồm Pattani, Yala and Narathiwat bắt đầu từ những năm 1960 khi các lực lượng Hồi giáo tại đây tiến hành cuộc đấu tranh du kích địi độc lập hoặc giành được quy chế tự trị. Tuy nhiên, thế giới chỉ biết đến cuộc xung đột này vào đầu những năm 2000 khi xảy ra các vụ hành quyết người bản xứ mà nghi phạm được cho là các phần tử Hồi giáo cực đoan, khiến cho bạo lực bùng phát. Năm 2004 được coi là đỉnh cao bạo lực leo thang ở khu vực này khi có đến 500 người, chủ yếu là cảnh sát, nhà sư, giáo viên và người dân bị lực lượng ly khai hành quyết [20, tr.377-8].
Việc chính phủ trấn áp các phần tử ly khai miền Nam là một hành động tất yếu khi lực lượng này gây ra tình trạng bất ổn liên miên tại đây. Tuy nhiên, cách thức mà Thủ tướng Thaksin chỉ đạo thực hiện làm gia tăng những phê phán về việc lạm quyền, tạo ra một tình trạng khẩn cấp để tồn quyền hành động. Cụ thể là, Thủ tướng đã cử tới đây đến 20.000 quân nhằm mục tiêu duy nhất là tăng cường an ninh trật tự, tạo ra một khơng khí giới nghiêm đầy sợ hãi và bất ổn. Chính vì sai lầm này nên Thủ tướng đã khơng kiểm sốt hết được các hành động xử lý khủng hoảng của quân đội. Ví dụ như tháng 10 năm 2004, tại tỉnh Narathiwat, quân đội đã bắn chết một số người biểu tình ơn hịa. Qn đội thậm chí đã bắt giữ hơn 1.000 người và